Chỉ định tầm soát đái tháo đường Type 2 ở trẻ theo khuyến cáo của Hiệp hội đái tháo đường Mĩ (ADA)

Hiệp hội đái tháo đường Mĩ (ADA) khuyến cáo làm xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường Type 2 cho những em bé có các đặc điểm lâm sàng. ADA khuyến cáo: tuổi để bắt đầu tầm soát đái tháo đường Type 2 là 10 tuổi hoặc khi thấy dấu hiệu khởi phát dậy thì và thực hiện tầm soát mỗi 3 năm 1 lần. 

Khi nào cần thực hiện tầm soát đái tháo đường Type 2 ở trẻ?

Hiệp hội Đái Tháo Đường Mỹ (ADA) khuyến cáo làm xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường Type 2 cho những trẻ có các đặc điểm lâm sàng:

Thừa cân hoặc béo phì (BMI ≥ 85th bách phân vị) và có ít nhất hai yếu tố nguy cơ sau:

  • Có người thân trong trực hệ thứ nhất hoặc thứ 2 bị đái tháo đường Type 2
  • Là thành viên của nhóm chủng tộc nguy cơ cao: Người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Phi, người Latinh, người Mỹ gốc á, Pacific Islander.
  • Có các dấu hiệu của đề kháng Insulin hoặc các tình trạng có liên quan tới đề kháng Insulin (ví dụ: tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, hội chứng buồng trứng đa nang, có những vùng da tối màu dày lên ở vùng nếp gấp, cân nặng lúc sinh thấp).
  • Mẹ bị đái tháo đường khi mang thai đứa bé.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Khuyến cáo của ADA về tầm soát đái tháo đường Type 2 ở trẻ

ADA khuyến cáo: tuổi để bắt đầu tầm soát đái tháo đường Type 2 là 10 tuổi hoặc khi thấy dấu hiệu khởi phát dậy thì và thực hiện tầm soát mỗi 3 năm 1 lần. Trong thực hành lâm sàng, tầm soát thường xuyên hơn (mỗi năm) ở những bệnh nhi béo phì hoặc có bằng chứng mạnh của sự đề kháng Insulin và những bệnh nhân mà kết quả tầm soát đang ở ngưỡng mấp mé.

Lưu ý rằng: những khuyến cáo này là để dành cho những trẻ không có triệu chứng của đái tháo đường. Còn đối với các trẻ đã có triệu chứng như: tiểu nhiều, ăn nhiều, sụt kí, nhìn mờ... thì cần làm các xét nghiệm chẩn đoán ngay cho dù có hay không có các yếu tố nguy cơ hay ở tuổi nào.

BS Trần Văn Công

Phòng khám Victoria Healthcare

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018

    Ngậm mút tay ngoài biểu hiện cho thấy trẻ đang đói thì điều đó làm trẻ cảm thấy dễ chịu và được kích thích như tìm lại cảm giác của bầu sữa mẹ, như đang được gần mẹ. Đây chính là sự tiếp nối phản xạ tự nhiên của trẻ ngay khi còn trong bụng mẹ. Dần dần thói quen này sẽ hình thành ngay cả khi trẻ không đói thậm chí đã lớn và thôi bú.

  • 28-05-2018
    Trẻ nhỏ bị ngộ độc thường do cha mẹ cho dùng lầm thuốc, dùng quá liều hoặc không biết rõ tác dụng của thuốc. Phổ biến nhất là do dùng các thuốc giảm đau, thuốc chống nôn, thuốc kháng histamin. - Ngộ độc cũng thường xảy ra khi cha, mẹ bận rộn, không
  • 28-05-2018

    Sốt siêu vi là chẩn đoán dùng chỉ chung tất cả những trường hợp trẻ bị sốt do nhiễm các loại siêu vi khác nhau. Hiện nay có rất nhiều loại siêu vi có thể gây sốt như sốt xuất huyết, sởi, rubella, tay chân miệng…

  • 28-05-2018

    Cần cho bé bú ngay khi mẹ phát hiện ở bé có các dấu hiệu sau: Liếm môi, há và ngậm miệng, như đớp mồi, mút môi, lưỡi, bàn tay, ngón tay, ngón chân, đồ chơi, hoặc quần áo...

  • 28-05-2018
    Omega-3 không chỉ có nhiều lợi ích với phụ nữ mang thai mà còn tác động tích cực tới sự phát triển của thai nhi. Omega-3 thuộc nhóm acid béo thiết yếu cho cơ thể, điều đó có nghĩa là bạn chỉ có thể hấp thu chúng từ chế độ dinh dưỡng chứ cơ thể