Đau xương cụt là dấu hiệu của bệnh gì?

Tình trạng đau xương cụt có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như: gai đôi cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa xương khớp, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, các khối u ở khoang chậu... Gọi thoại - Gọi video tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Nội cơ xương khớp để được tư vấn và hướng dẫn điều trị bệnh.
Wednesday, 25/07/2018

Đau xương cụt là triệu chứng phổ biến ở người cao tuổi, nữ giới, nhân viên văn phòng, tình trạng này thường khởi phát đột ngột và tự biến mất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơn đau có thể kéo dài nhiều giờ, thậm chí vài ngày hoặc vài tháng, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

**Đau xương cụt là dấu hiệu của bệnh gì? **

Tình trạng đau xương cụt có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như: 

- Gai đôi cột sống: Đây là một dạng bệnh lý bẩm sinh do phần cột sống khi vừa sinh không được đóng kín hoàn toàn. Nếu không khắc phục từ nhỏ, bệnh sẽ phát triển và gây đau cột sống, trong đó có đau xương cụt.

- Thoát vị đĩa đệm: Nếu cột sống thắt lưng bị thoát vị đĩa đệm có thể gây đau nhức và lan đến vùng xương cụt, khi chèn ép thần kinh tọa còn gây đau chân và phát sinh nhiều biến chứng khác.- Thoái hóa xương khớp: Cột sống thắt lưng và xương cụt là những vị trí thường bị thoái hóa sớm do phải vận động nhiều và chịu áp lực từ trọng lượng của cơ thể, vì thế sẽ thường xuyên bị đau nhức và khó chịu.- Bệnh phụ khoa như: viêm nhiễm cơ quan sinh dục, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, có khối u ở khoang chậu…Ngoài ra, tình trạng ngồi đau xương cụt còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như: phụ nữ khi mang thai có trọng lượng cơ thể tăng gây áp lực lên cột sống và xương cụt khi ngồi, đặt vòng tránh thai không đúng kỹ thuật, các bệnh lý ở hệ tiết niệu, làm việc nặng nhọc không nghỉ ngơi hợp lý, thiếu hụt canxi, chấn thương…

Bạn nên làm gì khi bị đau xương cụt?

Đau xương cụt thường tự biến mất trong vòng vài tuần hay vài tháng. Tuy nhiên, để hạn chế cơn đau, bạn nên:- Hơi ngả người về trước khi ngồi;- Ngồi lên gối hay nệm hình chữ V;- Chườm nóng hay lạnh vào khu vực đau;- Sử dụng thuốc giảm đau như nhóm thuốc NSAIDs (thuốc kháng viêm không steroid).Nếu cơn đau không cải thiện và biến thành mạn tính, bạn cần thăm khám bác sĩ ngay. Họ sẽ tiến hành chụp X-quang và chụp cộng hưởng từ để phát hiện dấu hiệu tổn thương như gãy nứt xương hay khối u đè lên xương.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Khi xuất hiện các triệu chứng như đau vùng xương cụt kéo dài, đau lan đến vùng hông, đùi, cứng cơ, khớp háng... làm hạn chế vận động thì nên khám bác sĩ.

## Khám từ xa với các bác sĩ giỏi chuyên khoa Nội cơ xương khớp  - Bạn có thể lựa chọn Gọi thoại hoặc Gọi video ngay tại nhà cho các bác sĩ trên kênh Khám từ xa Wellcare để được tư vấn và hướng dẫn điều trị khi xuất hiện các triệu chứng kể trên.  - Trước khi khám, bác sĩ sẽ xem trước hình ảnh hoặc video các xét nghiệm, x-quang, đơn thuốc mà bạn gửi và triệu chứng mà bạn mô tả để đưa ra lời khuyên chính xác nhất.  - Sau khi tư vấn xong, bác sĩ sẽ dặn dò, chẩn đoán và kê toa cho bạn.  >> Chọn bác sĩ chuyên khoa Nội cơ xương khớp khám từ xa >> Xem hướng dẫn Khám từ xa

Kênh Khám từ xa Wellcare tổng hợp

Theo coxuongkhoppcc.com

Đăng ký Khám từ xa

LogoWellcare
Đối tác sức khỏe TIN CẬYChúng tôi giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh, và khi bạn cần tham vấn y tế, chúng tôi kết nối bạn với những bác sĩ chuyên khoa hàng đầu qua gọi thoại và gọi video.
Thông tin công ty
(+84) 28 3622 6822[email protected]LA0208 Lexington Office, 67 Mai Chi Tho, An Phu Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam
Tải ứng dụng
Theo dõi
© 2015 - 2024 • Wellcare • All Rights Reserved