Bé của mẹ đã 13 tháng tuổi

Đừng ngạc nhiên nếu khẩu vị của bé có nhiều thay đổi. Ở tuổi này bé thường ăn ít hơn và bắt đầu kén chọn. Sự thay đổi này có vẻ lạ lùng so với sự hoạt bát của bé ở hiện tại, nhưng vì bé đang lớn chậm hơn và không cần nhiều thức ăn như trước

Tuần 1

Thay đổi thói quen ăn uống

Bé của mẹ đã 13 tháng tuổi


Đừng ngạc nhiên nếu khẩu vị của bé có nhiều thay đổi. Ở tuổi này bé thường ăn ít hơn và bắt đầu kén chọn. Sự thay đổi này có vẻ lạ lùng so với sự hoạt bát của bé ở hiện tại, nhưng vì bé đang lớn chậm hơn và không cần nhiều thức ăn như trước.
Đừng cố ép bé ăn. Thay vào đó, hãy để sự thèm ăn quyết định xem bé sẽ ăn bao nhiêu. Mặc dù bạn không thể kiểm soát lượng bé ăn, nhưng hãy xem bé chọn thức ăn gì. Đa dạng thực đơn tốt cho sức khỏe bé. Hạn chế kẹo và các món không tốt cho sức khỏe chỉ vì lo bé sẽ ăn không đủ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn cảm thấy lo lắng.

Giấc mơ trở thành hiện thực

Dù cho bé có ngủ ngon hàng tháng liền, nhưng bất cứ khi nào bé có thể bắt đầu thức giấc giữa đêm. Tất nhiên, điều này có thể xảy ra ở bất kì giai đoạn nào vì nhiều lý do. Nhưng sự xáo trộn giấc ngủ ở độ tuổi này là do các giấc mơ.
Giữa 12 và 14 tháng tuổi, bé bắt đầu ngủ mơ và dễ giật mình thức giấc. Theo sát thói quen hàng ngày của bé và tạo thói quen phù hợp trước khi ngủ sẽ giúp bé ngủ tốt hơn.

Tuần 2

Cơn bão mang tên bé đi chập chững

Bé của mẹ đã 13 tháng tuổi


Bé 13 tháng tuổi như một cơn gió lốc với vô số những hoạt động. Bé nghĩ rằng đẩy, ném, và xô ngã mọi thứ rất vui, mà không có ý phá hoại. Bé nhìn thế giới xung quanh như một thí nghiệm khoa học: Nếu mình làm thế này thì chuyện gì xảy ra nhỉ? Và cái này? Cái này nữa? Thật thích thú khi được làm một điều gì đó, dù cho là thả giấy toilet ra khỏi cuộn hay cứ lặp đi lặp lại việc xô ngã sách khỏi kệ.
Những trò chơi như đặt đồ vật vào các thùng chứa hay đổ chúng ra lại có vẻ rất thu hút bé. Bé cũng thích thú những âm thanh lớn.

Kế hoạch du lịch

Bí quyết để đi du lịch với đứa bé 1 tuổi được tóm gọn trong hai từ: chuẩn bị. Dù bạn đi gần hay đi xa, hãy mang một túi đựng tã lớn để dùng dần.
Cũng cần phải mang theo những thức ăn nhẹ tiện lợi (như ngũ cốc khô, bánh quả vả, hoặc bánh quy), sữa, nước, thật nhiều tã và khăn ướt, một cái áo len dài tay khi thời tiết mát mẻ, quần áo để thay (phòng khi ướt tã, say xe, hoặc nôn ói), những vật dụng thư giãn (gấu bông, chăn) và các trò giải trí khác (ví dụ như sách hình ảnh, đồ chơi nhỏ và những con rối ngón tay).
Hãy đi sớm để tránh hoãn chuyến bay. Nếu đủ khả năng chi trả, bạn hãy mua riêng ghế cho bé để tạo không gian thoải mái cho mọi người. Cho bé ăn hoặc uống, ngậm chai, bình sữa, hoặc núm vú giả trong lúc máy bay cất cánh và hạ cánh để khuyến khích việc nuốt, điều này sẽ giúp giảm áp lực làm đau tai bé.

Tuần 3

Quá trình tương tác với mọi người như thế nào?

Bé của mẹ đã 13 tháng tuổi


Dù con bạn thích giao tiếp hay e dè, bạn cũng có thể giúp bé phát triển các kĩ năng xã hội với những hoạt động vui chơi sau đây:

  • Trốn tìm: Đuổi theo bạn và trốn khỏi bạn có thể là hoạt động yêu thích của bé 13 tháng tuổi. Nấp sau một cái ghế, một quyển sách, và thậm chí là một cái khăn lau đĩa, cười khúc khích không ngừng khi bạn giả vờ không tìm thấy bé đều là những trò chơi tuyệt nhất. Hay bạn cũng có thể đóng vai người trốn.
  • Tìm về: Bé rất thích vứt đồ xuống sàn và theo dõi bạn nhặt các món đồ cho bé. Bé cũng thích đưa đồ chơi, sách và các vật dụng khác cho bạn, rồi mong chờ bạn đưa lại cho chúng. Hoạt động đưa và nhận thực sự là một trò chơi mang tính chất tương tác, giúp bé học cách giao tiếp với người khác.
  • “Nhìn con nè, mẹ ơi”: Bé có thể yêu mến một “vị khán giả” và lặp lại bất kì “màn biểu diễn” nào nhận được phản hồi tích cực, đặc biệt là các tràng pháo tay. Hãy chú ý tới những hành vi mà bạn muốn cổ vũ chứ không phải những điều tiêu cực như ném đồ ăn.
  • Hãy bắt chước nào: Để bé ngồi đối diện với bạn. (Đây là một trò chơi tuyệt vời với ghế cao.) Hãy làm điều gì đó đơn giản nhưng bắt mắt, ví dụ như vẫy tay, vỗ tay, với tay lên cao, đập cánh tay, hoặc che mặt lại. Vỗ tay và tán thưởng nếu bé làm giống vậy, nhưng cũng đừng lo nếu bé chỉ cười mà thôi.

Chơi an toàn

Dạy bé không đụng vào đồ dễ vỡ, nguy hiểm hay là để những vật dụng ấy ngoài tầm với là tốt hơn? Điều đó là tùy ở bạn, nhưng hãy nhớ rằng bé ở độ tuổi này chưa thể hiểu những khái niệm như sự nguy hiểm hay sự dễ vỡ. Cất những thứ dễ vỡ và vật dụng mà bạn không muốn bé đụng vào sẽ làm cuộc sống bạn nhẹ nhàng hơn đấy.
Hiện tại, khi mà bé di chuyển nhiều hơn, bạn nên nghĩ cách ngăn bé làm lộn xộn mọi thứ. Bạn có cần phải cài thêm nhiều ổ khóa hay che chắn các góc bàn nhọn lại? Các bé có thể bò hay leo vào những nơi không ngờ tới. Cổng an toàn có thể hữu ích, đặc biệt là ở đầu hay cuối cầu thang để tránh việc bé có thể vấp ngã rất nguy hiểm.

Tuần 4

Bé buồn bã khi bị bỏ lại

Bé của mẹ đã 13 tháng tuổi


Vào khoảng 13 tháng tuổi, bé đã biết buồn rầu khi bạn để bé lại, dù là với bạn bè hoặc các thành viên khác trong gia đình mà bé thường hay nhìn thấy. Thật khó để cưỡng lại sự quấn quít của bé.
Mặt khác, bé ở tuổi này thường hay bám lấy bạn và bạn thậm chí còn ước là bé ít chú ý đến bạn một chút. Không có gì khiến bạn cảm thấy tội lỗi bằng việc để con đang khóc lại với một người khác trong khi bé chỉ muốn mỗi mình bạn. Dẫu rằng chỉ năm phút sau khi bạn rời đi, bé yêu đã lau nước mắt và lại vui vẻ.
Hãy kiên nhẫn nhất có thể suốt khoảng thời gian khó khăn này. Nỗi lo lắng chia xa có thể mãnh liệt nhất vào khoảng giữa 10 và 18 tháng tuổi và sau đó dần dần giảm đi.

Cho bé học cách chơi một mình

Sẽ mất một khoảng thời gian để bé học được cách tự chơi một mình (dù rằng một số bé hiện tại đã làm được). Bạn có thể bắt đầu bằng cách ủng hộ bé dần tự chơi mà không có sự hướng dẫn của bạn.
Dạy bé cách chơi một món đồ chơi, và sau đó rời đi trong vài phút để bé có thể hiểu được. Điều này giúp bé biết không cần sự tương tác hay chỉ dẫn của bạn từng giây từng phút.
Khi bé loay hoay không ngồi yên hoặc nhờ bạn giúp đỡ, hãy quay lại làm cùng hoặc giới thiệu một hoạt động mới. Những lần tự chơi nho nhỏ như vậy cũng sẽ giúp xây dựng lòng tự tin ở bé.

(Nguồn: babycenter)

Biên dịch bởi Wellcare

- 09-06-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Em bé nặng khoảng 340gr và dài khoảng 26 cm - kích thước của một củ cà rốt. Bạn có thể sẽ sớm cảm thấy như bé đang tập luyện võ thuật, bởi những chuyển động ban đầu của bé đã được nâng tầm thành những cú đá và thui bằng cùi chỏ. Bạn cũng có thể đã khám
  • 06-01-2021

    Bé yêu giờ đây đã biết khám phá đồ đạc xung quanh bằng cách lắc, đập, thả và ném chúng trước khi đưa vào miệng gặm. Ở bé bắt đầu xuất hiện khái niệm món đồ này dùng để làm gì (ví dụ lược dùng để chải đầu), thế nên bạn có thể bố trí một nơi có nhiều đồ vật để bé tha hồ đập,

  • 28-05-2018
    Có lẽ chúng ta nghĩ rằng, sau khi hầm nhừ một loại thực phẩm nào đó, tất cả những chất bổ tinh túy nhất của thực phẩm đã tan vào trong nước
  • 07-06-2018

    Bé đang ngày càng hoàn thiện kỹ năng phát hiện các đồ vật nhỏ và theo dõi vật đang chuyển động. Tại thời điểm này, bé có thể nhận ra cả món đồ dù mới chỉ thấy một phần của nó, chẳng hạn như món đồ chơi yêu thích đang lấp ló phía sau ghế sofa...

  • 28-05-2018
    Từ đầu đến gót chân của bé bây giờ dài khoảng 34 cm, cân nặng 680 gram - không nhỉnh hơn một củ su hào tây bao nhiêu, nhưng bé đã bắt đầu mập ra (bắt đầu tích mỡ vào cơ thể). Khi ấy, những nếp da nhăn sẽ bắt đầu mịn hơn và trông bé càng lúc càng ra dáng