Các loại vitamin cần bổ sung cho bà bầu

Các bác sỹ khuyên rằng ngoài việc ăn uống hằng ngày bà mẹ mang thai cần phải bổ sung các vi chất cho cơ thể bằng các loại dược phẩm trên thị trường hiện nay.

Mặc dù không thể thay thế các bữa ăn hàng ngày song việc bổ sung vitamin cho bà bầu dưới dạng viên uống hết sức cần thiết. Dưới đây là những lời khuyên của các chuyên gia đối với việc lựa chọn các loại vitamin cần thiết trong giai đoạn đặc biệt quan trọng này.

Các loại vitamin cần bổ sung cho bà bầu

Hỏi: Việc uống bổ sung vitamin cần được thực hiện ở giai đoạn nào của thai kỳ?

Đáp: Nếu có thể, hãy bắt đầu bổ sung vitamin 3 tháng trước khi mang thai. Theo bác sỹ sản khoa Robert Greene thuộc Viện Sản Sher ở Sacramento, Calif. (Mỹ), “trứng sẽ bắt đầu trưởng thành vào khoảng 3 tháng trước khi nó được giải phóng, do vậy việc bổ sung đẩy đủ các chất dinh dưỡng thích hợp trong giai đoạn sớm là điều đặc biệt quan trọng.”

Theo bác sỹ Sudeep Kukreja – phó giám đốc của đơn vị chăm sóc tích cực sơ sinh thuộc bệnh viện nhi đồng ở Orang, Calif. (Mỹ), các khuyết tật ống thần kinh (như tật nứt đốt sống) thường xảy ra trong giai đoạn từ 4 – 6 tuần đầu thai kỳ. Nếu bạn đang mang thai nhưng không được sử dụng đa vi chất đầy đủ, đừng nên chờ đợi đến đợt hẹn khám tiếp theo của bác sỹ mà hãy bổ sung ngay khi có thể. Việc bổ sung acid folic dạng thuốc OTC (không kê đơn) với liều 600 mcg/ngày là điều bạn có thể dễ dàng thực hiện được.

Hỏi: Vitamin và khoáng chất nào là quan trọng nhất trong thai kỳ?

Đáp: Theo bác sỹ Kukreja, dựa trên những nghiên cứu uy tín người ta đã rút ra ba loại đa vi chất quan trọng nhất không thể thiếu trong khi mang thai đó là acid folic, sắt và calci. Acid folic giúp phòng những dị tật ống thần kinh. Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy tới bào thai và phòng thiếu máu ở người mẹ. Calci giúp xây dựng bộ xương chắc khỏe cho bé và phòng chứng mất xương cho mẹ.

Các loại vitamin cần bổ sung cho bà bầu

Hỏi: Có phải tất cả các loại vitamin cho phụ nữ có thai trên thị trường đều giống nhau?

Đáp: Không phải như vậy. Các loại vitamin kê đơn đều được cấp phép và kiểm soát bởi Cục quản lý dược, nhưng chúng không cần thiết phải chứa một số dưỡng chất nhất định. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất với các hàm lượng khác nhau cho mỗi thành phần. Các bác sỹ sẽ kê đơn những sản phẩm bổ sung đa vi chất phù hợp với nhu cầu của từng phụ nữ.

Hỏi: Liệu tôi có thể sử dụng những loại vitamin không kê đơn hay vitamin từ thảo dược cho bà bầu hay không?

Đáp: Việc sử dụng những loại vitamin không kê đơn là hoàn toàn chấp nhận được miễn là những sản phẩm này đạt tiêu chuẩn dược điển và được chứng nhận đạt tiêu chuẩn của các tổ chức giám sát.

Tuy nhiên, những sản phẩm có chứa một số loại thảo dược nhiều khi khó định lượng đúng hàm lượng các vitamin. Môt số loại sản phẩm có chứa hàm lượng một số đa vi chất quá cao, như vitamin A có thể ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Khi bạn có thắc mắc về một sản phẩm nào thì hãy mang nó tới bác sỹ để chắc chắn rằng những thành phần trên vỏ thuốc là an toàn cho bạn và con bạn.

Hỏi: Có cần thiết phải bổ sung thêm chất gì ngoài những loại vitamin dùng cho phụ nữ có thai hay không?

Đáp: Hãy bổ sung thêm calci nếu như sản phẩm bạn đang sử dụng không có đủ hàm lượng chất này. Trong hầu hết các trường hợp, việc bổ sung này là không được khuyến cáo do sử dụng quá nhiều calci kèm theo multivitamin khiến các chất này trở nên kém bền vững. Phụ nữ có thai cần bổ sung 1.000 mg calci/ngày; tuy nhiên một số sản phẩm chỉ chứa khoảng 150 – 250 mg calci.

Ngoài ra, một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng nhiều phụ nữ mang thai đang bị thiếu hụt vitamin D. Một sản phẩm bổ sung có chứa 200 IU vitamin D sẽ cung cấp cho bạn đủ liều lượng trong một ngày, cũng như nên phơi nắng từ 5 – 30 phút mỗi ngày ít nhất 2 lần/tuần.

Hiệp hội sản khoa thế giới cũng khuyến cáo rằng phụ nữ có thai nên bổ sung ít nhất 200 mg DHA/ngày. Chứa nhiều trong cá và một số loại rau, DHA là một acid béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển của não bộ thai nhi. Nhiều loại vitamin cũng được bổ sung thêm DHA. Hoặc bạn cũng có thể uống bổ sung thêm viên dầu cá do chúng không chứa thủy ngân và an toàn hơn một số loại cá.

Các loại vitamin cần bổ sung cho bà bầu

Hỏi: Tôi gần đây vừa được biết rằng iod là vi chất quan trọng cho cơ thể. Vậy các sản phẩm bổ sung đa vi chất cho bà bầu có chứa iod hay không? Nếu không, liệu tôi có cần uống bổ sung?

Đáp: Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm có bổ sung thêm iod nhưng cũng có sản phẩm không chứa chất này; hãy kiểm tra kỹ thông tin trên nhãn thuốc để biết được chính xác. Theo bác sỹ Kukreja, dựa trên những kiến thức hiện có thì việc bổ sung thêm iod trong thai kỳ là không được khuyến cáo. Tất nhiên trong tương lai điều đó có thể thay đổi, tuy nhiên bạn có thể bổ sung thêm iod từ muối iod. Phụ nữ có thai nên bổ sung khoảng 220 mcg iod/ngày. Một nửa thìa cà phê muối iod có chứa khoảng 190 mcg iod, và trung bình lượng iod phụ nữ nạp từ thực phẩm hàng ngày vào khoảng 190 – 210 mcg.

Hỏi: Tôi là người ăn chay. Tôi có nên uống bổ sung các sản phẩm đa vi chất?

Đáp: Những người tuân theo chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt không sử dụng bất kỳ sản phẩm nào từ động vật, do vậy những dưỡng chất mà họ cần là vitamin B12, kẽm, sắt và acid béo omega-3 như DHA. Hãy tìm mua những sản phẩm có chứa vitamin kèm theo DHA từ tảo biển (là sản phẩm có nguồn gốc thực vật) hơn là DHA từ cá.

Các loại vitamin cần bổ sung cho bà bầu

Hỏi: Tôi nên làm gì nếu thường xuyên bị ốm nghén và nôn mửa?

Đáp: Hãy uống bổ sung vitamin trước khi đi ngủ vào buổi tối, khi đó bạn sẽ tránh được những cơn buồn nôn và nôn mửa.

Các đa vi chất quan trọng cho phụ nữ có thai

Đa vi chất

Nhu cầu khuyến nghị hàng ngày (RDA)

Calcium

1.000 mg

DHA

200 mg

Folic acid

600 mcg

Iodine

220 mcg

Sắt

27 mg

Vitamin B6

1.9 mg

Vitamin B12

2.6 mcg

Vitamin C

80 mg

Vitamin D

200 IU

Vitamin E

15 mg

Kẽm

11 mg

Thông tin thêm trong bài viết: Vitamin K và trẻ sơ sinh

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018

    Hiệp hội đái tháo đường Mĩ (ADA) khuyến cáo làm xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường Type 2 cho những em bé có các đặc điểm lâm sàng. ADA khuyến cáo: tuổi để bắt đầu tầm soát đái tháo đường Type 2 là 10 tuổi hoặc khi thấy dấu hiệu khởi phát dậy thì và thực hiện tầm soát mỗi 3 năm 1 lần. 

  • 28-05-2018

    Dậy thì thường bắt đầu vào độ tuổi từ 9 - 12 ở con gái và 10 - 13 ở con trai. Gọi là dậy thì muộn khi: một bé gái không xuất hiện bất kì dấu hiệu nào của dậy thì sau tuổi 12, dấu hiệu đầu tiên của dậy thì ở bé gái là phát triển ngực. Hoặc một bé trai không xuất hiện bất kì dấu hiệu nào của dậy thì ở tuổi 14, dấu hiệu đầu tiên của dậy thì ở bé trai là tinh hoàn to ra.

  • 28-05-2018
    Bé đã thực sự bụ bẫm lên rất nhiều. Bé nặng khoảng 3.1 kg và dài gần 50 cm (kích thước của một cây cần tỏi). Bé có thể nắm tay chắc, bạn sẽ sớm được trải nghiệm khi bạn lần đầu nắm tay bé! Nội tạng của bé đã trưởng thành và sẵn sàng cho cuộc sống bên
  • 28-05-2018
    Tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em không cao như ở người lớn. Tuy nhiên, đối với trẻ em, việc điều trị triệt để Hp là điều vô cùng khó khăn, ngay cả các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tiêu hóa trẻ em cũng còn nhiều tranh cãi trong việc đưa
  • 25-04-2023

    RSV có thể gây nguy hiểm cho một số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Những trẻ có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do RSV bao gồm:

    • Trẻ sinh non
    • Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống
    • Trẻ em dưới 2 tuổi mắc bệnh phổi mãn tính hoặc bệnh tim bẩm sinh (từ khi sinh ra)
    • Trẻ có hệ miễn dịch suy yếu
    • Trẻ em bị rối loạn thần kinh cơ, bao gồm cả những trẻ gặp khó khăn khi nuốt hoặc làm sạch chất nhầy tiết ra.
  • 21-12-2018

    Trẻ sơ sinh thường gặp các vấn đề về da là do làn da của trẻ vẫn còn mỏng manh và chưa phát triển hoàn thiện.