Hướng dẫn đo chiều cao, cân nặng, chu vi vòng đầu

Để hiểu đúng tốc độ tăng trưởng của trẻ, một chỉ số cân nặng không bao giờ là đủ. Bạn không thể nói con tôi không lớn lên, khi bé ngày một cao và không còn mặc vừa quần áo cũ. Tương tự, chu vi vòng đầu cảnh báo các vấn đề cần được theo dõi. Ví dụ: vòng đầu phát triển quá nhanh có thể gợi ý chứng não úng thủy; phát triển quá chậm có thể là dấu hiệu của tật đầu nhỏ.

Monday, 24/05/2021

Hướng dẫn cân, đo cho trẻ tại nhà

Trước hết, khi cân đo, cha mẹ cần lưu ý không để trẻ mang giày, mặc những bộ quần áo nặng nề, tã chưa thay, đội mũ nón...

1. Chiều cao

  • Đo trên mặt phẳng cứng, bức tường cứng và phẳng
  • Trẻ đứng thẳng, lưng song song với tường, gót chân chạm tường. Đối với trẻ chưa đứng thẳng được, cha mẹ cho trẻ nằm trên mặt phẳng, bàn chân chạm tường, hướng nằm vuông góc với chân tường
  • Mắt nhìn thẳng
  • Dùng một vật cứng và thẳng, như 1 cuốn sách hoặc cây thước đặt trên đầu trẻ sao cho song song với sàn nhà, chạm vào tường phía sau
  • Đánh dấu điểm chạm của vật hoặc thước cây trên tường
  • Đo chiều dài từ điểm đánh dấu xuống chân tường, chú ý khi đo thì đường thẳng phải vuông góc với vạch chỉ chân tường, không được xéo

2. Cân nặng

  • Nên dùng cân điện tử, đặt cân trên mặt sàn cứng
  • Trẻ lớn nên đứng với 2 bàn chân ở trung tâm của cân
  • Em bé nhỏ nên nằm yên trên cân sơ sinh, không cân lúc trẻ quấy khóc, cử động mạnh

3. Chu vi vòng đầu

  • Dùng thước dây, hoặc sợi dây không co giãn rồi đo lại chiều dài của sợi dây bằng thước thẳng
  • Vòng thước dây qua đầu sao cho đi qua phần nhô ra nhất của trước trán, và nhô ra nhất ở sau đầu (trên chân mày và tai)
  • Có thể đo 3 lần và lấy số lớn nhất, sai số 0.1cm

Lưu ý

  • Tùy thuộc vào kỹ thuật đo, dụng cụ đo, số liệu luôn có thể không chính xác
  • Một chỉ số không thể nói lên toàn bộ bức tranh. Trẻ có thể sụt cân sau một đợt tiêu chảy, sau đó tăng nhanh trong vài ngày để lấy lại cân nặng cũ. Rồi lại chậm lại sau khi đạt được cân nặng phù hợp với thể trạng.
  • Biểu đồ tăng trưởng cần tối thiểu 3 điểm nối để xác định kênh tăng trưởng (các chỉ số của 3 lần cân đo). Điều này không có nghĩa là cha mẹ phải cân đo trẻ mỗi tháng một lần. Cân đo vào thời điểm nào là phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ và quyết định của bác sĩ riêng của trẻ.

Sau đây là gợi ý khi nào khi nên cân đo trẻ:

  • 2 tuần - 6 tháng: mỗi tháng 1 lần
  • 6 tháng - 12 tháng: mỗi 2-3 tháng 1 lần
  • Trên 12 tháng: theo yêu cầu của bác sĩ riêng
  • “Bình thường” là một định nghĩa khá rộng. Chỉ một kênh tăng trưởng không nói lên được là trẻ có hay không khỏe, hoặc có hay không suy dinh dưỡng
  • Các chỉ số tuổi thơ không hoàn toàn phản ánh chiều cao và cân nặng của trẻ lúc trưởng thành
  • Từ 2 tuổi trở đi, trẻ nên được theo dõi thêm cả biểu đồ thể tích khối cơ thể (Body mass index - BMI) nữa, để phòng ngừa nguy cơ trẻ béo phì hoặc thấp còi.
  • Tất cả các yếu tố còn lại, từ gen di truyền, đến dinh dưỡng, mức độ vận động, hoặc các vấn đề sức khỏe khác đều có thể ảnh hưởng lên tốc độ tăng trưởng của trẻ sẽ được xem xét và đánh giá vào các cuộc hẹn khám tổng quát định kỳ với bác sĩ nhi khoa.

Nguồn tham khảo:

LogoWellcare
Chúng tôi giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh, và khi bạn cần tham vấn y tế, chúng tôi kết nối bạn với những bác sĩ chuyên khoa hàng đầu qua gọi thoại và gọi video.

Download the app

Get it on Google PlayDownload on the App Store

Follow Us

(+84) 028 3622 6822[email protected]LA0208 Lexington Office, 67 Mai Chi Tho, An Phu Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam
© 2015 - 2024 • Wellcare • All Rights Reserved