Khó thở khi mang thai: Nguyên nhân, cách xử trí, khi nào cần khám bác sĩ?

Khó thở khi mang thai là một trong những triệu chứng thường gặp bên cạnh các triệu chứng thông thường như buồn nôn, thèm ăn, tức ngực…, nguyên nhân chủ yếu là do những thay đổi của cơ thể người phụ nữ trong thai kỳ. Cảm giác khó thở sẽ được giảm bớt nếu bạn lựa chọn các tư thế phù hợp.

Khó thở khi mang thai là một trong những triệu chứng thường gặp bên cạnh các triệu chứng thông thường như buồn nôn, thèm ăn, tức ngực…, nguyên nhân chủ yếu là do những thay đổi của cơ thể người phụ nữ trong thai kỳ. Cảm giác khó thở sẽ được giảm bớt nếu bạn lựa chọn các tư thế phù hợp.

(Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây khó thở khi mang thai?

Có rất nhiều lý do khiến cho các bà bầu khó thở khi mang thai. Đôi khi những điều đơn giản như quần áo chật chội hoặc cố chống lại cơn buồn ngủ đang kéo đến cũng có thể khiến thai phụ có cảm giác khó thở. Tuy nhiên, thông thường khi mang thai người mẹ cần nhiều oxy hơn. Và thở nhanh là một trong những cách để lấy oxy vào cơ thể.

Tác động của hormone

Khi mang thai, hormon progesterone tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, kích thích trung tâm điều khiển hô hấp trên não. Kết quả, nhịp thở trở nên khó khăn và gấp gáp hơn. Điều này tương tự cảm giác một người sau khi lao động nặng nhọc hoặc vừa chạy gắng sức. Tuy nhiên, sự gia tăng này hoàn toàn bình thường, không gây nguy hại cho sức khỏe của bạn và thai nhi.

Sự phát triển của tử cung

Tình trạng thai phụ khó thở thường xảy ra ở những tháng thứ 4 trở đi nhất là ở cuối giai đoạn thai kỳ. Khi đó, thai nhi phát triển to, gây áp lực lên cơ hoành (cơ nằm phía dưới phổi, hoạt động kết hợp với phổi, giúp đưa không khí vào phổi) nên người mẹ có thể cảm thấy những nhịp thở khó khăn, ngắn như đang trong quá trình chuyển dạ, đặc biệt là khi mang song thai hoặc đa thai. Có những trường hợp thai nhi khỏe, đạp mạnh, khiến cho tử cung ép chặt lấy cơ hoành làm cho thai phụ có thể bị ngất do không khí không vào phổi kịp.

Khó thở vì cơ thể mệt mỏi do thiếu máu

Tình trạng thiếu máu do thiếu chất sắt thường xảy ra với mẹ bầu trong quá trình mang thai. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng, khiến cho bạn cảm thấy khó thở.

Các triệu chứng của thiếu máu: cơ thể mệt mỏi, da xanh xao, hay chóng mặt, móng tay bị giòn. Khi phát hiện những triệu chứng này, bạn nên Gọi bác sĩ chuyên khoa Phụ sản để được hướng dẫn bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý, cũng như bổ sung thêm viên sắt để phòng tránh những nguy hiểm có thể xảy ra trong thai kỳ của bạn.

Làm sao để giảm bớt triệu chứng khó thở khi mang thai?

Nếu nguyên nhân gây khó thở đơn thuần là do quần áo chật, buồn ngủ hay thấy mùi khó chịu thì mẹ bầu có thể dễ dàng giảm bớt sự khó chịu bằng cách chọn trang phục thoải mái, cố gắng nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, nếu là nguyên nhân khác, bạn cần phải lưu ý hơn:

  • Ngồi thẳng lưng và đẩy vai về phía sau để phổi tiếp dễ dàng tiếp nhận oxy. Ngồi ở vị trí này sẽ giúp phổi của bạn mở rộng và giảm áp lực cho cơ hoàng. Đứng tại chỗ cũng nên giữ cho vùng lưng được thẳng.
(Ảnh minh họa)
  • Khi ngủ, bạn có thể kê vài chiếc gối nhỏ ở phần thân trên để tránh áp lực của thai nhi chèn lên phổi gây khó thở.
  • Nếu bị suyễn hay bất kỳ các bệnh nào khác liên quan đến đường hô hấp, bạn cần tránh các yếu tố dị nguyên có thể làm tái phát suyễn và nhờ chồng hoặc người thân giúp đỡ, không nên làm việc nặng nhọc.

Khi nào cần khám bác sĩ?

Thông thường, tình trạng khó thở và thở gấp khi mang thai không gây hại cho cả mẹ và thai nhi, bạn nên có chế độ làm việc hợp lý, cần nghỉ ngơi, đi lại nhẹ nhàng, tránh lao động nặng nhọc, quá sức. Nếu khó thở kèm theo các triệu chứng khác như: mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt... có thể cảnh báo nguy cơ huyết áp thấp ở thai phụ. Hoặc đối với những người có tiền sử mắc các bệnh như: hen suyễn, tăng huyết áp... thì có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu tình trạng khó thở kéo dài, kèm theo các triệu chứng như: hen suyễn trầm trọng, nhịp thở nhanh, đau ngực hoặc xuất hiện cảm giác đau ở những vị trí khác trên cơ thể khi thở, ho liên tục, ho lâu ngày kèm theo sốt, ớn lạnh... thì bạn cần đến bệnh viện hoặc Gọi bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa để được tư vấn và điều trị càng sớm càng tốt.

Khó thở kèm theo triệu chứng da chân chuyển sang màu đỏ hoặc sưng to là dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng, hãy gọi cấp cứu ngay.

Tham khảo nguồn: Sức khỏe & Đời sống, Eva

Wellcare tổng hợp và biên tập

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 02-08-2018
    Bé nặng khoảng 1.2kg (kích thước của một trái bí đỏ dạng dài) và dài hơn 38.1 cm từ đầu đến gót chân. Cơ bắp và phổi đang tiếp tục trưởng thành, và đầu đang phát triển lớn hơn để chứa bộ não đang trưởng thành. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng cao,
  • 30-11-2018

    Bệnh tay - chân - miệng rất dễ lây qua dịch tiết khi bé ho, sổ mũi, hoặc có tiếp xúc chung những đồ vật lây nhiễm như đồ chơi, tay nắm cửa, nước bọt, phân... Trong vòng 3 - 6 ngày, sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, bé sẽ bắt đầu sốt, mệt, đau miệng, khó ăn...

  • 28-05-2018
    Hãy áp dụng các cách dưới đây để loại bỏ độc tổ ra khỏi rau củ và bảo vệ sức khoẻ gia đình bạn. Lau khô trái cây và rau. Đối với nhiều loại rau quả, việc rửa rau đúng cách như hướng dẫn ở trên chưa hẳn đã loại bỏ được hoàn toàn hóa
  • 28-05-2018

    Trẻ bị bỏng do canh nóng, nước đun sôi đổ vào người hay trẻ bị bỏng bô xe máy là những trường hợp bị bỏng thường gặp, đặc biệt là bỏng nước sôi do trẻ sơ ý, bất cẩn. Việc xử lý khi bị bỏng nước sôi đúng cách sẽ làm vết bỏng không bị nhiễm trùng, nhanh lành và không để lại sẹo. Việc sơ cứu ban đầu đúng cách khi bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho vết thương không bị ăn sâu vào bên trong, tránh tình trạng bội nhiễm và biến chứng nguy hiểm.