Hoa mắt chóng mặt

Xây xẩm, chóng váng là thuật ngữ y học mô tả 2 cảm giác khác nhau. Đó là cảm giác chóng mặt và cảm giác hoa mắt. Biểu hiện này có rất nhiều nguyên nhân, không đơn thuần là thiếu máu. Lo âu cũng dễ hoa mắt Hoa mắt là cảm giác mà người bệnh cảm thấy họ
Xây xẩm, chóng váng là thuật ngữ y học mô tả 2 cảm giác khác nhau. Đó là cảm giác chóng mặt và cảm giác hoa mắt. Biểu hiện này có rất nhiều nguyên nhân, không đơn thuần là thiếu máu.
Lo âu cũng dễ hoa mắt
Hoa mắt là cảm giác mà người bệnh cảm thấy họ sắp té xỉu. Hoa mắt thông thường sẽ được cải thiện hoặc biến mất khi bệnh nhân được nằm nghỉ ngơi. Nếu bệnh trầm trọng hơn có thể dẫn đến bất tỉnh. Bệnh nhân đôi khi có cảm giác buồn nôn rồi sau đó là ói mửa.
Hoa mắt, đầu óc quay cuồng thường không phải do những bệnh tật nghiêm trọng mà do giảm huyết áp và lưu lượng máu tới não một cách đột ngột do thay đổi tư thế một cách đột ngột.
Chẳng hạn từ tư thế ngồi, nằm chuyển sang đứng. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như dị ứng, cảm cúm, sau khi ói mửa, tiêu chảy, sốt, cơ thể bị mất nước, thở sâu và nhanh, căng thẳng, lo âu, sử dụng thuốc lá, rượu bia và các loại thuốc gây ảo giác...
Một nguyên nhân quan trọng nữa là mất máu. Sự mất máu nếu quan sát được sẽ giúp chúng ta can thiệp tức thời để cầm máu nhưng có những trường hợp chúng ta không thể phát hiện được. Chẳng hạn như xuất huyết đường tiêu hóa nhiều ngày mà bệnh nhân không biết. Mất máu nhiều trong kỳ kinh cũng gây hiện tượng hoa mắt.
Một nguyên nhân gây hoa mắt tuy ít nhưng vẫn xảy ra đó là những bệnh nhân có nhịp tim bất thường có thể dẫn tới bất tỉnh.
Vì vậy, những trường hợp không thể giải thích được cần phải được bác sĩ đánh giá, kiểm tra nhịp tim nhằm phát hiện những trường hợp loạn nhịp tim để điều trị.
Chóng mặt là cảm giác mà bệnh nhân cảm thấy vật thể xung quanh họ chuyển động, cảm giác như họ bị xoay vòng vòng, té ngã hoặc mất thăng bằng. Khi cơn chóng mặt nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ buồn nôn và ói mửa, gặp khó khăn khi đứng hoặc đi, có thể mất cân bằng và té ngã.
Nguyên nhân gây chóng mặt bao gồm cũng rối loạn của tai trong, viêm thần kinh tiền đình, chấn thương tai, chấn thương đầu, đau nửa đầu...
Những nguyên nhân ít gặp hơn bao gồm những bướu nhỏ mọc phần phía sau màng nhĩ, bướu não, ung thư di căn. Hiện cũng có rất nhiều dược phẩm có thể gây chóng mặt, hoa mắt. Sử dụng quá nhiều dược phẩm cũng có thể gây ra choáng váng, xây xẩm; sự tương tác giữa rượu và dược phẩm cũng gây ra hoa mắt, chóng mặt.
Choáng váng, xây xẩm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất vẫn ở nhóm người cao tuổi. Choáng váng có thể làm bệnh nhân té ngã dẫn đến chấn thương, từ đó phát sinh thêm nhiều hậu quả khác.

Triệu chứng hoa mắt chóng mặt

Triệu chứng hoa mắt chóng mặt

- Đặc điểm là những đợt chóng mặt ngắn có thể phối hợp với nôn và buồn nôn.
Triệu chứng có thể xuất hiện khi thay đổi tư thế nhưng thường nặng nhất là khi nằm nghiêng về một bên với tai thương tổn nằm về bên dưới, nó cũng thường xảy ra khi bạn nằm xuống hoặc khi bạn nằm lăn trên gường, hoặc khi bạn nằm ngủ dậy vào buổi sáng.
Đợt chóng mặt điển hình kéo dài vài tuần, rồi tự hết và tái phát lại trong một số trường hợp.
Bạn cần phải đến gặp bác sỹ ngay khi có những triệu chứng sau
Đau đầu mới xuất hiện hoặc dữ dội.
Nhìn mờ/nhìn đôi.
Mất thính lực.
Nói đớ.
Yếu và tê tay chân.
Mất ý thức.
Đau ngực hoặc tim đập nhanh/chậm bất thường.
Mặc dù không thường gặp, nhưng trên đây là những biểu hiện khác thường không phải là cơn chóng mặt tư thế lành tính, mà là báo hiệu các bệnh lý nghiêm trọng khác như đột quỵ, u não, hoặc bệnh lý tim mạch.
 

Nguyên nhân gây hoa mắt chóng mặt

Nguyên nhân gây hoa mắt chóng mặt

Hạ huyết áp đột ngột có thể gây ra cảm giác khó chịu, choáng váng đầu óc do ta thay đổi tư thế quá nhanh.
Thiếu máu về tim (tuần hoàn máu kém) cũng có thể gây ra hiện tượng chóng mặt.
Viêm tai trong - tức là cảm giác khó chịu ở tai trong khi ta đang đi bộ nhất là trong bóng tối.
Chứng rối loạn một bên não hay còn gọi là đau nửa đầu có thể xuất hiện giữa cơn đau cảm giác chóng mặt.
Đau tiền đình (u thần kinh thính giác) gồm có các triệu chứng mất thính lực, ù tai và kèm theo cảm giác chóng mặt, mất thăng bằng.
Các vấn đề về cơ xương và khớp gây mất cân bằng do chịu một áp lực lớn của trọng lực gây khó chịu ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Các chứng rối loại thần kinh như Parkinson, tràn dịch não và các rối loạn tủy sống.
Chóng mặt cũng có thể là do tác dụng phụ của các loại thuốc đang dùng gây ra như thuốc an thần, thuốc ngủ.
Nguyên nhân gây ra chóng mặt có thể do ảnh hưởng của tai biến mạch máu não, xuất huyết não hoặc các trường hợp xơ vữa động mạch.
 

Bài thuốc chữa hoa mắt chóng mặt

Bài thuốc chữa hoa mắt chóng mặt

Hoa mắt chóng mặt theo y học hiện đại là một triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau trong đó hay gặp là tăng huyết áp, hội chứng rối loạn tiền đình, thiếu máu, xơ cứng động mạch não...
Theo Y học cổ truyền, hiện tượng hoa mắt chóng mặt đột ngột - mặt mày xây xẩm là ‘huyễn vựng’. ‘Huyễn’ có nghĩa là hoa mắt, trước mắt tối sầm, không nhìn thấy gì; ‘vựng’ là choáng váng, có cảm giác mọi vật quay cuồng, mất thăng bằng không thể đứng vững. Hoa mắt và chóng mặt hay xuất hiện đồng thời, cho nên Đông y gọi chung là ‘huyễn vựng’.
Có nhiều cách chữa chứng bệnh hoa mắt chóng mặt, trong phạm vi bài viết này, xin giới thiệu để bạn đọc có thể tham khảo ứng dụng một số cách chữa đơn giản có tác dụng hỗ trợ nhằm cải thiện tình hình trên.
Với biểu hiện chủ yếu của thể bệnh này là: Thỉnh thoảng bỗng nhiên bị hoa mắt, chóng mặt, kèm theo tai ù, có tiếng như ve kêu, buồn nô ... Mỗi khi tình cảm biến động mạnh, hoặc tinh thần căng thẳng, thì bệnh phát nặng hơn. Thường ngày hay đau đầu, thỉnh thoảng mặt đỏ bừng từng cơn, bồn chồn, dễ cáu giận, ngủ ít, mộng nhiều, miệng đắng hoặc chua, ngực sườn đầy trướng, nóng rét qua lại, lưỡi không rêu, mạch huyền (căng như dây đàn). Có thể sử dụng bài thuốc, để chữa:
Bài 1: Hạ khô thảo 20g, thịt lợn nạc 50g, mắm muối và gia vị lượng thích lượng. Thịt lợn nạc thái lát mỏng, cho vào nồi cùng với hạ khô thảo, thêm lượng nước thích hợp, nấu nhỏ lửa tới khi thịt chín nhừ, thêm mắm muối và gia vị, dùng làm thức ăn trong bữa trưa. Dùng liên tục 7-8 ngày.
Bài 2: Đẳng sâm 20g, bạch truật 10g, xuyên khung 5g, bán hạ chế (tẩm nước gừng, sao vàng) 10g, hương phụ (củ gấu) 15g, sài hồ 12g, kinh giới 10g, câu đằng 10g, chi tử (dành dành) 10g, cam thảo 5g. Sắc với 1500 ml nước, đun cạn còn 600ml, chia thành 3 phần uống trong ngày vào lúc đói bụng. Liên tục 7-8 ngày (một liệu trình), nghỉ 3 ngày, lại tiếp tục liệu trình khác.
Với biểu hiện bỗng nhiên hoa mắt chóng mặt, ngực ngột ngạt, lợm giọng, nôn mửa, tai ù.
Thường ngày thấy đầu nặng, tinh thần thiếu tỉnh táo, người uể oải, ngại cử động, chân tay tê - trướng - đau, ăn kém, ngủ nhiều, chất lưỡi bệu ở rìa có vết răng, rêu lưỡi cáu bẩn, mạch hoạt (trơn). Có thể sử dụng bài thuốc, hoặc món ăn - bài thuốc sau:
Bài 1: Vỏ quít tươi 20g (khô 10g), ý dĩ 50g. Nấu cháo ăn trong ngày, ăn liên tục 7-8 ngày (một liệu trình).
Bài 2: Đẳng sâm 20g, bạch truật 15g, táo đỏ (táo tàu) 5 quả, xuyên khung 6g, hương phụ 15g, bạch chỉ 10g, ý dĩ 15g, can khương 5g, bán hạ chế 10g, trần bì 6g, cam thảo 5g. Sắc với 1000 ml nước, đun cạn còn 300ml, chia thành 3 phần uống trong ngày vào lúc đói bụng. Dùng liên tục 7-8 ngày (một liệu trình).
Với biểu hiện vận động mạnh một chút là mặt mày đột nhiên xây xẩm
Thường ngày người mệt mỏi, tinh thần uể oải, hơi thở yếu, ngại nói, sắc diện không tươi, môi và móng chân tay nhợt nhạt, tóc khô, trống ngực, tim đập dồn loạn nhịp từng cơn, ngủ ít, ăn uống giảm, bụng đầy, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế nhược (nhỏ yếu). Có thể áp dụng bài thuốc sau:
Bài 1: Hà thủ ô 30-60g, gạo tẻ 90g, táo tầu 4 quả (sấy khô), đường phèn lượng thích hợp. Sắc hà thủ ô lấy nước (bỏ bã), đem nấu với táo tầu, gạo tẻ thành cháo, chia ra ăn trong ngày. Dùng liên tục 7-8 ngày (một liệu trình).
Bài 2: Đẳng sâm 12g, hoàng kỳ 15g, bạch truật 12g, đương quy 12g, phục linh 10g, long nhãn 9g, viễn chí 6g, táo nhân (sao đen) 12g, mộc hương 9g, đại táo 7 trái, cam thảo 6g. Sắc với 1200 ml nước, đun cạn còn 300ml, chia thành 2 phần uống lúc sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng liên tục 7-8 ngày (một liệu trình).
Bài 3: Thịt dê 250g (thái miếng), hoàng kỳ 25g, đẳng sâm 25g, đương quy 25g, gừng tươi, mắm muối gia vị lượng thích hợp. Hoàng kỳ, đẳng sâm, đương quy bọc vào túi vải, cùng với thịt dê cho vào nồi, thêm nước, hầm nhỏ lửa tới khi thịt chín nhừ, thêm mắm muối cho vừa miệng. Chia ra ăn trong các bữa ăn (ăn thịt, uống nước canh).
 

Phòng tránh hoa mắt chóng mặt

Phòng tránh hoa mắt chóng mặt

1. Chế độ ăn khi bị chóng mặt
Khi có sự thay đổi (tăng hay giảm) về thể tích dịch trong các thành phần của tai trong thì có thể gây khởi phát cơn chóng mặt. Vì vậy, bệnh nhân thường xuyên bị tái phát chóng mặt cần điều chỉnh chế độ ăn để tránh làm thay đổi thể tích dịch ở các cơ quan trong cơ thể.
Uống đủ nước mỗi ngày. Bổ sung thêm nước nếu bị khát, cảm giác đầu nhẹ bồng bềnh, vận động nhiều hay trời nóng.
Hạn chế các loại thức ăn - uống ngọt hay mặn quá vì sẽ làm tăng thể tích dịch của cơ thể và của tai trong.
Tránh uống cà phê hay thức uống có cồn (bia, rượu) vì sẽ làm ù tai nặng hơn, gây lợi tiểu làm mất nước.
Tránh những loại thực phẩm có chứa axit amin tyramine vì nó có thể gây khởi phát bệnh Migraine (thể nhức đầu kèm chóng mặt), như: rượu vang đỏ, gan gà, thịt xông khói, sữa chua, sô-cô-la, chuối, cam, quýt, chanh, trái sung, phô-mai, các loại hạt.
2. Tránh các chất không phải là thực phẩm
Một số chất có thể làm nặng thêm các triệu chứng rối loạn tiền đình, như: thuốc kháng viêm không steroid (ví dụ: aspirin có thể làm ù tai hơn; ibuprofen gây giữ nước, rối loạn chất điện giải), chất nicotine (trong thuốc lá, gây biến chứng teo hẹp mạch máu trong cơ thể, làm tăng huyết áp, giảm máu đến vùng tai trong).
3. Các biện pháp vận động tại nhà
Những trường hợp chóng mặt lành tính do tư thế có thể được khắc phục khi thực hiện một số biện pháp sau ngay tại nhà:
Tránh thay đổi tư thế đột ngột: đặc biệt từ tư thế nằm để đứng dậy hay xoay đầu. Phải tưởng tượng trong đầu có 1 ly nước đầy, khi đổi tư thế không được làm ‘sánh đổ nước’ ra ngoài vì sẽ gây chóng mặt. Từ tư thế nằm phải chuyển từ từ sang ngồi, giữ nguyên tư thế trong 5-10 phút, rồi mới từ từ đứng dậy.
uôn giữ đầu nhìn thẳng phía trước, không cúi xuống hay xoay đầu qua lại. Trường hợp nặng có thể cần phải đeo nẹp vòng cổ cố định để hạn chế cử động đầu.
Cố gắng nằm nghỉ ngơi (tuyệt đối) trên giường, tránh ánh sáng chói vì phần lớn các cơn chóng mặt sẽ tự mất đi sau vài tuần. Tránh lo lắng, căng thẳng tinh thần, hạn chế suy nghĩ, đọc sách, xem tivi. Tránh lái xe, điều khiển máy móc hay trèo thang khi bị chóng mặt hay khi đang uống những thuốc điều trị chóng mặt gây buồn ngủ.
Các bài tập phục hồi chức năng hệ tiền đình: giúp phục hồi lại chức năng thăng bằng và giảm tái phát chóng mặt về lâu dài. Những bài tập này thường được bác sĩ hướng dẫn tập trong những lần đầu ở tại phòng khám rồi sau đó bệnh nhân sẽ tự tập ở nhà với người thân. Sau khi tiến hành nghiệm pháp này cần phải tuân thủ những hướng dẫn sau để tránh tái phát (vì các tinh thể calci rơi lại vùng nhạy cảm):
+ Nằm nghỉ 10 phút sau khi tập xong;
+ Không tự lái xe về nhà.
+ Phải nằm ngủ nghỉ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi (nằm trên ghế tựa hay kê đầu 2 gối cao với độ dốc khoảng 45 độ) với đầu nhìn thẳng phía trước trong 24-48 giờ sau khi tập. Điều này sẽ tạo đủ thời gian cho các tinh thể canxi (đang trôi lơ lửng trong mê đạo sau khi tập) lắng tụ vào lại túi bầu dục hoặc sẽ được hấp thu theo dòng chảy; Trong tối thiểu 1 tuần, phải cố gắng giữ đầu thẳng đứng, tránh ngửa hay cúi đầu nhiều, tránh đứng lên - ngồi xuống; Sau 1 tuần thì có thể cử động bình thường lại nhưng phải từ từ và có người giúp đỡ hay theo dõi. Những bài tập phục hồi chức năng tiền đình được dùng cho cả người lớn và trẻ em. Trẻ em có thể đáp ứng nhanh hơn vì khả năng thích nghi bù trừ tốt hơn và chúng ít sợ chóng mặt khi cử động hơn người lớn.
 

Chăm sóc khi bị hoa mắt chóng mặt

Chăm sóc khi bị hoa mắt chóng mặt

Khi có cơn hoa mắt hay chóng mặt, bạn nên dừng lại tất cả công việc, ngồi hoặc nằm nghỉ ngay lập tức. Nên giữ cho môi trường xung quanh được thoáng mát và yên tĩnh. Nếu các triệu chứng trên kéo dài, không cải thiện, nên nhanh chóng đi bác sĩ khám để được tư vấn, điều trị sớm.
Hoa mắt, chóng mặt đã là những triệu chứng rất khó chịu, đôi khi làm cho người bệnh sợ hãi. Đặc biệt, cần phải lưu ý hơn khi hoa mắt, chóng mặt xuất hiện ở bệnh nhân có sẵn bệnh lý trước đó như thiếu máu, tăng huyết áp, đột quỵ… hoặc có các triệu chứng đi kèm như đau đầu, nuốt sặc, tê yếu tay chân.
Cách phòng ngừa và điều trị triệu chứng này tùy thuộc vào từng bệnh lý cụ thể. Tuy nhiên, việc duy trì lối sống khỏe mạnh sẽ góp phần đẩy lùi sự xuất hiện của các triệu chứng. Tập thể dục hàng ngày, tránh căng thẳng, nghỉ ngơi hợp lý và đầy đủ giúp chúng ta tránh xa các rối loạn trên.
Ăn uống đa dạng, khẩu phần nhiều rau và trái cây tươi, uống đầy đủ nước là phương cách dinh dưỡng tốt giúp góp phần đẩy lùi bệnh tật. Chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc cần được xây dựng và điều chỉnh dựa theo từng bệnh nhân và các bệnh lý nền tảng gây chóng mặt. Ví dụ, bệnh nhân hoa mắt/chóng mặt do tăng huyết áp cần giảm ăn mặn, giảm dầu mỡ. Bệnh nhân thiếu máu, thiếu sắt cần ăn nhiều thức ăn có màu sắc đậm (thịt bò, rau muống, củ dền…).
 

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Túi thừa Meckel là bệnh bẩm sinh xảy ra khi có túi nhỏ phình ra ngoài thành ruột non. Túi nhỏ này thường dài từ 2,5 đến 5cm. Túi thừa có thể được tạo nên từ mô giống với mô của dạ dày hoặc tụy. Nếu mô này là mô giống với dạ dày, chúng sẽ tạo axit dạ
  • 28-05-2018
    Phù mạch, hay mề đay phù mạch, là bệnh có hiện tượng tương tự như phát ban (nổi mề đay), nhưng xảy ra ở sâu trong da. Phát ban là khi da bị nổi những nốt sưng đỏ, gây ngứa và khó chịu. Bệnh phù mạch cũng có những triệu chứng tương tự nhưng các nốt sưng
  • 28-05-2018
    Buồn nôn là cảm giác muốn nôn ra. Nôn là cách cơ thể tống những gì trong dạ dày ra. Có thể là do dạ dày bị kích thích bởi rượu, ngộ độc thức ăn hay nhiễm trùng (thường là nhiễm virus) ở dạ dày. Trong hầu hết các trường hợp, buồn nôn và nôn sẽ giảm trong
  • 28-05-2018
    Rung nhĩ (hay rung tâm nhĩ) là một loại rối loạn nhịp tim. Bệnh xảy ra khi tim có hiện tượng một nhịp tim đập bất thường, hay còn gọi là loạn nhịp. Khi tim bị loạn nhịp, các cơ trông như đang rung thay vì co lại như thông thường.
  • 28-05-2018
    Phì đại tiền liệt tuyến lành tính xảy ra khi tuyến tiền liệt của một người đàn ông trở nên quá lớn so với bình thường. Tuyến tiền liệt là một tuyến hình đậu, là một phần của hệ thống sinh sản nam giới. Nó chịu trách nhiệm sản xuất chất lỏng cần thiết
  • 28-05-2018
    Là bệnh viêm phổi do một loại vi khuẩn có tên là tụ cầu (Staphylococcus). Tụ cầu vàng có thể xâm nhập vào nhu mô phổi qua hai đường: hít vào đường hô hấp trên hoặc lây truyền qua đường máu. Thường sau bệnh cúm hoặc ở người suy giảm miễn dịch, tụ cầu