Co giật mí mắt

Co giật mí mắt là triệu chứng của bệnh gì? Khi nào cần khám từ xa với bác sĩ? Gọi thoại - Gọi video tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Mắt trên hệ thống Khám từ xa Wellcare. Xem chẩn đoán, dặn dò và toa thuốc sau khi tư vấn.
Monday, 16/10/2017

Co giật mí mắt. (Ảnh: Mr. Healthy Life)

Định nghĩa

Co giật mí mắt (Eye twitching), co thắt mí mắt (eyelid spasm) và co giật mi tự phát (blepharospasm) là những thuật ngữ được dùng để chỉ ba triệu chứng khác biệt. Ba triệu chứng này được gây ra bởi những nguyên nhân khác nhau.Co giật mí mắt (Myokymia) chỉ ảnh hưởng đến vùng mí mắt, xảy ra ở cả mí trên và mí dưới, nhưng không xảy ra đồng thời. Co giật mí mắt có thể từ nhẹ đến nặng và gây khó chịu. Triệu chứng này thường biến mất trong một thời gian ngắn nhưng có thể tái phát trong một vài giờ, vài ngày hoặc lâu hơn.Co giật mí mắt lành tính (benign essential blepharospasm) bắt đầu khi cả hai mắt nháy liên tục và có thể tăng dần đến nỗi bạn phải đóng chặt mắt. Loại co giật mí mắt này thường không phổ biến nhưng lại cực kỳ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.Co giật nửa mặt (Hemifacial spasm) liên quan đến những cơn co giật của các cơ nằm một bên mặt, bao gồm cả cơ mí mắt.

Nguyên nhân gây co giật mí mắt

Nguyên nhân gây co giật mí mắt gồm:

  • Uống rượu
  • Ánh sáng chói
  • Thừa caffeine
  • Mệt mỏi
  • Kích ứng mắt hoặc bên trong mí mắt
  • Làm việc quá sức
  • Hút thuốc
  • Áp lực
  • Gió.

Co giật mí mắt có thể là một triệu chứng của những bệnh sau đây:

  • Viêm mí mắt
  • Chợt giác mạc (giác mạc bị trầy xước)
  • Khô mắt (khả năng tạo nước mắt giảm)
  • Quặm mi
  • Bệnh Glaucoma
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng
  • Lông xiêu (Trichiasis)
  • Viêm màng bồ đào.

Co giật mắt rất hiếm khi là dấu hiệu của những rối loạn não bộ và hệ thần kinh nhất định, hoặc nếu có, thì nó luôn luôn phải đi kèm với các dấu hiệu và triệu chứng khác.Các rối loạn não bộ và hệ thần kinh có thể gây co giật mắt bao gồm:

  • Liệt dây thần kinh mặt
  • Loạn trương lực cơ cổ (Cervical dystonia), khiến cổ co giật bất ngờ và khiến đầu quay ở vị trí khiến bạn khó chịu.
  • Loạn trương lực cơ (Dystonia), gây co thắt cơ không tự chủ và ảnh hưởng đến một phần cơ thể bị xoay hoặc biến dạng
  • Đa xơ cứng
  • Loạn trương lực cơ hàm-miệng và cơ mặt
  • Hội chứng Tourette.

Co giật mí mắt có thể là do tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là thuốc dùng để điều trị động kinh và rối loạn tâm thần. Co giật mí mắt đôi khi là dấu hiệu sớm của rối loạn chuyển động mãn tính, đặc biệt nếu kèm theo những co giật khác trên mặt.

Khi nào cần gặp bác sĩ ?

Co giật mí mắt có thể tự khỏi trong vòng một vài ngày hoặc vài tuần sau khi nghỉ ngơi, xả stress và giảm sử dụng các thức uống chứa caffeine.Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Mắt hoặc đến bệnh viện nếu:

  • Tình trạng co giật kéo dài trong nhiều tuần
  • Mí mắt bị sụp xuống hoàn toàn mỗi lần bạn bị co giật mí mắt hoặc bạn gặp khó khăn trong việc mở mắt
  • Tình trạng co giật ảnh hưởng đến các phần khác của mặt
  • Mắt đỏ, sưng hoặc có ghèn
  • Mí mắt rũ xuống.

Biên dịch bởi Wellcare(Nguồn: Mayo Clinic)

Đăng ký Khám từ xa

LogoWellcare
Đối tác sức khỏe TIN CẬYChúng tôi giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh, và khi bạn cần tham vấn y tế, chúng tôi kết nối bạn với những bác sĩ chuyên khoa hàng đầu qua gọi thoại và gọi video.
Thông tin công ty
(+84) 28 3622 6822[email protected]LA0208 Lexington Office, 67 Mai Chi Tho, An Phu Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam
Tải ứng dụng
Theo dõi
© 2015 - 2024 • Wellcare • All Rights Reserved