Chảy máu chân răng khi mang thai liệu có nguy hiểm?

50% phụ nữ mang thai phải đối mặt với tình trạng chảy máu, sưng tấy chân răng hoặc phần nướu răng có màu hồng tím và có thể chảy máu khi chạm vào. Chảy máu chân răng là biểu hiện của một dạng viêm nướu nhẹ trong thời kỳ mang thai. Nguyên nhân là do sự

Chảy máu chân răng khi mang thai là một trong những triệu chứng thường gặp khi mang thai, hơn một nửa phụ nữ mang thai phải đối mặt với tình trạng này. Tuy nhiên, hầu hết mọi người lại lơ là, thậm chí xem thường nó. Theo một số nghiên cứu, chảy máu chân răng có thể là nguyên nhân gây ra một số biến chứng thai kỳ nguy hiểm.

Chảy máu chân răng khi mang thai liệu có nguy hiểm?
Chảy máu chân răng khi mang thai (Hình minh họa)

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng khi mang thai

50% phụ nữ mang thai phải đối mặt với tình trạng chảy máu, sưng tấy chân răng hoặc phần nướu răng có màu hồng tím và có thể chảy máu khi chạm vào. Chảy máu chân răng là biểu hiện của một dạng viêm nướu nhẹ trong thời kỳ mang thai. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ làm cho nướu nhạy cảm hơn với các vi khuẩn gây mảng bám răng. Ngoài ra, việc thường xuyên ăn vặt, ăn đồ ngọt khi mang thai nhưng lại không chú ý vệ sinh răng miệng cũng là nguyên nhân khiến nhiều bà bầu bị chảy máu chân răng.
Trong một số trường hợp, nướu sẽ nổi lên những cục u nhỏ gọi là khối u mang thai hoặc u hạt sinh mủ. Những khối u này không gây đau cũng như gây hại, nhưng sẽ gây chảy máu khi bạn đánh răng.

Chảy máu chân răng có nguy hiểm?

Bản thân hiện tượng chảy máu chân răng không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe, nó chỉ gây mất vệ sinh và thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, chảy máu chân răng có thể biến chuyển thành nha chu, sâu răng.
Mặc dù vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh chảy máu chân răng khi mang thai có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi, nhưng một số chuyên gia vẫn cho rằng, có mối liên hệ giữa viêm nướu và nguy cơ sinh non, thai nhi nhẹ cân cùng một số biến chứng thai kỳ khác.
Nếu nướu chảy máu và cảm thấy đau, bạn nên khi khám ngay. Nha sĩ có thể giúp bạn vệ sinh răng miệng và loại bỏ những mảng bám trên răng. Ngoài ra, nha sĩ cũng sẽ cho bạn một số lời khuyên hữu ích để làm sạch răng.

Chăm sóc răng miệng như thế nào khi bị chảy máu chân răng?

Sau khi cao răng được làm sạch thì việc chăm sóc răng miệng sẽ có ý nghĩa quyết định đối với việc hạn chế tình trạng chảy máu chân răng ở mẹ bầu. Theo đó, bạn nên chú ý đánh răng ngày 2 – 3 lần với bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng theo một góc chếch 45 độ, tránh chải theo chiều ngang dễ gây tổn thương nướu và men răng.
Nên dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn dính vào kẽ răng thay vì dùng tăm để tránh tình trạng làm tổn thương vùng nướu. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để làm sạch cũng như hạn chế viêm nhiễm răng.

Bà bầu bị chảy máu chân răng nên ăn uống như thế nào?

Chảy máu chân răng khi mang thai
Thiếu vitamin C có thể gây chảy máu chân răng (Hình minh họa)

Bị chảy máu chân răng một phần cũng do bạn bị thiếu vitamin C. Vì thế, bạn nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của mình các loại thực phẩm giàu vitamin C như rau quả, thực phẩm tươi sống để giúp hình thành cơ cấu bên trong răng lợi của thai nhi cũng như hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi và photpho.
Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung nhiều vitamin A để giúp phát triển men răng, canxi giúp răng chắc khỏe và protein để tái tạo năng lượng cho cơ thể.

Ngăn ngừa chảy máu chân răng như thế nào?

Hầu hết khi nhiều lần đánh răng  bạn đều gây chảy máu, thì dần dần điều đó có thể khiến bạn e dè khi đánh răng. Thật ra, việc đánh răng thường xuyên lại là cách tốt nhất giúp bạn ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng. Sử dụng bàn chải mềm, và chọn loại kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm. Không nên chải răng ngay sau khi ăn, nên chải răng sau khi ăn, uống 1 tiếng đồng hồ để bảo vệ men răng. Nhớ đừng quên sử dụng bàn chải nhỏ làm vệ sinh các kẽ răng!
Bạn nên sử dụng nước súc miệng sau khi đáng răng. Tuy nhiên, một số loại nước súc miệng không phù hợp với phụ nữ mang thai. Tốt nhất bạn vấn nên Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ Sản phụ khoa trên hệ thống Khám từ xa Wellcare để được tư vấn kĩ hơn về vấn đề này!

Nguồn tham khảo: MarryBaby, Conlatatca

Wellcare tổng hợp

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan