Dạy trẻ không nói dối

Dạy trẻ không nói dối (Ảnh minh họa). Trẻ mới 2-3 tuổi đã bắt đầu biết nói dối. Nhưng lời nói dối của trẻ ở giai đoạn này là vô thức vì trẻ chưa nhận thức được đúng sai. Tất cả đều là những trò nói dối đơn giản và vô hại.

Trẻ em không có khả năng nói dối song chúng đã học cách nói dối hiệu quả nhất trong độ tuổi từ 2 đến 4. 

(Ảnh minh họa)

Trẻ mới 2-3 tuổi đã bắt đầu biết nói dối. Nhưng lời nói dối của trẻ ở giai đoạn này là vô thức vì trẻ chưa nhận thức được đúng sai. Tất cả đều là những trò nói dối đơn giản và vô hại.
Từ 3-5 tuổi, các bé đã bắt đầu luyên thuyên về câu chuyện mình tưởng tượng ra. Hoặc bé có thế chối bỏ những gì mình gây ra để tránh bị phạt.
Từ 6 tuổi trở đi, trẻ có thể chưa nhận thức được đúng sai nhưng đã nhận thức được việc nói dối. Trẻ nói dối để tránh bị phạt hay quở trách và có thể là bao che giúp bạn, anh chị em.
Thực tế, các cuộc nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, nói dối đóng vai trò tích cực trong sự phát triển tình cảm và trí tuệ của con trẻ. Đây là một kỹ năng thiết yếu của con người bên cạnh các kỹ năng: độc lập, hình thành quan điểm sống riêng, kiểm soát cảm xúc...Các lời nói dối thành công đầu tiên được coi là một thành tựu trong quá trình phát triển tâm lý vì nó đánh dấu khả năng trẻ biết suy nghĩ và hình thành lý luận biện minh sơ khai. Hơn nữa, điều này cũng giúp trẻ xác định ranh giới giữa những ước muốn của riêng mình và cảm xúc của người khác.

Vì sao trẻ nói dối?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ nói dối. Nhưng phổ biến nhất là do trẻ sợ bị phạt, trách mắng từ bố mẹ. Vì thế nếu con bạn hay nói dối, hãy xem lại cách mình phạt con những lần trước đó có quá nặng so với lỗi của con gây ra không.
Trẻ em học cách nói dối nhiều nhất qua sự quan sát và bắt chước từ những người xung quanh, đặc biệt là người lớn. Tất cả các bậc cha mẹ đều khuyên con phải trung thực, không được nói dối. Nhưng rất nhiều cha mẹ lại ngang nhiên nói dối trước mặt con, và còn nói dối với chính con.Ví dụ như: "Thuốc này ngon lắm ngọt lắm" hay "Con ngoan thì bố mẹ sẽ thưởng cho cái này" nhưng khi trẻ làm tốt bố mẹ lại không thực hiện...
Một số trẻ có tâm lý hiếu thắng, luôn muốn mình trở thành trung tâm của sự chú ý, nên đã tìm cách nói dối để được mọi người chú ý đến mình. Đôi khi nói dối là sản phẩm của trí tưởng tượng. Đối với những trẻ có trí tưởng tượng phong phú, trẻ đôi khi ngỡ sự việc tưởng tượng là có thật. Giống như việc một đứa trẻ nghĩ rằng ông già tuyết là có thật và nói với ba mẹ rằng đã gặp ông vào đêm hôm qua. Đôi khi nói dối bắt nguồn từ việc trẻ cảm thấy sợ hãi. Một đứa trẻ sợ ở một mình có thể tưởng tượng rằng bé bị ốm mệt để được người lớn quan tâm và ở bên.

Tiến trình nói dối của trẻ

Từ khoảng 4 tuổi, trẻ em nói dối vì nhiều lý do giống như người lớn: để tránh bị trừng phạt, đạt được một mục đích, hoặc chống lại một hậu quả không mong muốn, thậm chí để bảo vệ lòng tự trọng. Một đứa trẻ nói dối có thể do muốn thay đổi tình hình, xây dựng lại mọi thứ theo cách mà chúng muốn.
Vì vậy, quá trình nói dối tiến triển tương đương với sự lớn lên của trẻ. Ở mức độ đầu tiên, những đứa trẻ muốn đạt được mục đích gì đó hoặc phần thưởng khi chúng biết một điều đó là sai lầm, không làm vừa lòng người lớn. Khi trẻ khoảng từ 2 đến 3 tuổi, chúng cho rằng những gì chúng muốn và tưởng tượng là sự thật nên chưa hiểu rõ ranh giới nói dối và nói thật, nhưng đôi khi chúng nói dối đơn giản chỉ là để tránh bị trừng phạt.
Song đến khi trẻ 4 tuổi, chúng biết phân biệt giữa nói dối và nói thật, biết được rằng nói dối là sai. Thông thường chúng sẽ rất thật thà song hành vi nói dối cũng thành thạo hơn bởi chúng đã nhận thức được niềm tin của người nghe. Khi trẻ 5 tuổi, trẻ hiểu được hậu quả của một lời nói dối, nhận ra rằng người nghe có đủ kiến thức và kinh nghiệm để phát hiện ra lời nói đó là thật hay dối trá. Một bé 5 tuổi từng kêu rằng: 'Bạn không nên nói dối bởi vì bộ não của những người trưởng thành rất thông minh. Họ có thể phát hiện ra'.
Khả năng nói dối ngày càng tinh vi khi trẻ từ 6 đến 8 tuổi. Bắt đầu lớn hơn 10 tuổi thì hầu hết trẻ nhỏ đều biết nói dối. Ở giai đoạn này, cha mẹ và giáo viên sẽ không dễ bị đánh lừa bởi những lời nói của một đứa trẻ, khuôn mặt không còn quá ngây thơ có thể đủ sức thuyết phục tin tưởng.

Làm gì khi trẻ nói dối?

Với trẻ trong độ tuổi từ 2-3, trẻ chưa nhận thức được mình đã làm sai điều gì. Nên khuyên bảo đúng sai và phạt trẻ lúc này là không có tác dụng. Theo nghiên cứu cho thấy, những trẻ biết nói dối sớm trước khi đi học thường có chỉ số IQ, EQ và nhận thức cao hơn những trẻ khác.
Với trẻ đã nhận thức được lỗi lầm của mình, thường ở giai đoạn 3-5 tuổi. Bố mẹ nên khéo léo, không nên lật tẩy lỗi lầm của trẻ và mắng trẻ quá lời trong lần đầu tiên. Hãy khéo léo để trẻ tự thú nhận. Ví dụ, bố mẹ không nên buộc tội bé ngay lập tức “Con làm vỡ cốc phải không?” mà hãy nói “Con nhìn này, sao cái cốc lại bị vỡ nhỉ?”. Nếu bạn buộc tội và trách mắng trẻ, những gì bạn nhận được sẽ là lời nói dối lần này và nhiều lần khác.
Khi phát hiện ra con nói dối. Bố mẹ hãy bình tĩnh và tìm hiểu nguyên nhân vì sao. Tìm cách khiến con tâm sự và giải thích vì sao con đã nói dối. Bố mẹ chỉ nên phạt con nhẹ nhàng trong lần mắc lỗi và nói dối đầu tiên để trẻ không sợ hãi và không nói dối trong những tình huống sau. Khi sự việc đã qua rồi bố mẹ không cần nhắc lại lỗi lầm của trẻ nữa. Điều đó sẽ khiến trẻ cảm thấy như đang bị trỉ chích và sẽ tiếp tục nói dối.
Ai cũng từng nói dối, vì vậy chúng ta đừng quá kì vọng vào trẻ. Quan trọng nhất, bố mẹ phải dạy cho con bài học trung thực và luôn làm gương cho con.

(Wellcare tổng hợp)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan