Co giật sùi bọt mép có phải dấu hiệu của bệnh động kinh không?

Hiện tượng co giật, sùi bọt mép có thể là dấu hiệu của bệnh động kinh. Bệnh nhân bị động kinh sẽ chuyển từ trạng thái bình thường sang trạng thái co giật đột ngột, không kiểm soát. Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị.
Thursday, 16/08/2018

**Hiện tượng co giật, sùi bọt mép có thể là dấu hiệu của bệnh động kinh. Bệnh nhân bị động kinh sẽ chuyển từ trạng thái bình thường sang trạng thái co giật đột ngột, không kiểm soát. **

(Ảnh minh họa)

Triệu chứng thường gặp của bệnh thần kinh

Biểu hiện cụ thể của động kinh: 

- Chân tay bắt đầu co giật.

- Mắt trợn ngược, chuyển sang màu trắng không kiểm soát.

- Miệng sùi bọt mép/ nước miếng.

- Da chuyển sang trạng thái tím tái.

- Bệnh nhân chuyển sang trạng thái vô thức.

- Thời gian lên cơn co giật động kinh có thể từ vài giây đến 5 phút. Một số trường hợp cá biệt có thể kéo dài lâu hơn.

- Sau khi tỉnh dậy có biểu hiện mệt mỏi, đau sau gáy, vai, bắp tay.

- Có biểu hiện buồn ngủ (tình trạng này còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh).

- Tiểu ra quần. Một số trường hợp bệnh nhân lên cơn có giật, không kiểm soát được đã tiểu ra quần.

- Bệnh nhân có biểu hiện cắn lưỡi.

Cách xử lý cơn co giật sùi bọt mép

Khi thấy một người lên cơn động kinh, cần làm những việc sau:- Trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện cắn lưỡi, cần lấy chiếc đũa hoặc khăn sạch ngáng ngang miệng để bệnh nhân không cắn lưỡi. Lưu ý: Không được để chiều dọc theo chiều vào miệng.

- Đặt bệnh nhân nằm trên bề mặt phẳng, loại bỏ các vật cứng, sắc nhọn xung quanh.

- Nên gối đầu bệnh nhân bằng một chiếc áo, khăn hoặc gối mềm, nghiêng đầu sang một bên, tránh đỡm dãi gây bít tắc đường thở. Đồng thời, nới lỏng quần áo, giữ tư thế người bệnh thoải mái, không cố định quá chặt. 

- Không vắt nước chanh nhỏ vào miệng bệnh nhân, vì việc này không có tác dụng cắt cơn và nước chanh sẽ chảy vào khí quản gây khó thở. 

- Theo dõi “trông chừng liên tục”, cần tiếp xúc thân mật ngay sau khi người bệnh thoát khỏi cơn co giật vì lúc này người bệnh chưa tỉnh hẳn, dễ có hành vi vô ý gây nguy hiểm.

- Đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay nếu cơn co giật xảy ra liên tục.

Khám từ xa Wellcare tổng hợp

Đăng ký Khám từ xa

LogoWellcare
Đối tác sức khỏe TIN CẬYChúng tôi giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh, và khi bạn cần tham vấn y tế, chúng tôi kết nối bạn với những bác sĩ chuyên khoa hàng đầu qua gọi thoại và gọi video.
Thông tin công ty
(+84) 28 3622 6822[email protected]LA0208 Lexington Office, 67 Mai Chi Tho, An Phu Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam
Tải ứng dụng
Theo dõi
© 2015 - 2024 • Wellcare • All Rights Reserved