Chậm tăng trưởng (suy dinh dưỡng) ở trẻ em

“Dinh dưỡng” một cuộc chiến không cân sức, giữa một bên là em bé, với bên còn lại là ông bà, bố mẹ, cô giúp việc, cô bảo mẫu và cả các bà hàng xóm! Đã đến lúc, chúng ta cần phải hiểu cho đúng khái niệm suy dinh dưỡng và chậm tăng trưởng ở trẻ em.

Tuesday, 11/05/2021

Chậm tăng trưởng (Việt Nam gọi chung là suy dinh dưỡng)

Chậm tăng trưởng là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề chậm phát triển ở trẻ em, với các dấu hiệu / triệu chứng thường gặp sau:

  • Kém hoặc chậm tăng cân
  • Đường đi của kênh tăng trưởng (bách phân vị) không đi song song với, thay vào đó cắt các đường còn lại trên biểu đồ tăng trưởng.
  • Trẻ em có kênh tăng trưởng đi dưới phân vị thứ 5 ở biểu đồ chỉ số khối cơ thể (BMI - body mass index).
  • Có các vấn đề về ăn uống hoặc hành vi từ chối ăn
  • Ăn các đồ phi thực phẩm (đất cát, giấy, nước đá)
  • Chậm phát triển các kỹ năng vận động và giao tiếp, trẻ không đạt được các cột mốc về tăng trưởng
  • Có các triệu chứng của trào ngược (dạ dày) và kém hấp thu

Chậm tăng trưởng phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh, trẻ 1-2 tuổi, trẻ ở tuổi mới biết đi; tuy nhiên, kém tăng trưởng lại có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Các bé thường là nhóm trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc trẻ mới biết đi biếng ăn và trẻ có hành vi ăn uống kém, và đã được các bác sĩ nhi đánh giá là “nhẹ cân”.

Nhẹ cân thường được sử dụng để mô tả vấn đề cân nặng; còn chậm tăng trưởng còn liên quan đến cả chiều cao (hoặc “thấp còi”) là một khái niệm khác, mãn tính hơn cần được đánh giá trực tiếp bởi bác sĩ nhi khoa.

Nguyên nhân chậm tăng trưởng (growth disorder) của trẻ

Các bệnh về thận, tim, đường tiêu hóa, phổi, xương hoặc các hệ thống cơ thể khác có thể ảnh hưởng đến sự phát triển. Các triệu chứng hoặc dấu hiệu thể chất ở trẻ mắc các bệnh này thường cung cấp manh mối về căn bệnh gây ra sự chậm phát triển.

Không phát triển

Không phải là một chứng rối loạn tăng trưởng cụ thể, nhưng có thể là dấu hiệu của một tình trạng tiềm ẩn gây ra các vấn đề về tăng trưởng. Trẻ sơ sinh thường giảm cân một chút trong những ngày đầu tiên, nhưng sẽ là vấn đề nếu trẻ không tiếp tục tăng cân và hoặc tăng chậm hơn dự kiến. Nguyên nhân thường là do dinh dưỡng không đầy đủ hoặc do cách cho ăn sai, thường gặp nhất ở trẻ em dưới 3 tuổi. Một số nguyên nhân khác bao gồm nhiễm trùng, bệnh về tiêu hóa, trẻ bị bỏ rơi hoặc bị lạm dụng.

Các bệnh nội tiết

Các bệnh liên quan đến hormone - sứ giả hóa học của cơ thể, nguyên nhân thường liên quan đến sự thiếu hụt hoặc dư thừa hormone, dẫn đến sự suy giảm tăng trưởng ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Thiếu hụt hormone tăng trưởng là một rối loạn liên quan đến tuyến yên. Tuyến yên bị tổn thương hoặc hoạt động sai chức năng sẽ dẫn đến sản xuất không đủ hormone cho sự phát triển bình thường. Còn suy giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone tuyến giáp cần thiết cho sự phát triển bình thường của xương.

Hội chứng Turner

Một trong những rối loạn tăng trưởng di truyền phổ biến nhất ở các bé gái, là hội chứng thiếu nhiễm sắc thể X hoặc nhiễm sắc X bị bất thường. Ngoài tầm vóc thấp bé, các bé gái mắc hội chứng Turner thường có các cơ quan sinh dục phát triển không bình thường vì buồng trứng không trưởng thành và không hoạt động bình thường (buồng trứng là cơ quan sinh dục sản xuất trứng và nội tiết tố nữ).

Nhỏ con không phải là chậm tăng trưởng

Chậm tăng trưởng (Constitutional growth delay): Tình trạng này mô tả những trẻ mặc dù nhỏ bé hơn so với trẻ đồng trang lứa, nhưng thực ra là đang phát triển với tốc độ bình thường. Trẻ thường có "tuổi xương" nhỏ hơn tuổi thực, có nghĩa là sự trưởng thành của xương ít hơn tuổi của trẻ (tính theo năm). Tuổi xương được đo bằng cách chụp X-quang bàn tay và cổ tay và so sánh với kết quả chụp X-quang tiêu chuẩn ở trẻ em cùng tuổi.

Những trẻ này không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của các bệnh ảnh hưởng đến sự tăng trưởng như đã liệt kê bên trên. Trẻ thường có xu hướng dậy thì muộn hơn các bạn đồng trang lứa, trẻ chậm phát triển giới tính, nhưng trẻ sẽ tăng trưởng vượt bậc ở tuổi dậy thì. Nhưng vì trẻ sẽ liên tục phát triển cho đến khi lớn hẳn, nên thường sẽ bắt kịp các bạn khi đạt đến chiều cao trưởng thành. Một trong hai hoặc cả cha và mẹ, hoặc những người họ hàng gần gũi của trẻ thường cũng có kiểu tăng trưởng "hoa nở muộn" tương tự như vậy. Hoa nở muộn, tiếng anh là “late bloomer” là một thuật ngữ để chỉ những đứa trẻ như vậy - và đó là một kiểu tăng trưởng hoàn toàn bình thường.

Nhỏ con do di truyền (Familial or genetic short stature): Đây là tình trạng mà cha mẹ thấp sẽ có xu hướng sinh con thấp. Thuật ngữ này áp dụng cho những đứa trẻ thấp bé và không có bất kỳ triệu chứng nào của các bệnh gây chậm phát triển như liệt kê ở trên. Trẻ em có gia đình thấp bé vẫn có những bước phát triển vượt bậc khi dậy thì và sẽ bước vào tuổi dậy thì ở độ tuổi bình thường, nhưng chúng thường chỉ đạt chiều cao tương đương như cha mẹ chúng mà thôi.

Nguồn hình: healthjade

Một cuộc khám dinh dưỡng và tăng trưởng trên Wellcare sẽ diễn ra như thế nào?

Đây là danh sách các bác sĩ nhi có kỹ năng tốt về khám dinh dưỡng và đánh giá tăng trưởng. Bạn có thể chọn từ đây: https://khamtuxa.vn/bac-si/khoa/dinh-duong

Trước khi khám:

  • Bạn đặt hẹn sớm để có thời gian điền thông tin vào bệnh án điện tử có sẵn theo hướng dẫn của các bác sĩ và trợ lý y khoa.
  • Theo dõi kỹ và nắm rõ những gì trẻ ăn và uống hàng ngày: Nên ghi chép và lưu trữ từ trước nhật ký thực phẩm bao gồm cả chất và lượng
  • Bệnh án điện tử và biểu đồ tăng trưởng: trên ứng dụng Wellcare có sẵn cho bạn điền, tải app tại đây: https://khamtuxa.vn/download

Trong khi khám:

  • Trong cuộc nói chuyện: Bác sĩ sẽ đánh giá đánh giá toàn diện; nếu bạn có nhiều câu hỏi, nên dành ít nhất một giờ đồng hồ (60 phút) cho buổi tư vấn đầu tiên.
  • Có thể mời người nhà cùng tham dự buổi thảo luận: bao gồm cha và mẹ, ông bà nội ngoại hoặc người giúp việc - những người chăm sóc và nuôi dưỡng bé hàng ngày.
  • Nếu muốn có nhiều thời gian để tập trung vào nội dung tư vấn, bạn nên upload video bé lên bệnh án trước khi tư vấn, và cân nhắc nhờ người trông nom bé ở không gian khác trong lúc người lớn thảo luận với bác sĩ.

Sau khi khám:

  • Cha mẹ không nhất thiết phải có cuộc hẹn, vẫn có thể vào sổ khám điện tử của trẻ trên app Wellcare để tiếp tục lưu trữ và theo dõi tốc độ tăng trưởng của trẻ
  • Cha mẹ có thể gửi các Câu hỏi ngắn đến các bác sĩ khi có các thắc mắc đơn giản và nhận phản hồi trong vòng 24 giờ, đây là câu hỏi tiếp nối kết quả khám dinh dưỡng trước đó nên người bác sĩ đã khám sẽ có đầy đủ thông tin của cuộc khám trước để theo dõi tiếp cho trẻ.
  • Nếu có nhiều hơn một thắc mắc đơn giản về dinh dưỡng về tăng trưởng, cha mẹ luôn có thể đặt các cuộc tái khám và yên tâm là bác sĩ Wellcare luôn xem kỹ lại bệnh án trước khi bước vào mỗi cuộc khám từ xa.

Dịch vụ khám dinh dưỡng và tăng trưởng trên Wellcare - đánh giá đúng tốc độ tăng trưởng của trẻ!

Các bước đặt Khám từ xa

Bước 1 đăng ký khám: Chọn bác sĩ và thời gian khám: https://khamtuxa.vn/bac-si/kho...Bước 2 thanh toán phí: Wellcare hỗ trợ các hình thức thanh toán trực tuyến và tiền mặt tại các siêu thị và cửa hàng tiện lợi. Sau khi thanh toán hoàn tất, bạn sẽ nhận được xác nhận qua tin nhắn kèm hồ sơ bệnh án điện tử của bé.Bước 3 bổ sung bệnh án: Bác sĩ hoặc trợ lý y khoa của Wellcare sẽ hướng dẫn bạn bổ sung thêm các thông tin, hình ảnh, video… cần thiết.Bước 4 khám đúng giờ: đến giờ hẹn, bạn gọi thoại hoặc gọi video với bác sĩ.

Cần hướng dẫn thêm, vui lòng liên hệ zalo: https://zalo.me/wellcare để được hỗ trợ.

LogoWellcare
Chúng tôi giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh, và khi bạn cần tham vấn y tế, chúng tôi kết nối bạn với những bác sĩ chuyên khoa hàng đầu qua gọi thoại và gọi video.

Download the app

Get it on Google PlayDownload on the App Store

Follow Us

(+84) 028 3622 6822[email protected]LA0208 Lexington Office, 67 Mai Chi Tho, An Phu Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam
© 2015 - 2024 • Wellcare • All Rights Reserved