Xử trí khi trẻ lên cơn đau bụng

Đau bụng là 1 trong 3 dạng đau phổ biến nhất ở trẻ em (đau bụng, đau đầu, đau tai). Chắc hẳn cha mẹ sẽ không thôi lo lắng nếu bé cứ đau bụng mà tìm lên tìm xuống không ra nguyên nhân. Nếu cha mẹ nắm được chìa khóa sau, mọi việc đơn giản hơn rất nhiều.

Đau bụng là 1 trong 3 dạng đau phổ biến nhất ở trẻ em (đau bụng, đau đầu, đau tai). Chắc hẳn cha mẹ sẽ không thôi lo lắng nếu bé cứ đau bụng mà tìm lên tìm xuống không ra nguyên nhân. Nếu cha mẹ nắm được chìa khóa sau, mọi việc đơn giản hơn rất nhiều.

(Ảnh minh họa)

Thế nào là đau bụng mạn? (đau bụng kéo dài)?

Đau bụng mạn là tình trạng đau kéo dài ít nhất 2 tháng và đau xuất hiện với tần số ít nhất 1 lần mỗi tuần.

Dấu hiệu "cảnh báo'' cơn đau nguy hiểm?

  • Đau ¼ trên hoặc dưới bụng bên phải dai dẳng
  • Đau làm trẻ thức giấc về đêm
  • Khó nuốt
  • Ói dai dẳng
  • Đau khớp
  • Bệnh quanh trực tràng 
  • Tiêu ra máu
  • Giảm cân không chủ ý
  • Tiêu chảy về đêm.

 Có thiết siêu âm cho tất cả các ca đau bụng?

 Không cần thiết, vì sẽ không phát hiện được gì. Chỉ thực hiện siêu âm nếu nghi ngờ bệnh ngoại khoa (đau bụng cấp) như: ruột thừa viêm, lồng ruột.

Lời khuyên của bác sĩ

- Nên sổ giun định kỳ, đừng nghĩ ở thành phố sạch sẽ là không nhiễm giun. Nếu trẻ bị táo bón thì nên điều trị táo bón cho tốt, vì táo bón cũng thể là nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn ở trẻ.

- Với trẻ 7 - 8 tuổi trở lên, khi trẻ than đau/nóng/rát ở thượng vị/sau xương ức thì nên điều trị thử 1 đợt PPI (omeprazol, esomeprazole).

BS Trần Văn Công

Chuyên khoa Nhi, Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare

- 24-07-2018 -

Bài viết liên quan