Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cho trẻ nhỏ

Cha mẹ luôn nghi ngờ cho rằng trẻ bị ngộ độc thực phẩm mỗi lần con của họ bị tiêu chảy, nôn mửa. Điều đó không hoàn toàn chính xác, bởi lẽ ngộ độc thực phẩm không thể xảy ra quá thường xuyên. Mà nguyên nhân có thể do trẻ bị nhiễm virus khi đi

Cha mẹ luôn nghi ngờ cho rằng trẻ bị ngộ độc thực phẩm mỗi lần con của họ bị tiêu chảy, nôn mửa. Điều đó không hoàn toàn chính xác, bởi lẽ ngộ độc thực phẩm không thể xảy ra quá thường xuyên.

Mà nguyên nhân có thể do trẻ bị nhiễm virus khi đi nhà trẻ hoặc đi học. Tuy nhiên, trẻ em lại thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh trầm trọng, hoặc đe dọa tính mạng khi bị ngộ độc thực phẩm. Do đó, nâng cao nhận thức của cha mẹ, và biết cách phòng chống ngộ độc thực phẩm là vô cùng cần thiết.

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm có thể khác nhau, phụ thuộc vào thực phẩm con bạn đã ăn. Một số triệu chứng thường gặp như: buồn nôn, nôn mửa, ỉa chảy, đau bụng. Một số triệu chứng khác có thể gặp như tiêu chảy ra máu (nhiễm E.Coli O157), gặp hội chứng tan huyết ure huyết (HUS) hoặc sốt trong nhiễm Salmonella.

Một số chất độc có thể gây các triệu chứng thần kinh bao gồm: nhìn đôi, khó nói, khó nuốt, khó thở.

Tóm lại, triệu chứng phụ thuộc vào nguyên nhân, có thể xuất hiện sau vài giờ hoặc vài ngày sau khi ăn thức ăn.

Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cho trẻ nhỏ
(Ảnh minh họa)

Chẩn đoán ngộ độc thực phẩm

Thường rất khó khăn để chẩn đoán ngộ độc thực phẩm vì gồm rất nhiều nguyên nhân, có thể do vi khuẩn, virus, kí sinh trùng, độc tố như:

  • Campylopacter
  • Salmonella
  • E. Coli O157
  • Virus Norwalk
  • Shigella
  • Viêm gan A
  • Giardia lamblia
  • Clostridium botulinum sản xuất độc tố botulinum- là một loại độc tố thần kinh
  • Listeria
  • Tụ cầu vàng sản xuất ngoại độc tố
  • Vibrio vulnificus

Ngoài ra, có thể dựa vào dấu hiệu nhiều người cùng ăn tại một nhà hàng có những triệu chứng giống nhau. Để chẩn đoán đúng nguyên nhân nên xét nghiệm phân để biết rõ chính xác do vi khuẩn, virus, kí sinh trùng hay độc tố.

Điều trị ngộ độc thực phẩm

Mục đích chính của điều trị ngộ độc thực phẩm là chống mất nước, bù dịch cho cơ thể. Kháng sinh có thể không cần thiết, hoặc không hữu ích trong một số trường hợp do nhiễm Shigella hay kí sinh trùng. Đưa con bạn đến cơ sở y tế gần nhất khi nghi ngờ trẻ bị ngộ độc thực phẩm, đặc biệt trong trường hợp bé có những triệu chứng ỉa chảy ra máu, sốt cao, dấu hiệu mất nước.

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Vì ngộ độc thực phẩm rất khó nhận biết và có rất ít cách điều trị, do đó phòng bệnh luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Dưới đây là một số lời khuyên để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm:

  • Rửa tay trong suốt quá trình chuẩn bị cũng như nấu thức ăn cho trẻ.
  • Cần nấu chín thức ăn trước khi cho trẻ ăn.
  • Đựng thức ăn, dụng cụ nấu nướng đồ sống và chín riêng biệt, tránh vi khuẩn từ dụng cụ bẩn, thức ăn sống nhiễm sang các dụng cụ sạch, thức ăn chín. Nhớ rửa sạch dụng cụ nấu nướng bằng xà phòng và tráng lại bằng nước nóng.
Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cho trẻ nhỏ
(Ảnh minh họa)
  • Thức ăn được nấu sau vài giờ nếu không ăn cần được bảo quản tủ lạnh ở ngăn mát hoặc ngăn đá.
  • Rửa sạch rau củ quá, trái cây trước khi ăn.
  • Tránh uống các loại sữa tươi chưa tiệt trùng.
  • Tìm hiểu một số thực phẩm bị ô nhiễm có thể có trong nhà của bạn.
  • Vứt bỏ những thực phẩm nghi ngờ bị ô nhiễm hoặc quá hạn sử dụng thậm chí chúng không bị mốc, không có mùi.

Lưu ý

  • Một số thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc như: sữa chưa tiệt trùng và một số các sản phẩm từ sữa, thịt, các loại thịt gia cầm chưa được nấu chín, sò ốc sống, salad khoai tây, salad trứng, salad gà,…
  • Thực phẩm có thể bị nhiễm độc bằng nhiều cách như trồng rau củ với nguồn nước bẩn, chế biến/đóng hộp không đúng quy trình, chưa được nấu chín, thậm chí nhiễm độc trong quá trình chuẩn bị thức ăn do người đang bị ốm chuẩn bị nhưng không rửa tay đúng cách.
  • Nhận biết thực phẩm hỏng qua màu sắc và mùi. Tuy nhiên chỉ đúng trong một số trường hợp.
  • Mật ong có thể là một nguồn chứa bào tử của vi khuẩn (Clostridum botulinum). Vì vậy, không dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan