Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 45

Từ giờ, bé đã có thể nói những từ có ý nghĩa. Vì não của bé đang tiếp tục phát triển rất nhanh, nên bé có khả năng suy luận và nói chuyện.
Khuyến khích sự hứng thú của bé với ngôn ngữ cũng như khả năng giao tiếp hai chiều bằng cách trở thành người lắng nghe

Bé phát triển như thế nào?

Lớn nhanh như thổi

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 45

Từ giờ, bé đã có thể nói những từ có ý nghĩa. Vì não của bé đang tiếp tục phát triển rất nhanh, nên bé có khả năng suy luận và nói chuyện.
Khuyến khích sự hứng thú của bé với ngôn ngữ cũng như khả năng giao tiếp hai chiều bằng cách trở thành người lắng nghe thông thái và người trò chuyện tuyệt vời của bé.  Chơi các trò chơi như xếp hình để mài giũa khả năng ghi nhớ của bé.
Giai đoạn này, bé có thể bắt chước các âm thanh và từ đơn giản. Bé cũng biết nghe theo những câu đơn giản như “mang trái banh đến đây cho mẹ!” hay “nhặt cái muỗng của con lên!”. Giúp bé học từ từ bằng cách tách các câu lệnh ra thành các phần đơn giản, thêm nhiều động tác minh họa cho bé dễ hiểu.

Tìm hiểu về: Tập cho bé ngồi bô

Có nên tập cho bé ngồi bô?

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 45

Câu trả lời là: không hẳn. Nó sẽ không tốt nếu như bạn tập cho bé quá sớm vào khoảng dưới 4 tháng tuổi, tốt nhất bạn nên đợi đến khi bé được 18 đến 24 tháng tuổi. Nhiều chuyên gia, bao gồm các bác sĩ tại Học Viện Nhi khoa Mỹ cho rằng hầu hết trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi đã phát triển một cách đầy đủ để sẵn sàng tập đi bô.

Làm thế nào để biết khi nào bé sẵn sàng đi bô?

Những dấu hiệu để biết bé đã sẵn sàng:

  • Đi ngoài thường xuyên và có thể dự đoán được
  • Có khả năng nhịn tiểu ít nhất hai tiếng
  • Bé có thể tự kéo quần lên xuống khi đi vệ sinh
  • Có thể ngồi vững trên bệ toa-lét
  • Hiểu các từ liên quan đến việc đi ngoài
  • Có thể làm theo những chỉ dẫn đơn giản của bạn
  • Ngồi xổm một góc khi bé muốn đi ngoài
  • Biết dùng lời nói và cử chỉ để thông báo cho bạn biết rằng bé muốn đi ngoài.

Cuộc sống của bạn: Những bất đồng về kỷ luật

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 45

Bé sơ sinh thường phát triển rất nhanh, và khi bạn và chồng vừa thống nhất  được cách nuôi con thì bé lại bước vào một giai đoạn phát triển mới - bé biết đi. Lúc này, dường mọi thứ nguyên tắc chung của hai vợ chồng lại phải thay đổi một lần nữa.
Hãy luôn nhớ rằng, hai vợ chồng bạn luôn có quan điểm và kinh nghiệm khác nhau trong việc làm cha mẹ. Đây là việc hết sức bình thường và điều quan trọng là hai bạn phải biết tôn trọng và thông cảm cho nhau. Khi chồng bạn đưa ra quan điểm để tranh luận với bạn về cách nuôi con thì điều này cũng đồng nghĩa với việc anh ấy rất quan tâm đến việc chăm sóc gia đình và con cái, muốn góp sức với bạn trong việc dạy con. Vì thế bạn nên đánh giá cao những ý kiến của chồng bạn, chứ đừng vội phủ nhận nó.
Khi hai bạn có những bất đồng trong phương pháp và quy tắc nuôi dạy con, cách tốt nhất là nói chuyện hòa bình chứ đừng chỉ trích hay hạ thấp nhau. Hãy đưa ra những quan điểm và lập luận để thuyết phục anh ấy, tránh phản bác suông. Và để kỷ luật có thể đi vào thực tế, cần phải có được sự thống nhất từ cả hai bên.
Hai vợ chồng bạn có thể cùng nhau tham khảo những cuốn sách hay về nuôi dạy con, chắc chắn rằng với cách này, những mâu thuẫn sẽ được hạn chế rất nhiều.

(Nguồn tham khảo: babycenter)

Biên dịch bởi Wellcare

- 07-06-2018 -

Bài viết liên quan