Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 22

Bé bây giờ đã có thể tự mình cầm bình để bú, nhưng bạn đừng bao giờ chủ quan để bé tự bú một mình. Tự bú có thể khiến sữa ra nhiều một cách không kiểm soát, thậm chí bé có thể bị nghẹt thở vì sặc. Ngoài ra, nếu bé ngủ quên khi đang bú bình, sữa có thể sót lại trong miệng của bé...

Bé phát triển như thế nào?

Tự bú

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 22

Bé bây giờ đã có thể tự mình cầm bình để bú, nhưng bạn đừng bao giờ chủ quan để bé tự bú một mình. Tự bú có thể khiến sữa ra nhiều một cách không kiểm soát, thậm chí bé có thể bị nghẹt thở vì sặc. Ngoài ra, nếu bé ngủ quên khi đang bú bình, sữa có thể sót lại trong miệng của bé và thành phần đường trong sữa sẽ làm bé bị sâu răng. Lượng sữa này đôi khi còn tràn vào các ống nối giữa phần sau của họng với phần giữa của tai, có thể dẫn đến nhiễm trùng tai.

Một vài biểu hiện cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm: bé hay lè lưỡi khi thấy người khác ăn. Tuy nhiên bạn đừng vội cho bé ăn lúc này, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho bé, hay hỏi những người có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn.
Hệ tiêu hóa vẫn chưa đủ hoàn thiện để tiêu hóa được thực phẩm rắn, đồng thời, bé cũng chưa thể kiểm soát được các cơ nhai và nuốt. Cho trẻ ăn thức ăn rắn quá sớm có thể gây ra nguy cơ dị ứng thức ăn ở trẻ. Những thực phẩm thường gây ra dị ứng gồm: cam, quýt, lòng trắng trứng, bơ đậu phộng, lúa mạch, sò, và sữa bò.
Tận dụng giờ ăn của gia đình để giao tiếp với bé. Bé sẽ cảm thấy thích thú khi nhìn bạn ăn và kết quả là bé sẽ bú nhiều hơn.

Tự mình ngồi

Hiện tại, bé có thể chuyển tư thế từ nằm sấp thành ngồi bằng cách dùng lực đẩy của cánh tay. Hãy ở bên cạnh hỗ trợ khi bé tự ngồi một mình, hoặc bạn có thể kê thêm gối đệm xung quanh để bé không đau khi bị ngã.

Ai vậy?

Bé đã bắt đầu có những dấu hiệu cho việc phát triển đột phá về mặt cảm xúc, đã biết lo lắng và bất an khi gặp người lạ, có thể sẽ khóc khi họ đột nhiên đến gần bé.
Luôn bên cạnh và đừng quá bối rối khi bé đột nhiên khóc lúc được người khác bế, bạn chỉ cần bế bé trở lại và nhẹ nhàng dỗ dành bé, mọi thứ sẽ ổn. Hãy lưu ý trước với bạn bè hay gia đình bạn là hãy tiếp cận với bé thật chậm rãi và nhẹ nhàng.
Trường hợp bé lo lắng khi gặp người lạ, không có nghĩa là bạn phải né tránh không cho bé tiếp xúc với những người mới. Sẽ có lợi cho bé nếu như gặp được nhiều người xung quanh hơn là chỉ tiếp xúc với vợ chồng bạn. Điều bé cần để trải qua giai đoạn phát triển quan trọng này chính là sự kiên nhẫn và thấu hiểu của bạn.

Kiểm tra mắt

Khi đi khám định kì, bạn nên yêu cầu các bác sĩ Nhi khoa thực hiện kiểm tra toàn diện mắt cho bé, đặc biệt là xem cấu trúc và liên kết của mắt bé, khả năng di chuyển theo đúng hướng của mắt, cũng như xác định xem bé có mắc phải cái bệnh về mắt hay không?

Tìm hiểu về: Táo bón

Làm thế nào để nhận biết bé bị táo bón?

Dành cho năm đầu đời của bé – Tuần 22

Bé đi ngoài không giống như mọi ngày. Bé đi ngoài khi nào hay bao nhiêu lần phụ thuộc vào những thứ bé ăn và thời gian ăn, cũng như là mức độ hoạt động và khả năng tiêu hóa của bé. Táo bón xảy ra khi phân dồn ứ lại trong ruột làm trì hoãn hay gây khó khăn, đau đớn cho bé khi đi ngoài. Bé có thể bị táo bón nếu:

  • Phân của bé cứng và khô, thậm chí có kèm theo máu..
  • Từ ba ngày hoặc hơn vẫn chưa đi ngoài.
  • Bé tỏ ra khó chịu mỗi lần đi ngoài.

Nguyên nhân?

Nếu bé chỉ bú sữa mẹ, thì táo bón rất hiếm xảy ra. Báo ngay với bác sĩ nếu phân của bé khô, cứng, và gây đau đớn cho bé. Trường hợp có thêm những triệu chứng khác như nôn mửa hay bụng bị sưng lên, đó có thể là dấu hiệu một tình trạng nghiêm trọng hơn ví dụ như tắt ruột.
Nếu bé dùng sữa bột, thì các nhà sản xuất có thể không đồng ý với việc sản phẩm của họ có thể gây táo bón cho bé. Vì vậy, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ Nhi khoa về việc thay đổi nhãn hiệu sữa.
Nếu như bạn bắt đầu cho bé ăn các thức ăn rắn như gạo, ngũ cốc, thì chúng có thể là thủ phạm, bởi vì chúng rất ít chất xơ. Hãy thử thêm vào đó các loại rau củ được xay nhuyễn hoặc cái loại trái cây nhiều nước như lê, mận… (không nên cho ăn chuối vì chuối có thể gây táo bón cho trẻ) vào ngũ cốc hoặc đơn giản là chuyển sang sử dụng yến mạch hoặc đại mạch.
Táo bón còn có thể gây ra do mất nước, vì vậy, hãy bổ sung đủ nước cho bé. Nếu bé ăn dặm, hãy bổ sung thêm nước trái cây cho bé.

Những cách khác để điều trị táo bón?

Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống của trẻ, dưới đây là những mẹo nhỏ giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn:

  • Nhẹ nhàng di chuyển chân bé theo chuyển động đạp xe trong lúc bé nằm ngửa..
  • Mát xa nhẹ nhàng và có quy tắc vùng bụng dưới rốn của bé. Nếu bạn có cảm giác cứng ở vùng bụng, hãy mát-xa một lực mạnh và ổn định hơn ở đây trong một vài phút.
  • Nếu bạn thấy bé quá khó khăn khi đi ngoài, hãy đặt bé trong bồn nước ấm để thư giãn các cơ..
  • Nếu có sự chấp thuận của bạn sĩ, hãy sử dụng thuốc nhét hậu môn Glycerin hoặc kích thích trực tràng của bé với một nhiệt kế trực tràng có thoa dầu bôi trơn như một biện pháp tạm thời. Nếu các biện pháp can thiệp trên không có tác dụng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về chuyện cho bé uống thuốc nhuận tràng.

Cuộc sống của bạn: Để bé làm quen với những người khác

Dành cho năm đầu đời của bé – Tuần 22

Khi mang thai, có thể bạn sẽ lo lắng liệu rằng bé và bạn có tạo được sự gắn kết với nhau hay không? Và bây giờ có lẽ bạn cũng đã nhận ra rằng mối liên kết này đã trở nên vô cùng bền chặt, khó có thể tách rời. Trừ bạn, bé có thể phản ứng dữ dội khi ai khác đến gần, thậm chí người đó là cha của bé. Khi bé không chịu những người khác,việc chăm con của bạn sẽ trở nên khó khăn và vất vả hơn. Vì vậy, cho bé làm quen với những người xung quanh không những giúp bé phát triển kỹ năng giao tiếp với mọi người, mà còn giúp bạn giảm bớt gánh nặng.
Sự gắn bó lâu dài và bền chặt có được thông qua những tương tác bình thường mỗi ngày. Vì vậy, hãy khuyến khích chồng bạn tham gia vào việc chăm sóc đơn giản cho bé như thay tã, tắm, cho bé bú, tập cho bé đi, hoặc chơi đùa cùng bé. Để tách dần bé ra khỏi bạn, ban đầu bạn nên giữ khoảng cách thật xa để bé không thể nghe tiếng hay mùi hương từ bạn. Nên chia cố định các công việc chăm trẻ lặt vặt cho chồng bạn, ví dụ như để anh ấy đảm nhiệm việc tắm hay ru con ngủ mỗi tối… Để bé tiếp xúc với người nhà và bạn bè của bạn. Hãy bế bé trong khi mọi người đang trò chuyện và chơi đùa cùng bé, rồi mới từ từ cho họ bế hay tiếp xúc thân mật với bé chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó bạn mới có thể kéo dài khoảng thời gian này ra cho đến khi bé đã trở nên thân thuộc với người đó hơn.

(Nguồn tham khảo: babycenter)

Biên dịch bởi Wellcare

- 06-01-2021 -