Các chuyên gia y tế nói gì về trường hợp mẹ bầu tự đỡ đẻ ở Hưng Yên?

Chuyên gia lên tiếng phản đối về việc tự sinh con tại nhà, tự đỡ đẻ, không chích ngừa, không cắt dây rốn của một bà mẹ ở Hưng Yên.

Mới đây trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh và status của một bà mẹ ở Hưng Yên kể về quá trình sinh con thuận tự nhiên tại nhà, tự tay đỡ đẻ mà không cần sự trợ giúp của bất cứ y tá hay bác sĩ nào. Câu chuyện kèm theo hình ảnh khiến nhiều người bất ngờ và e ngại.

Theo nội dung chia sẻ, sản phụ này cho biết trong quá trình mang thai đã thực hiện ăn chay hoàn toàn. Khi sinh, mẹ không đến bệnh viện hay cơ sở hộ sinh nào mà tự sinh con tại nhà, tự đỡ đẻ cho chính mình để "thuận tự nhiên". Sau khi sinh, em bé được thực hiện phương pháp liên sinh, không cắt dây rốn ngay mà nhau thai vẫn được gắn với cơ thể em bé cho đến khi tự rụng rốn.

Mẹ cũng “khoe” sau 6 ngày thì em bé tự rụng rốn và không gặp vấn đề gì về sức khỏe, thậm chí "rốn rất đẹp". 

Thông tin bà bầu tự đỡ đẻ tại nhà, không cắt dây rốn cho trẻ được lan truyền trên mạng xã hội. (Ảnh minh họa)

Bộ Y tế cho hay, cách đỡ đẻ tại nhà này hết sức nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng cả mẹ và con.

Đại diện Vụ sức khỏe bà mẹ và trẻ em cũng khuyến cáo: “Mặc dù sinh đẻ là quá trình sinh lý bình thường, nhưng khi mang thai, sinh đẻ, sản phụ phải đến cơ sở y tế để được quản lý thai, chăm sóc thai nghén, đỡ đẻ và chăm sóc mẹ và con sau đẻ đúng theo quy trình chuyên môn. Cách đỡ đẻ tại nhà, tự đẻ mà không có cán bộ y tế hỗ trợ trong quá trình chuyển dạ, sinh con và theo dõi, chăm sóc sau sinh có thể dẫn đến những nguy cơ, tai biến trầm trọng như băng huyết, vỡ tử cung, nhiễm trùng, mất tim thai, uốn ván sơ sinh, thậm chí tử vong mẹ và con…”.

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hoài Đức (Viện trưởng viện Sức khỏe sinh sản và gia đình) khẳng định đây là cách sinh con phản khoa học, đặc biệt việc không cắt dây rốn cho trẻ không khác gì thời "trung cổ".  BS đức khuyến cáo khi trẻ sinh ra cần phải cắt dây rốn ngay. Đây là sợi dây để mẹ nuôi dưỡng con trong bào thai. Khi trẻ chào đời, sẽ không còn thụ thuộc vào chúng, nhau thai sau khi bị đưa ra ngoài cơ thể sẽ bị phân hủy. Việc không cắt dây rốn tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Hơn nữa, việc không tiêm trùng uốn ván cho con sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, dẫn tới nhiễm trùng huyết, rất nguy hiểm cho tính mạng của trẻ. 

Bộ Y tế đề nghị các Sở Y tế tỉnh, thành phố thông tin, quán triệt đến các đơn vị trực thuộc có liên quan đến chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em tăng cường công tác quản lý thai, chăm sóc thai nghén… nhằm hạn chế tối đa tình trạng đẻ tại nhà, tự đỡ đẻ như trường hợp nêu trên.

Theo báo Tuổi trẻ và Zing.vn

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018

    50% phụ nữ mang thai phải đối mặt với tình trạng chảy máu, sưng tấy chân răng hoặc phần nướu răng có màu hồng tím và có thể chảy máu khi chạm vào. Chảy máu chân răng là biểu hiện của một dạng viêm nướu nhẹ trong thời kỳ mang thai. Nguyên nhân là do sự

  • 06-01-2021

    Em bé 19 tuần tuổi phát triển như thế nào? Chăm sóc trẻ sơ sinh 19 tuần tuổi như thế nào? Bé bắt đầu cười lớn thành tiếng khi bạn làm bé bất ngờ, đồng thời bé có thể khám phá mọi thứ và phân biệt các màu sắc khác nhau... Trong giai đoạn này, bé có nguy cơ nhiễm vi rút RSV gây các triệu chứng cảm lạnh vào mùa đông... 

  • 28-05-2018

    HPV (Human papillomavirus) là một virus gây bệnh lây truyền qua đường tình dục – gây ra các bệnh lí đường sinh dục và miệng ở cả nam và nữ. Nhiễm dai dẳng các loại virus HPV nguy cơ cao gây ra phần lớn các ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

  • 15-05-2020

    Bào thai giờ có thể nuốt, cử động cơ hàm và mút. Đầu của bé vẫn còn khá to so với kích thước toàn cơ thể.
    Qua siêu âm, các ngón tay, ngón chân đã rẽ ra. Móng tay, móng chân cũng bắt đầu xuất hiện. Làn da còn trong suốt nên có thể nhìn rõ các mạch máu đi qua. Bên trong cơ thể, các cơ quan nội tạng đã ở đúng vị trí, với gan, thận, dạ dày…