6 yếu tố dễ dẫn đến thất bại khi dùng thuốc tránh thai

Khi dùng thuốc tránh thai tuân thủ hướng dẫn đúng cách, hiệu quả lên tới 99,7%. Nhưng nếu không dùng đúng cách, thuốc sẽ không phát huy hiệu quả.

1. Quên uống hoặc bắt đầu uống thuốc muộn

Fahimeh Sasan, bác sĩ sản khoa, giáo sư trợ giảng sản khoa và khoa học sinh sản tại Trường Y Icahn tại Mount Sinai, cho biết “Nguyên nhân số một vì sao thuốc tránh thai thất bại là bởi phụ nữ không dùng thuốc đều đặn hằng ngày”. Đặc biệt, quên uống thuốc một ngày là sai lầm lớn nhất bạn có thể mắc. .

Quên uống thuốc một ngày không đồng nghĩa với nguy cơ mang thai hoàn toàn xảy ra. Nhưng bạn có thể mang thai – đặc biệt nếu đó là viên thuốc có hiệu lực đầu tiên trong vỉ.

Đối với hầu hết các loại thuốc tránh thai, nếu bạn đang dùng đến giữa vỉ hoặc gần hết vỉ thì nguy cơ sẽ thấp. Nhưng nếu đó là ngày đầu tiên phải uống mà bạn quên không bắt đầu, đó sẽ là vấn đề. Tuần đầu tiên dùng thuốc sau khi dùng giả dược là thời gian quan trọng nhất để ngừng trứng phát triển. Vì vậy ngưng dùng thuốc giữa khoảng thời gian dùng hết vỉ trước và bắt đầu vỉ sau sẽ khiến bạn có nguy cơ mang thai cao hơn so với việc bạn quên uống thuốc ở giữa chu kì.

Nếu bạn quên uống một viên thuốc, ngoại trừ viên đầu tiên, hãy uống lại càng sớm càng tốt nếu nhớ ra và bạn sẽ ổn. Nếu bạn quên uống hơn hai viên, hãy hình dung bạn đang không được bảo vệ . Bạn không nên quan hệ tình dục không an toàn cho đến khi uống hết vỉ, bao gồm thuốc giả dược.

Để nhớ uống thuốc, đặt đồng hồ báo thức hằng ngày hoặc dùng các ứng dụng nhắc nhở. Nếu bạn vẫn quên, hỏi bác sĩ sản khoa để tư vấn về các phương pháp cấy dụng cụ tránh thai.

6 yếu tố dễ dẫn đến thất bại khi dùng thuốc tránh thai 2. Nếu bạn có bệnh viêm ruột hoặc rối loạn tiêu hóa.

Vấn đề đường ruột ví dụ bệnh Crohn hoặc bệnh viêm ruột có thể cản trở cơ thể hấp thụ các thuốc đường uống, bao gồm thuốc tránh thai.

Bất kì yếu tố nào can thiệp đến khả năng hấp thụ hormone và tăng tỉ lệ phân hủy chúng có thể giảm hiệu quả của thuốc tránh thai. Tiêu chảy mạn tính cũng có thể làm cản trở hấp thụ chất. Thực tế, theo Mayo Clinic, nếu bạn vừa bị tiêu chảy nặng hoặc nôn mửa hai ngày trở lên, hãy coi như mình bỏ lỡ một viên thuốc.  Một số bác sĩ khuyến cáo rằng phụ nữ có vấn đề đường ruột mãn tính nên chọn các phương pháp tránh thai khác không dùng thuốc đường uống.  

3. Dùng một số loại thuốc động kinh hoặc đau nửa đầu.

Môt nhóm thuốc dự phòng động kinh là yếu tố “làm tăng men gan”, có nghĩa rằng nó tăng tỉ lệ gan phân hủy hormone. Do đó tất cả các thuốc tránh thai bằng hormone có thể bị ảnh hưởng, bao gồm miếng dán tránh thai. Các bác sĩ đã cảnh báo một số thuốc động kinh – chẳng hạn Topamax—cũng có thể dùng cho đau nửa đầu. Vì vậy phụ nữ nên đảm bảo rằng người cung cấp dịch vụ y tế biết việc dùng thuốc tránh thai trước khi kê bất kì một vị thuốc nào.

4. Quên uống thuốc chỉ chứa progestin vào khung giờ cố định mỗi ngày.

Nếu bạn đang dùng thuốc hỗn hợp (đó là loại thuốc tiêu chuẩn nhất, pha trộn giữa  estrogen và progestin), uống vào khoảng thời gian chính xác là điều không cần thiết. Nhưng thuốc chỉ chứa progestin thì thời gian phải chặt chẽ hơn nhiều. Phương pháp này được sử dụng phổ biến khi cho trẻ bú sữa hoặc khi phụ nữ không thể sử dụng estrogen vì bất kì lý do nào khác.  Cơ chế chủ yếu là tử cung bị làm nhầy, không thuận lợi để tinh trùng bám vào. Trong vòng 3 tiếng, chất nhầy sẽ bị phân hủy.

5. Dùng một số thuốc kháng sinh

Hầu hết các thuốc kháng sinh tiêu chuẩn, chẳng hạn thuốc mà bác sĩ kê nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, hay nhổ răng khôn, sẽ không ảnh hưởng đế tác dụng của thuốc tránh thai. Nhưng một số loại thuốc kháng sinh khô phổ biến sẽ tương tác nghiêm trọng.  

Ví dụ, rifampicin và rifabutin được sử dụng để chữa và phòng bệnh như lao và viêm màng não.

Để chắc chắn hoàn toàn, nên luôn luôn hỏi bác sĩ khi thêm thuốc và kê đơn.

6. Thuốc ARV đường uống.

Nếu bạn đang dùng thuốc HIV, hiệu lực của thuốc tránh thai hormon có thể bị giảm. Những thuốc này được biết có tương tác thuốc ứng chế protease (PIs)  ,thuốc ức chế men sao chép ngược (NNRTIs). Tương tác thuốc này có thể ảnh hưởng đến số lượng hormone trong máu, vì vậy hiệu quả thuốc sẽ giảm đi. Nó cũng tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng nguy hiểm khác liên quan đến hormon, ví dụ huyết khối tắc mạch, một tình trạng đôi khi dễ tử vong xảy ra khi cục máu vỡ và bịt kín mạch máu những chỗ khác trong cơ thể

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018

    Dưới đây là 11 lưu ý giúp trẻ có giấc ngủ lành mạnh do BS Trần Văn Công, chuyên khoa Nhi - Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare chia sẻ: 1. Thiết lập giờ đi ngủ cố định mỗi ngày.2. Giờ đi ngủ và giờ thức dậy không nên thay đổi bất kể ban ngày con có đi học hay không đi học nghĩa là đừng ngủ nướng vào ngày nghỉ. Nếu có xê dịch thì không nên xê dịch quá 1 tiếng so với ngày thường...

  • 09-05-2022

    Viêm tai giữa có thể tự khỏi không? Phương án điều trị tốt nhất cho bé phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

  • 24-07-2018
    Đau bụng là 1 trong 3 dạng đau phổ biến nhất ở trẻ em (đau bụng, đau đầu, đau tai). Chắc hẳn cha mẹ sẽ không thôi lo lắng nếu bé cứ đau bụng mà tìm lên tìm xuống không ra nguyên nhân. Nếu cha mẹ nắm được chìa khóa sau, mọi việc đơn giản hơn rất nhiều.
  • 28-05-2018

    Tràn dịch màng tinh hoàn là hiện tượng ứ dịch ở trong bìu. Đa số các trường hợp dịch sẽ tự tiêu đi trong vòng vài tháng sau sinh. Nếu hiện tượng tràn dịch kéo dài bệnh nhân có thể chỉ cần một phẫu thuật nhỏ để điều trị.

  • 06-01-2021

    Từ tuần thứ 6 trở đi, bé sẽ thức nhiều hơn vào ban ngày. Bạn nên tận dụng khoảng thời gian này để giúp bé phát triển các giác quan và cảm xúc.