Buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn là triệu chứng của bệnh gì? Khi nào cần khám từ xa với bác sĩ? Gọi thoại - Gọi video tư vấn với bác sĩ giỏi trên hệ thống Khám từ xa Wellcare. Xem chẩn đoán, dặn dò và toa thuốc sau khi tư vấn.
Monday, 16/10/2017

(Ảnh minh họa)

Định nghĩa

Buồn nôn và nôn là hai triệu chứng rất phổ biến trong cuộc sống. Buồn nôn và nôn thường là do viêm dạ dày, ruột hay do ốm nghén trong những tháng đầu khi mang thai.Nhiều loại thuốc cũng có thể gây buồn nôn và nôn, ví dụ như thuốc gây mê dùng trong phẫu thuật. Buồn nôn và nôn thường không phải là một triệu chứng  nghiêm trọng, và hiếm khi gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Nguyên nhân gây buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn có thể xảy ra riêng lẻ hoặc đồng thời. Nguyên nhân thường gặp bao gồm: hóa trị, liệt dạ dày (cơ dạ dày không hoạt động), gây mê, tắc ruột, say tàu xe, ốm nghén, đau nửa đầu, vi rút Rota, cúm dạ dày, viêm dây thần kinh tiền đình.Các nguyên nhân khác có thể gây buồn nôn và nôn bao gồm:

  • Rối loạn sử dụng rượu
  • Sốc phản vệ (ở trẻ em)
  • Chán ăn tâm thần (biếng ăn tâm lý)
  • Viêm ruột thừa
  • Chóng mặt lành tính do tư thế (BPPV)
  • Khối u não (cả ung thư và không phải ung thư)
  • Chứng háu ăn
  • Viêm túi mật
  • Viêm túi mật (túi mật sưng)
  • Hội chứng nôn ói theo chu kỳ
  • Khủng hoảng (trầm cảm)
  • Chóng mặt
  • Ketoacidosis (nhiễm xeton axit: một tình trạng nghiêm trọng có thể khiến bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường bị hôn mê, thậm chí dẫn tới tử vong)
  • Nhiễm trùng tai (tai giữa)
  • Ngộ độc thực phẩm
  • Rối loạn lo âu lan tỏa
  • GERD (bệnh trào ngược dạ dày)
  • Thoát vị giai đoạn
  • Suy tim
  • Sỏi mật
  • Sốt (ở trẻ em)
  • Tràn dịch não (bất thường về não bẩm sinh)
  • Cường cận giáp (parathyroid hoạt động quá mức)
  • Cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức)
  • Suy tuyến cận giáp (parathyroid động kém)
  • Thiếu máu cục bộ đường ruột
  • Lách to
  • Tụ máu nội sọ
  • Lồng ruột (ở trẻ em)
  • Viêm tá tràng (viêm phần đầu của ruột non)
  • Ung thư gan
  • Suy gan
  • Thuốc (bao gồm: Aspirin, thuốc chống viêm, thuốc tránh thai, digitalis, thuốc ngủ và thuốc kháng sinh)
  • Bệnh Meniere  (là một rối loạn ở tai trong gây ra những cơn chóng mặt tự phát, cảm giác xoay tròn, kèm theo sự mất thính lực dao động, ù tai, …)
  • Viêm màng não
  • Dị ứng sữa (ở trẻ sơ sinh và trẻ em)
  • Bệnh ung thư tuyến tụy
  • Viêm tụy
  • Loét dạ dày
  • U giả não bộ
  • Hẹp môn vị (ở trẻ sơ sinh)
  • Xạ trị
  • Cơn đau
  • Chấn thương sọ não.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ giỏi trên hệ thống Khám từ xa Wellcare ngay nếu buồn nôn và nôn kèm theo các triệu chứng khác, như:

  • Tức ngực
  • Đau bụng dữ dội hoặc bị chuột rút
  • Mắt mờ
  • Ngất xỉu
  • Đầu óc không còn minh mẫn
  • Da lạnh và nhợt nhạt
  • Sốt cao và cứng cổ
  • Chất nôn có lẫn phân hoặc có mùi hôi của phân.

Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu:

  • Buồn nôn và ói mửa kèm theo đau hoặc nhức đầu dữ dội, đặc biệt nếu bạn không bị đau đầu từ trước
  • Không thể ăn hoặc uống trong vòng 12 giờ đối với người lớn và 8 giờ đối với trẻ em
  • Bạn có dấu hiệu hoặc triệu chứng của mất nước như khát nước, khô miệng, đi tiểu thường xuyên, nước tiểu sẫm màu, mệt mỏi, chóng mặt, hoặc khi đứng đầu có cảm giác lâng lâng
  • Trong bãi nôn có chứa máu, có màu như bã cà phê hoặc có màu xanh lá cây

Gọi tư vấn với bác sĩ nếu:

  • Nôn mửa kéo dài hơn 2 ngày đối với người lớn, 24 giờ cho trẻ em dưới 2 tuổi hoặc 12 giờ đối với trẻ sơ sinh.
  • Triệu chứng buồn nôn và nôn mửa kéo dài hơn một tháng.
  • Giảm cân không lý do đi kèm với buồn nôn và nôn mửa.

Trước khi tìm đến sự hỗ trợ từ các bác sĩ, bạn cũng có thể thử các biện pháp tự chăm sóc sau:

  • Cho cơ thể nghỉ ngơi vì hoạt động nhiều và không nghỉ ngơi đầy đủ có thể là nguyên nhân gây buồn nôn và nôn.
  • Bổ sung nước bằng cách uống từng ngụm nước nhỏ, có thể uống các loại nước như nước gừng, nước chanh và nước trà bạc hà.
  • Tránh hít phải những mùi nặng như thức ăn có mùi, nước hoa, khói, mùi phòng ẩm mốc, mùi xe khách... Ngoài ra, cũng cần tránh những tác nhân khác như ánh đèn sáng nhấp nháy liên tục.
  • Ăn thức ăn nhạt, hãy ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa như bánh quy hoặc bánh mì nướng, ngoài ra nên bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng như ngũ cốc, trái cây, những thực phẩm có chứa lượng protein cao, giàu carbohydrate. Tránh các thức ăn béo và cay.
  • Nếu bạn bị nôn mửa khi đi tàu xe, bạn nên chuẩn bị thuốc uống hoặc thuốc dán chống say tàu xe được bán rộng rãi tại các hiệu thuốc.
  • Nếu bạn đang ốm nghén, hãy ăn một vài chiếc bánh quy trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng để làm giảm tình trạng buồn nôn và nôn mửa.

Biên dịch bởi Wellcare(Nguồn: Mayo Clinic)

Đăng ký Khám từ xa

LogoWellcare
Đối tác sức khỏe TIN CẬYChúng tôi giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh, và khi bạn cần tham vấn y tế, chúng tôi kết nối bạn với những bác sĩ chuyên khoa hàng đầu qua gọi thoại và gọi video.
Thông tin công ty
(+84) 28 3622 6822[email protected]LA0208 Lexington Office, 67 Mai Chi Tho, An Phu Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam
Tải ứng dụng
Theo dõi
© 2015 - 2024 • Wellcare • All Rights Reserved