Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 49

Sinh nhật đầu tiên của bé đã đến ngay bên thềm rồi đấy! Bạn bắt đầu tự hỏi không biết bé yêu đã đạt đến những cột mốc nhất định hay chưa? Bé đã đi được chưa? Đã nói được những từ ngữ non nớt đầu tiên chưa? Hoặc giả là bé có thể tự mình đứng dậy được không...

Bé 49 tuần tuổi phát triển như thế nào? Nếu bạn thấy em bé hàng xóm đã có thể tự đứng dậy được vào sinh nhật đầu tiên của nhóc ấy, nhưng thiên thần nhỏ của bạn vẫn chưa chịu rục rịch gì cả, thì cũng đừng máy móc cho rằng đó là cả một vấn đề to tát. Có rất nhiều yếu tố giúp cho bé có khả năng tự mình đứng thẳng...

Bé phát triển như thế nào?

Các cột mốc quan trọng

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 49

Sinh nhật đầu tiên của bé đã đến ngay bên thềm rồi đấy! Bạn bắt đầu tự hỏi không biết bé yêu đã đạt đến những cột mốc nhất định hay chưa? Bé đã đi được chưa? Đã nói được những từ ngữ non nớt đầu tiên chưa? Hoặc giả là bé có thể tự mình đứng dậy được không? Mặc dù quan sát và chú ý đến sự phát triển của bé là điều rất quan trọng, nhưng hãy nhớ rằng, mỗi đứa trẻ đều có nhịp độ phát triển của riêng mình, và việc này còn tùy thuộc vào nhiều lý do khác nhau.
Nếu bạn thấy em bé hàng xóm đã có thể tự đứng dậy được vào sinh nhật đầu tiên của nhóc ấy, nhưng thiên thần nhỏ của bạn vẫn chưa chịu rục rịch gì cả, thì cũng đừng máy móc cho rằng đó là cả một vấn đề to tát. Có rất nhiều yếu tố giúp cho bé có khả năng tự mình đứng thẳng. Ví dụ như so với những bé nhỏ con thì bé có thể tạng to thường khó đẩy mình đứng thẳng lên được. Hơn nữa, mỗi trẻ chỉ giỏi một số kỹ năng nhất định hơn là những kỹ năng khác. Một số bé có thể xuất sắc trong các kỹ năng vận động cơ thể, như đi bộ hoặc ném bóng, trong khi số khác lại có khả năng giao tiếp ngôn ngữ và kỹ năng vận động tinh tốt hơn chẳng hạn như đặt những khối hình khác nhau vào đúng khuôn của nó.
Với tư cách là cha mẹ, điều tốt nhất bạn có thể làm là ngồi yên và cho bé tự vật lộn với mọi thứ để đạt được những cột mốc quan trọng của riêng mình. Mặc dù có thể bạn rất muốn giúp đỡ và cố gắng làm bé tập trung vào những mục tiêu nhất định, nhưng mọi sự can thiệp bằng cách ép uổng bé như thế lại gây phản tác dụng, và thực sự khiến bé bước lùi trên con đường chinh phục các cột mốc phát triển của mình. Tất nhiên, nếu bạn nghi ngờ bé gặp một vài vấn đề bất thường, hãy đưa bé đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ Nhi khoa để được kiểm tra nhé!

Nạp vào thật nhiều protein nào!

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 49


Có thể bạn đang băn khoăn về chế độ dinh dưỡng và loại thực phẩm tốt nhất cho sự phát triển của bé. Protein là một phần quan trọng trong thực đơn dinh dưỡng của trẻ, và những loại thịt có màu đỏ chính là nguồn cung cấp lượng protein dồi dào. Đồng thời bạn cũng nên cân nhắc khi thêm những nguồn thực phẩm giàu protein khác vào thực đơn của bé như thịt gia cầm (không có da), đậu, trứng (chỉ ăn lòng đỏ trứng để tránh rủi ro bị dị ứng) và các loại rau, như đậu Hà Lan. Những thực phẩm này tuy giàu protein, nhưng hàm lượng cholesterol và chất béo thấp.

Cuộc sống của bạn ra sao?

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 49

Khi bé được 1 tuổi, bạn có thể sẽ suy nghĩ về việc có thêm bé nữa cho nhà thêm vui. Một vài cha mẹ thích sinh con gần nhau, trong khi những người khác lại muốn nghỉ ngơi dài hạn sau khi sinh bé đầu.
Nếu bạn đang nghĩ đến việc mở rộng “quy mô gia đình” nhưng không chắc chắn khi nào nên bắt đầu lại, thì bạn và chồng cần phải cân nhắc nhiều yếu tố trong quá trình đi đến quyết định cuối cùng. Đầu tiên, bạn hãy hồi tưởng lại giai đoạn đầu sau khi có con, bạn đã phải tất bật thế nào trong việc thay tã và cho con bú vào lúc nửa đêm, rồi quyết định xem bạn có thể quán xuyến tất cả mọi việc không khi bé đầu đang lớn lên mỗi ngày ở nhà. Cũng có thể bạn muốn đợi cho đến khi bé lớn bắt đầu đến trường. Với phụ nữ, vóc dáng luôn là điều được quan tâm nhất. Không sao cả nếu bạn vẫn chưa sẵn sàng để mang thai lần nữa! Đuổi theo nhóc lớn khắp mọi ngóc ngách trong nhà trong khi ốm nghén với nhóc nhỏ đang “bành trướng” mỗi ngày trong bụng, là một điều không hề dễ dàng. Có thể bạn sẽ phải kêu gọi lực lượng hỗ trợ cho lần mang thai này nhiều hơn so với lần mang thai trước. Nhưng xét theo một khía cạnh khác, việc sinh hai bé gần nhau đồng nghĩa với việc bạn có thể sử dụng lại các vật dụng cho trẻ sơ sinh đã mua rất nhiều trước đó. Dù cho bạn có quyết định thế nào đi chăng nữa, hãy nhớ rằng, chưa có một nghiên cứu nào cho kết quả về độ tuổi lý tưởng giữa các anh chị em trong gia đình, vì vậy hãy làm những gì bạn cảm thấy tốt nhất cho chính bản thân mình.

Những hoạt động trong tuần này

Không bao giờ là quá sớm để dạy cho bé học được cách cho đi. Những đồ chơi nho nhỏ và những cuốn sách đã đọc qua nhiều lần được chất đầy trong tủ sách ở nhà có thể đã quá nhàm chán với bé, nhưng nó lại là những món đồ trân quý đối với các bé khác. Hoặc giả những cái quần, chiếc áo hay chăn mền mà bạn thậm chí chưa bao giờ dùng qua cho bé, bạn cũng nên cho đi. Bạn có thể quyên góp những món đồ này cho nhà trẻ, bệnh viện hoặc tổ chức từ thiện địa phương. Nói chuyện với con về việc này, để dạy và khuyến khích bé biết cho đi những thứ mà đối với người khác là những món đồ vô cùng quan trọng.

(Nguồn tham khảo: Everyday family)

Biên dịch bởi Wellcare

- 06-01-2021 -

Bài viết liên quan