Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người đang cai nghiện ma túy

Khi người nghiện ma túy nghĩ đến cai nghiện thì tức là lúc đó cơ thể họ đang trong quá trình suy kiệt rồi bởi vì sử dụng ma túy không chỉ khiến tinh thần con người hưng phấn mà còn khiến người ta có cảm giác không thèm ăn, không buồn ngủ. Tình trạng này có thể kéo dài đến mấy ngày và hậu quả có thể nhận thấy được qua việc sụt giảm cân nhanh chóng và những vết thâm nơi khóe mắt.

Những người nghiện ma túy thường là những con “ma ốm” vì không những sức khỏe của họ suy giảm, hệ miễn dịch kém mà còn vì thân hình còm nhom, gầy gò của họ.

Tống quan chế độ ăn uống, sinh hoạt của người nghiện ma túy

Khi người nghiện ma túy nghĩ đến cai nghiện thì tức là lúc đó cơ thể họ đang trong quá trình suy kiệt rồi bởi vì sử dụng ma túy không chỉ khiến tinh thần con người hưng phấn mà còn khiến người ta có cảm giác không thèm ăn, không buồn ngủ. Tình trạng này có thể kéo dài đến mấy ngày và hậu quả có thể nhận thấy được qua việc sụt giảm cân nhanh chóng và những vết thâm nơi khóe mắt.

Người nghiện ma túy chán ăn bởi vì ma túy khiến họ mất đi cảm giác ngon miệng và không cảm thấy đói. Các chất độc trong ma túy làm nhiễu loạn hệ thần kinh trung ương và làm liệt cơ chế tiết dịch tiêu hóa ở miệng nên có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thèm ăn của bệnh nhân. Thế nên dù món ăn trước mặt họ trông có vẻ hấp dẫn bao nhiêu thì khi ăn họ cũng thấy ăn không ngon.

Không chỉ thế, chất độc từ ma túy kích thích đến hệ thần kinh còn khiến họ mất ngủ nhưng không cảm thấy mệt mỏi. Thế nên dù con người trước đó có khỏe mạnh đến đâu, sau khi nghiện thuốc liên tục mất ăn mất ngủ thì cũng sẽ sớm suy sụp.

Để cải thiện bệnh lý chán ăn và mất ngủ cho người nghiện, các bác sĩ sẽ kê một số thuốc khắc phục tình trạng trì trệ tiêu hóa và một số thuốc an thần giúp người nghiện ngủ được. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc này phải được phối hợp nhịp nhàng với chế độ dinh dưỡng hợp lý để cải thiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Ngoài ra, việc uống thuốc này còn phải kết hợp với các bài tập xoa bóp vùng mặt, miệng và cổ để kích thích cơ chế tiết nước bọt để tạo cảm giác thèm ăn cho người bệnh.

Chế độ ăn uống cho người nghiện ma túy

Người nghiện ma túy thường thiếu hầu hết các chất dinh dưỡng, nhất là đạm, chất béo và các vitamin… nên chế độ ăn cần phải đủ 4 nhóm dinh dưỡng (đạm, tinh bột, chất béo, rau củ quả và các vitamin).

Tuy nhiên, để họ ăn được ngon miệng thì không hề đơn giản. Bởi nguyên nhân không thèm ăn nên khi ta nấu ăn cho họ, chỉ cần họ chịu đưa vào miệng là thành công bước đầu của việc chống suy dinh dưỡng cho người nghiện rồi. Hơn nữa do người nghiện thường ăn kém và thường có tổn thương từ dạ dày nên khi chăm sóc người bệnh, bạn nên cho bệnh nhân ăn thức ăn lỏng và chia làm nhiều bữa.

Khẩu phần thức ăn cho người cai nghiện phải được bố trí đủ thành phần hóa học và dinh dưỡng như sau:

1. Chất đạm

Cơ thể người cai nghiện đã bị kiệt quệ nguồn năng lượng lấy từ mỡ và đường dự trữ nên việc cung cấp chất đạm từ thịt cho bệnh nhân là tiếp nguồn cung cấp năng lượng cho sự tồn tại sự sống của cơ thể.

Nguồn cung cấp: Các chất đạm mà người nghiện nên ăn là thịt bò, lợn, gà, tôm, cá, trứng…

2. Vitamin

Cơ thể người nghiện thường thiếu hụt một số loại vitamin rất cần thiết cho cơ thể như vitamin A, vitamin D, vitamin B1, B2, B3, B6…

Vitamin A

Thiếu vitamin A nên người nghiện có thể bị liệt ta chân, mù lòa, chán ăn, tăng áp lực tủy sống. Vitamin A ở huyết tương giảm làm cho dự trữ vitan A ở gan giảm.

Cách khắc phục: Để bù lượng vitamin A cho cơ thể, người nghiện nên dùng các thực phẩm như lòng đỏ trứng, dầu cá, gan lợn. Hơn nữa chúng ta cần cho người nghiện ăn các loại thực phầm này thường xuyên với một lượng nhỏ bổ xung vào các bữa ăn chính.

Vitamin D

Người nghiện thường sợ ánh sáng trời, ấn nấp ở nơi tối tăm nên cơ thể thường thiếu hụt vitamin D nghiêm trọng. Sự thiếu hụt vitamin D làm cho người nghiện có nguy cơ bị co giật, giảm lượng hồng cầu huyết sắc tố, làm tăng hoạt tính của men photphataza trong máu dẫn đến giàm lượng xitrat trong huyết thanh.

Cách khắc phục: Việc sử dụng vitamin D cho người nghiện cần thực hiện theo đúng liều lượng và theo sự chỉ dẫn của bác sĩ bởi nếu sử dụng vitamin D quá liều có thể dẫn tới ngộ độc vitamin A làm giảm khối lượng gan và các khối xương trụ, vôi hóa động mạch chủ. Đối với người cai nghiện, thông thường nên bổ sung vitamin D khoảng 200 UI/ngày.

Vitamin B1

Người nghiện ma tý luôn thiếu vitamin B1 nên cảm thấy không thèm ăn, cơ chân yếu, tim to, loạn nhịp tim và hô hấp. Hơn nữa, lượng vitamin B1 có sẵn trong thức ăn rất ít nên chỉ bổ sung thêm được khoảng 0,10 mg/ngày.

Cách khắc phục: Bạn nên bổ sung Vitamin B1 từ thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Vitamin B2

Cơ thể người nghiện ma túy thiếu B2 nghiêm trọng nên giảm tính thèm ăn, dễ mắc bệnh ngoài da và mắt, dễ nôn mửa, tế bào gan, tế bào thận mất màu, gan tích mỡ, làm thoái hóa buồng trứng ở nữ giới, thoái hóa vỏ myelin ở dây thần kinh hông và tay.

Cách khắc phục: Vitamin B2 có sẵn trong thức ăn. Tuy nhiên nếu trong giai đoạn cai nghiện người bệnh ăn ít thì cần bổ sung thêm 3mg/ngày.

Vitamin B3

Cơ thể người nghiện ma túy thiếu hụt B3 nên thường bị giảm sức đề kháng, đi lại không vững, bị tiêu chảy, giám tăng trọng, sinh bệnh viêm da, cơ chân yếu.

Cách khắc phục: Vitamin B3 cũng có sẵn trong thức ăn như sữa bột, nấm men, ngũ cốc… tuy nhiên nếu bệnh nhân ăn không tốt thì cần bổ sung khoảng 5mg/ngày.

Vitamin B6

Cơ thể người nghiện ma túy thiếu hụt B6 nên thường có dấu hiệu phát bệnh co dật, mất điều vận, hôn mê, chán ăn, sút cân, thiếu máu, tích mỡ ở gan và các chứng bệnh ngoài da.

Cách khắc phục: Vitamin này có nhiều trong các thực phẩm như bột ngũ cốc, bột cá, cà rốt, sữa khô. Tuy nhiên nếu kém ăn người bệnh nên sử dụng liên tục hằng ngày khoảng 5mg.

3. Khoáng đa lượng

Khoáng đa lượng là những nguyên tố khoáng chất dinh dưỡng như Canxi (Ca), Photpho (P), Natri (Na), Clo (Cl). Magie (Mg), Kali(K), Lưu huỳnh (S).

Cách khắc phục: Cơ thể người nghiện luôn thiếu hụt nguyên tố caxi và phốt pho do vậy chúng ta cần bổ xung thiếu hụt Canxi và phốt pho cho người nghiện bằng cách tăng khẩu phần cá trong bữa ăn hàng ngày.

4. Khoáng vi lượng

Khoáng vi lượng thuộc loại “vi dinh dưỡng”, đó là các chất Sắt (Fe), Đồng (Cu), Coban (Co), Măng gan (Mn), Selen (Se), Kẽm (Zn), Iot (I) và Crom (Cr). Người nghiện ma túy thường có hệ thống tiêu hóa bị lũng đoạn gây nên chứng kém ăn nên bị thiếu 2 chất là Kẽm và sắt

Cách khắc phục: Nguồn cung cấp vi chất dinh dưỡng Zn là bột cá, còn bổ sung sắt là các thực phẩm như tiết lợn, tiết gà đã luộc chín. Mỗi ngày người nghiện nên ăn khoảng 100 gam tiết gia súc gia cầm luộc chín.

Bạn cũng có thể tham khảo thực đơn trong tuần theo bảng dưới đây:

Chế độ sinh hoạt cho người đang cai nghiện ma túy

Người đang cai nghiện ma túy nên sống ở nơi có môi trường sống lành mạnh, tránh xa những tụ điểm rắc rối phức tạp về tội phạm.

Người đang cai nghiện ma túy nên nhận được sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình, để họ cảm nhận được một gia đình êm ấm, hạnh phúc và có quyết tâm rời xa ma túy. Ngoài ra, họ cũng cần tìm cách bày tỏ tâm sự, cảm xúc của mình với mọi người để tâm lý được tốt hơn, tránh các dấu hiệu bế tắc, stress.

Người cai nghiện nên tập thói quen sinh hoạt theo nề nếp, đi ngủ và thức dậy đúng giờ, nếu bị mất ngủ có thể sử dụng một số loại thuốc ngủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Người cai nghiện nên rèn luyện cách tự thư giãn tinh thần, tự tìm niềm vui trong cuộc sống của mình như nói chuyện cùng bạn bè, đọc sách, xem phim, nghe nhạc, tập thể dục thể thao, tìm việc lao động chân tay để làm nhằm quên đi cảm giác thèm thuốc.

Nếu gặp vấn đề gì trong quá trình cai, bạn Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Cai nghiện trên hệ thống Khám từ xa Wellcare để được hỗ trợ tư vấn kĩ hơn về chế độ ăn uống, sinh hoạt và biện pháp hỗ trợ thích hợp cho người đang cai với ma túy.

Xem thêm:

>>> 12 phương pháp cai nghiện ma túy đã được kiểm chứng

>>> 6 bộ phận trong cơ thể sẽ bị hủy hoại khi bạn nghiện ma túy

Theo Nhà thuốc Bông Sen

- 27-11-2018 -

Bài viết liên quan