10 loại thuốc gây nghiện thường gặp và cách khắc phục

Thuốc gây nghiện không chỉ bao gồm những chất ma túy mà một số loại thuốc chữa bệnh khác cũng có khả năng khiến bạn bị nghiện. Các loại thuốc gây nghiện bao gồm: Các thuốc an thần nhóm barbiturat, Benzodiazepin,  thuốc ngủ, Codein và morphin, OxyCotin, Percocet...

Thuốc gây nghiện không chỉ bao gồm những chất ma túy mà một số loại thuốc chữa bệnh khác cũng có khả năng khiến bạn bị nghiện.

Dưới đây là các loại thuốc gây nghiện thường gặp:

1. Các thuốc an thần nhóm barbiturat

  • Nhóm: Thuốc an thần.
  • Biệt dược: Phenobarbital, pentobarbital (Nembutal) và secobarbital (Seconal).
  • Tác dụng: Giảm lo lắng, gây ngủ và điều trị một số loại co giật.

Thuốc giảm đau an thần được xếp hàng đầu trong những loại thuốc chữa bệnh có thể gây nghiện. Các thuốc này có tác dụng giúp bạn giảm lo lắng, gây ngủ và điều trị một số loại co giật. Tuy nhiên nếu sử dụng quá liều, bạn có thể bị nghiện. Đặc biệt nguy hiểm hơn, sử dụng liều cao có thể gây khó thở, nhất là sử dụng thuốc cùng với rượu.

Dấu hiệu nghiện thể hiện ở chỗ nếu bạn không thể hoạt động mà không có thuốc an thần loại barbiturat thì bạn hoàn toàn đã bị nghiện và cần sớm đi gặp bác sĩ.

2. Benzodiazepin

  • Nhóm: Thuốc giảm đau.
  • Biệt dược: Valium (diazepam) và Xanax (alprazolam).
  • Tác dụng: Giảm đau, an thần, giảm lo lắng, cắt cơn hoảng sợ và gây ngủ.

Nhóm benzodiazepin là một loại thuốc giảm đau, an thần khác có thể giúp bạn giảm lo lắng, cắt cơn hoảng sợ và gây ngủ.

Nhóm này có 2 loại thuốc điển hình là Valium (diazepam) và Xanax (alprazolam), hoạt động tốt và an toàn hơn barbiturat. Tuy nhiên nếu sử dụng quá liều cũng có thể bị phụ thuộc và gây nghiện vì vậy bạn cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc trong bất kỳ trường hợp nào.

3. Thuốc ngủ

  • Nhóm: Thuốc gây ngủ.
  • Biệt dược: zoldipem (Ambien), Eszopiclone (Lunesta).
  • Tác dụng: Khiến bệnh nhân buồn ngủ, ngủ ngon

Nếu bạn bị mất ngủ, các thuốc như zoldipem (Ambien). Eszopiclone (Lunesta) có thể giúp bạn nghỉ ngơi khi cần. Tuy nhiên những loại thuốc này không nên sử dụng trong thời gian dài vì có khả năng gây nghiện và sau khi nghiện nếu không có chúng bạn sẽ không ngủ được.

4. Codein và morphin

  • Nhóm: Thuốc giảm đau gây nghiện.
  • Biệt dược: Avinza, Kadian và MS Contin.
  • Tác dụng: Giảm đau, có thể gây hưng phấn.

Hiện nay, các thuốc kê đơn gây nghiện thường gặp chủ yếu là những thuốc giảm đau, đặc biệt là nhóm opioid. Trong số các thuốc giảm đau này được sử dụng nhiều nhất là Codein và morphin. Morphin là loại thuốc thường được dùng trong các trường hợp giảm đau nặng và codein để giảm đau nhẹ hoặc giảm ho. Morphin có một số biệt dược  như Avinza, Kadian và MS Contin.

Những thuốc này có tác dụng giảm đau tốt nhưng nếu được sử dụng với một liều lượng lớn có thể gây hưng phấn ở mức độ cao và nếu sử dụng trong thời gian dài thì có thể gây nghiện và gặp nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khác.

5. OxyCotin, Percocet

  • Nhóm: Thuốc giảm đau.
  • Biệt dược: OxyCotin, Percocet, Percodan, và Roxicodone.
  • Tác dụng: Giảm đau, tạo cảm giác hưng phấn.

Oxycodon là một thuốc giảm đau khác thuộc nhóm opioid, bao gồm các biệt dược OxyCotin, Percocet, Percodan, và Roxicodone. Percocet hoặc Percodan thường có các tên đường phố khác là “oxy”, “O.C.” và “oxycotton” cho OxyContin và “percs”.

Những người nghiện oxycodon thường nghiền nát nó và hít hoặc tiêm chích nên có nguy cơ quá liều.

6. Vicodin, Lortab, Lorcet

  • Nhóm: Thuốc gây ngủ.
  • Biệt dược:  “vike” và “Watson-387”.
  • Tác dụng: Điều trị mất ngủ.

 Vicodin là một loại thuốc gây ngủ và còn được gọi với các tên gọi bao gồm “vike” và “Watson-387”. Những thuốc này có chứa opioid hydrocodon và acetaminophen có khả hăng gây ngủ và táo bón. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều, thuốc có thể gây những vấn đề hô hấp nguy hiểm.

7. Amphetamin

  • Nhóm: Thuốc kích thích.
  • Biệt dược: Adderall và Dexedrin.
  • Tác dụng: Điều trị bệnh tăng động giảm chú ý.

Amphetamin là nhóm các thuốc kích thích có thể điều trị bệnh tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, một số người lại sử dụng amphetamin liều cao để tăng cường năng lượng và sự tỉnh táo, hoặc để giảm cân.

Chất kích thích này khi sử dụng nhiều hoặc liều cao sẽ gây nghiện và khiến người bệnh gặp một số tác dụng phụ khi sử dụng liều cao như tăng nhiệt độ cơ thể ở mức độ nguy hiểm, nhịp tim không đều và thậm chí là ngưng tim.

8. Methylphenidate

  • Nhóm: Thuốc kích thích.
  • Biệt dược: Concerta, Metadate, Methylin, và Ritalin.
  • Tác dụng: điều trị tăng động giảm chú ý.

Loại thuốc này được sử dụng để điều trị tăng động giảm chú ý, bao gồm các biệt dược Concerta, Metadate, Methylin, và Ritalin. Lưu ý nên tránh sử dụng thuốc cùng với những thuốc thông mũi thường gặp bởi bạn có thể bị tăng huyết áp ở mức nguy hiểm hoặc nhịp tim không đều.

9. Dextromethorphan

  • Nhóm: Thuốc kích thích.
  • Biệt dược: siro ho.
  • Tác dụng: Chữa ho và cảm lạnh.

Dextromethorphan là một thành phần phổ biến trong các loại thuốc không kê đơn chữa ho và cảm lạnh và bạn có thể dễ dàng tìm thấy nó trong các lọ siro ho. Bình thường thuốc không có tác dụng phụ tuy nhiên nếu dùng ở liều cao nó có thể gây hưng phấn cao và ảo giác, nôn mửa, nhịp tim nhanh và hiếm gặp hơn là tổn thương não.

10. Pseudoephedrine

  • Nhóm: Thuốc kích thích.
  • Biệt dược: Pseudoephedrine.
  • Tác dụng: Làm thông mũi, chữa cảm lạnh.

Pseudoephedrine có tác dụng làm thông mũi, được dùng nhiều trong các thuốc chữa cảm lạnh không kê đơn. Mặc dù nó giúp bạn hết nghẹt mũi nhưng cũng là một thành phần của metamphetamin, một loại ma túy tổng hợp bị cấm. Do vậy, để hạn chế lạm dụng meth, hiện nay một số quốc gia trong đó có Hoa Kỳ hiện nay kiểm soát tiêu thụ các sản phẩm có chứa pseudoephedrin.

Cách xử trí khi nghi ngờ người thân uống thuốc gây nghiện

Nếu bạn tìm thấy một viên thuốc ngẫu nghiên xung quanh nhà hoặc trong áo khoác của người thân trong gia đình bạn, bạn hãy mang ngay đến gặp bác sĩ để kiểm nghiệm loại thuốc đó có gây nghiện không bởi hiện nay các loại thuốc có “muôn hình, muôn vẻ” và không ít các loại thuốc độc hại dưới nhãn mác những viên thuốc uống thông thường.

Nếu bạn lo lắng người thân trong gia đình bạn đang lạm dụng một loại thuốc gây nghiện nào đó thì điều đầu tiên bạn cần làm là nói chuyện thẳng thắn với họ để có được thông tin chính xác họ có bị lạm dụng hay không, nghiện thuốc nào, ở mức độ nào.

Nếu họ không chịu thừa nhận, bạn hãy chú ý đến các biểu hiện của người nghiện như thay đổi hành vi hoặc thuốc trong tủ thuốc tự nhiên biến mất.

Nhiều người cho rằng việc sử dụng các thuốc thường ngày trong gia đình hoặc thậm chí là các loại thuốc kê đơn cho dù gây nghiện nhưng vẫn an toàn hơn so với ma túy bởi chúng hợp pháp. Tuy nhiên họ không biết rằng những loại thuốc này cũng có tác dụng phụ và rủi ro chúng mang lại sẽ rất lớn. 

Nếu họ chưa biết điều này, bạn hãy giải thích cho họ những rủi ro có thể gặp phải, từ đó khuyên họ từ bỏ. Ngoài ra bạn cũng lên làm sạch tủ thuốc của gia đình bằng cách loại bỏ những thứ thuốc không cần thiết, đồng thời theo dõi số lượng những thuốc còn được bảo quản để sử dụng.

Trong trường hợp người nhà bạn thừa nhận bị nghiện các loại thuốc mà họ lén sử dụng không theo sự chỉ dẫn. Hãy phân tích và khuyên họ cai, tránh để sử dụng lâu dài ảnh hưởng thêm đến sức khỏe. Để người ra hiểu ra vấn đề và họ phối hợp để cai, bạn chỉ cần sử dụng thuốc cai tại nhà cho người thân của mình. Để đảm bảo sự kín đáo, tránh gây ra các tin đồn thất thiệt từ người bên ngoài. Sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của họ. Cho người nhà uống thuốc để cắt các triệu chứng nghiện và giải độc chất gây nghiện trong cơ thể là được.
Xem thêm: Danh sách bác sĩ Cai nghiện giỏi tại TP.HCM

- 28-11-2018 -

Bài viết liên quan