Chảy Máu Cam

Wednesday, 04/09/2024

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin này không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn và kết luận từ chuyên gia y tế, hướng dẫn điều trị khẩn cấp hoặc quy trình đào tạo sơ cứu chính thức. Không sử dụng thông tin này để chẩn đoán hoặc xây dựng kế hoạch điều trị cho bất kỳ vấn đề sức khỏe hoặc bệnh lý nào mà chưa tham vấn trực tiếp với chuyên gia y tế. Nếu bạn đang ở trong một tình trạng y tế khẩn cấp hoặc đe dọa đến tính mạng, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ các cơ sở y tế ngay lập tức.

Chảy máu mũi, còn được gọi là chảy máu cam (epistaxis), là tình trạng phổ biến. Xảy ra khi các mạch máu mềm trong mũi bị vỡ. Nguyên nhân chảy máu cam phổ biến có thể bao gồm thay đổi theo mùa, khô, gãi, một số loại thuốc uống và chấn thương. Những người đang uống thuốc làm loãng máu có thể bị chảy máu cam nặng hơn những người khác. Thông thường, chảy máu cam chỉ gây khó chịu và hiếm khi là một vấn đề bệnh lý nghiêm trọng.

Khi nào cần được cấp cứu?

Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ y tế khẩn cấp, nếu:

  • Chảy máu cam với lượng máu nhiều bất thường.
  • Chảy máu cam kéo dài hơn 30 phút.
  • Cảm thấy yếu mệt hoặc choáng váng.
  • Chảy máu cam sau khi bị ngã hoặc bị tai nạn. Bởi vì chảy máu sau khi bị ngã hoặc bị thương ở đầu hoặc ở mặt có thể là dấu hiệu bạn đã bị gãy mũi.

Tự sơ cứu với chảy máu cam thông thường

  • Ngồi dậy và nghiêng người về phía trước. Ngẩng cao đầu. Nghiêng người về phía trước để máu không chảy xuống cổ họng, vì như vậy có thể khiến bạn bị nghẹn hoặc đau bụng.
  • Nhẹ nhàng xì mũi. Để làm sạch bất kỳ cục máu đông nào.
  • Bóp mũi. Dùng ngón tay cái và một ngón khác bóp lại để bịt cả hai lỗ mũi. Thở bằng miệng. Tiếp tục bóp trong vòng 10 đến 15 phút. Bóp mũi giúp gây áp lực lên các mạch máu và ngăn chặn lưu lượng máu đến khu vực này.

Nếu máu không ngừng chảy, hãy tiếp tục bóp mũi lại trong tối đa 15 phút. Đừng buông tay trong ít nhất năm phút dù là để kiểm tra xem máu đã cầm chưa. Đến cơ sở y tế gần nhất nếu máu không ngừng chảy sau lần bóp thứ hai.

  • Ngăn ngừa chảy máu cam. Đừng ngoáy hoặc xì mũi. Và đừng gục đầu xuống dưới ở mức thấp hơn tim, cũng không được nâng vật nặng trong nhiều giờ sau đó. Nhẹ nhàng bôi gel dưỡng ẩm mũi (Ayr), thuốc mỡ kháng sinh (Neosporin) hoặc gel khoáng (Vaseline) vào bên trong mũi. Bôi nhiều thuốc mỡ vào phần giữa mũi, còn gọi là vách ngăn. Có thể dùng thêm máy Hơi nước, máy tạo độ ẩm hoặc chườm đá ngang sống mũi nếu muốn.
  • Nếu bị chảy máu cam lần nữa, hãy thử lại các bước sơ cứu. Lần này, xịt cả hai bên mũi bằng thuốc xịt mũi có chứa oxymetazoline (Afrin). Tuy nhiên lưu ý chỉ xịt thuốc sau khi xì mũi. Sau đó bóp mũi lại. Đến cơ sở y tế gần nhất nếu máu không ngừng chảy.

Khi nào cần gọi bác sĩ?

Hãy cần được tư vấn với bác sĩ, nếu:

Bạn bị chảy máu cam thường xuyên

Bạn có thể cần được đốt mạch máu. Đốt điện là phương pháp đốt và bịt kín mạch máu bằng dòng điện, bạc nitrat hoặc tia laser. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể băng mũi bằng gạc đặc biệt hoặc bóng cao su bơm hơi. Cả hai phương pháp này đều gây áp lực lên mạch máu và giúp cầm máu.

Bạn bị chảy máu cam và đang dùng thuốc làm loãng máu

Nếu bạn đang uống các loại thuốc như aspirin hoặc warfarin (Jantoven), bác sĩ có thể sẽ cần phải điều chỉnh liều thuốc.

Hãy cân nhắc sử dụng máy tạo độ ẩm. Bổ sung thêm độ ẩm trong nhà có thể giúp giảm chảy máu cam.

Biên dịch bởi Wellcare (Nguồn: Mayo Clinic) - 21-01-2023

Đăng ký Khám từ xa

LogoWellcare
Đối tác sức khỏe TIN CẬYChúng tôi giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh, và khi bạn cần tham vấn y tế, chúng tôi kết nối bạn với những bác sĩ chuyên khoa hàng đầu qua gọi thoại và gọi video.
Thông tin công ty
(+84) 28 3622 6822[email protected]LA0208 Lexington Office, 67 Mai Chi Tho, An Phu Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam
Tải ứng dụng
Theo dõi
© 2015 - 2024 • Wellcare • All Rights Reserved