Vô sinh nam

Vô sinh là một vấn đề khá phổ biến. Cứ khoảng 5 cặp vợ chồng thì có một cặp vô sinh mà vấn đề chủ yếu nằm ở người chồng.

Tìm hiểu vô sinh nam

Sinh sản là điều tự nhiên và bình thường mà hầu hết các cặp vợ chồng sẽ phải trải qua. Tuy nhiên, điều này lại khó khăn đối với một số cặp vợ chồng. Vô sinh nam được chẩn đoán sau khi đã tiến hành xét nghiệm cả vợ lẫn chồng, mà khả năng sinh sản ở người chồng có vấn đề.

Dấu hiệu và triệu chứng của vô sinh nam

Ở đa số các trường hợp, vô sinh nam không có dấu hiệu rõ ràng. Các vấn đề như giao hợp, tình trạng cương cứng, và xuất tinh vẫn diễn ra bình thường. Chất lượng và bề ngoài tinh dịch xuất ra nhìn chung không có vấn đề gì khi quan sát bằng mắt thường.

Hệ sinh dục nam hoạt động như thế nào?

Hệ sinh dục nam được cấu tạo gồm hai tinh hoàn, hệ thống ống dẫn tinh và nhiều tuyến khác nối với ống dẫn tinh. Tinh hoàn là một cặp tuyến hình trứng nằm trong bìu cạnh gốc dương vật và ở bên ngoài cơ thể. Bình thường một tinh hoàn ở người đàn ông trưởng thành có thể tích từ 15 đến 35 ml. Tinh hoàn cần cho sự hoạt động bình thường của hệ sinh dục nam. Tinh hoàn có hai vai trò liên quan nhưng cũng riêng biệt:

  • Sản xuất tinh trùng
  • Sản xuất hormone (hóc-môn) sinh dục nam, testosterone

Nguyên nhân gây ra vô sinh ở nam giới

Vô sinh nam có thể do vấn đề làm ảnh hưởng đến sự sản xuất tinh trùng hoặc quá trình vận chuyển tinh trùng. Bằng các xét nghiệm y khoa, bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân.
Những nguyên nhân gây ra vô sinh nam có thể bao gồm:

  • Quá trình sinh tinh (trùng) có vấn đề : Nguyên nhân thường thấy nhất là do một vấn đề nào đó ở quá trình sinh tinh tại tinh hoàn. Số lượng tinh trùng ít hoặc tinh trùng hoạt động kém. Khoảng 2/3 nam giới bị vô sinh có những vấn đề về quá trình sinh tinh.
  • Vận chuyển tinh trùng bị tắc nghẽn : Tắc nghẽn ở các ống dẫn tinh khiến cho tinh trùng không thể di chuyển từ tinh hoàn ra đến dương vật và làm cho tinh dịch thu được không có tinh trùng. Đây là nguyên nhân gây ra vô sinh nam phổ biến thứ hai và chiếm 1/5 trường hợp (bao gồm cả những người đã cắt/thắt ống dẫn tinh nhưng muốn có con trở lại).
  • Kháng thể tinh trùng : Ở một số trường hợp, những kháng thể tinh trùng có thể hình thành trong tinh dịch hoặc máu gây giảm khả năng di động của tinh trùng và ngăn chặn sự kêt hợp giữa tinh trùng với trứng (một quá trình cần thiết cho sự thụ tinh). Cứ khoảng 16 người vô sinh thì sẽ có một trường hợp là do kháng thể tinh trùng gây nên.
  • Vấn đề khi quan hệ tình dục : Gặp khó khăn trong việc giao hợp, ví dụ như khả năng cương cứng hoặc rối loạn xuất tinh, cũng có thể khiến các cặp vợ chồng không thể có con. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến tình dục không phải là nguyên nhân thường gặp trong vô sinh nam.
  • Vấn đề về nội tiết : Đôi khi tuyến yên không gửi được đúng tín hiệu hormone đến tinh hoàn. Điều này có thể dẫn đến nồng độ hormone trong máu thấp và khiến tinh hoàn không thể sản xuất tinh trùng. Nguyên nhân này thường ít gặp, và ảnh hưởng chưa tới 1% trường hợp vô sinh nam. Không may là, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu được đầy đủ về quá trình sinh tinh (trùng) và quá trình thụ tinh. Vì vậy, đối với nhiều người đàn ông có vấn đề về sinh tinh, thường không xác định được nguyên nhân.

Tỉ lệ mắc vô sinh nam?

Vô sinh nam

Vô sinh là một vấn đề khá phổ biến. Cứ khoảng 5 cặp vợ chồng thì có một cặp vô sinh mà vấn đề chủ yếu nằm ở người chồng.

Chẩn đoán vô sinh ở nam giới

Chẩn đoán vô sinh nam
Chẩn đoán vô sinh nam (Hình minh họa)

Nếu gặp khó khăn trong việc có con, các cặp vợ chồng nên đến gặp bác sĩ, các phòng khám phụ hoặc phòng kế hoạch hóa gia đình để thực hiện các xét nghiệm ban đầu. Cả vợ lẫn chồng cần được xét nghiệm, ngay cả khi một trong hai người đã từng có con trong cuộc hôn nhân trước.
Quá trình chẩn đoán có thể bao gồm xem qua tiền sử bệnh tật của người chồng để xác định liệu có vấn đề về sức khỏe ảnh hưởng đến khả năng sinh sản:

  • Khám lâm sàng kèm với kiểm tra tinh dịch đồ nhằm kiểm tra số lượng, độ di động, và hình dạng của tinh trùng trong mẫu tinh dịch.
  • Xét nghiệm máu nhằm kiểm tra nội tiết (kiểm soát khả năng sinh tinh).
  • Kiểm tra về mặt di truyền và sinh thiết tinh hoàn (thỉnh thoảng được thực hiện trong một số trường hợp).

Điều trị vô sinh nam

Khi nguyên nhân vô sinh nam được khắc phục, cặp vợ chồng có thể có con một cách tự nhiên. Nhiều người vẫn có thể làm cha một cách tự nhiên cho dù số lượng tinh trùng đã giảm.
Một số nguyên nhân có thể khắc phục được:

  • Tắc (nghẽn) ống dẫn tinh (ví dụ: thắt/cắt ống dẫn tinh)
  • Vấn đề về nội tiết
  • Vấn đề trong quan hệ tình dục (ví dụ: cương và duy trì cương)

Một số trường hợp có thể hồi phục (ví dụ: việc sử dụng các hormone, steroid tăng cơ)
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu cặp vợ chồng nhờ đến kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (ví dụ IVF) để có con. Những kĩ thuật này không chữa khỏi hoặc điều trị vô sinh nam triệt để, nhưng chúng có thể giúp có con ngay cả khi lượng tinh trùng rất thấp.
Vô sinh nam không thể chữa khỏi hoàn toàn khi không có tinh trùng trong tinh dịch hoặc tinh hoàn, bởi vì các tế bào sản xuất tinh trùng ở tinh hoàn không phát triển được hoặc đã vĩnh viễn bị phá hủy. Phương án duy nhất giúp những cặp vợ chồng như trên là nhận con nuôi, hoặc thụ tinh nhân tạo.

Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào trứng (ICSI) là gì?

ICSI là một dạng của thụ tinh trong ống nghiệm mà tinh trùng được tiêm thẳng vào trứng bằng việc đâm xuyên qua lớp vỏ ngoài của trứng, phương pháp đặc biệt hiệu quả đối với những trường hợp sinh tinh (trùng) kém.
ICSI có thể giúp mang thai ngay cả khi chỉ có một số ít tinh trùng. Tinh trùng thu được từ tinh dịch hoặc lấy ra từ tinh hoàn hoặc mào tinh. Nếu một vặp vợ chồng hiếm muộn quyết định chọn ICSI thì họ cần lưu ý rằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thế này sẽ khiến người vợ phải đối mặt với nhiều nguy cơ trong việc phẫu thuật lấy trứng và trở thành tâm điểm của việc điều trị vô sinh.

Kỹ thuật bơm tinh trùng vào trứng
Kỹ thuật bơm tinh trùng vào trứng (Hình minh họa)

Vô sinh nam có thể được ngăn ngừa?

Thuốc lá, các thức uống chứa cồn, các bệnh lây qua đường tình dục, mặc quần lót chật, và hormone hoặc steroid tăng cơ (dùng trong việc tập thể hình hoặc thể thao) có thể gây hại đến việc sinh tinh (trùng) và cần nên tránh.
Tuy không có nghiên cứu khoa học cụ thể nào chứng minh rằng một số môi trường làm việc có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, các cặp vợ chồng muốn có con cũng được khuyến cáo rằng nên tránh tiếp xúc với những hóa chất độc hại.
Thuốc trừ sâu, kim loại nặng, hóa chất độc hại và phóng xạ có thể gây ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng. Đối với những người mà nghề nghiệp của họ có thể ảnh hưởng đến việc sinh sản, mặc quần áo bảo hộ và tuân thủ các quy định về sức khỏe và an toàn lao động là điều rất quan trọng.

Tầm quan trọng của tuổi tác khi lập gia đình?

Nam giới khỏe mạnh ngoài 70 vẫn có thể có con, tuy nhiên sẽ mất nhiều thời gian hơn để mang thai từ tuổi trung niên trở đi. Nguyên nhân có thể bao gồm sự giảm hoạt động tình dục, lượng tinh dịch, độ di động của tinh trùng, tổng số tinh trùng di động, ngoài ra còn có chức năng tinh trùng và chất lượng ADN.
Bất thường về di truyền ở đứa trẻ sinh ra từ trường hợp này sẽ tỉ lệ thuận với tuổi đời của cha chúng.

Nam giới sẽ cảm thấy như thế nào khi được chẩn đoán vô sinh?

Hầu hết các trường hợp đều sốc khi biết mình vô sinh. Vẫn còn khái niệm rắng vô sinh chỉ gặp ở phụ nữ. Vì vậy khi được bảo rằng có vấn đề về tinh trùng, nam giới thường ở trạng thái chưa chuẩn bị. Sẽ hoàn toàn là bình thường nếu nam giới bị stress khi có chuẩn đoán ban đầu về vô sinh.
Hầu hết những trường hợp bị vô sinh phải đấu tranh với ý nghĩ rằng họ kém cỏi hơn người khác. Điều này có thể dẫn đến sự nhầm lẫn giữa vô sinh nam với ý thức về bản lĩnh đàn ông của họ. Phản ứng nhạy cảm với vô sinh nam là hoàn toàn điều bình thường.
Hãy trao đổi với bác sĩ và nếu cần chuyên gia hoặc cố vấn tình dục để lấy lại cân bằng có thể giúp họ vượt qua thời kì khó khăn này.

Biên dịch - Hiệu đính:

Nguồn: Y học cộng đồng

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Là bệnh viêm phổi do một loại vi khuẩn có tên là tụ cầu (Staphylococcus). Tụ cầu vàng có thể xâm nhập vào nhu mô phổi qua hai đường: hít vào đường hô hấp trên hoặc lây truyền qua đường máu. Thường sau bệnh cúm hoặc ở người suy giảm miễn dịch, tụ cầu
  • 28-05-2018
    Bệnh U hạt (hay còn gọi là bệnh Sarcoidosis) là tình trạng sự tăng trưởng quá mức của các tế bào viêm ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, dẫn đến các bệnh viêm cơ quan – thường gặp nhất là ở phổi, hạch bạch huyết, mắt và da.
  • 28-05-2018
    Ngoại tâm thu, hay ngoại tâm thu thất, là một tình trạng rối loạn nhịp tim làm cho tim đập không đều.nTrái tim có 4 buồng, hai buồng phía trên (tâm nhĩ) và hai buồng phía dưới (tâm thất). Những tế bào nằm ở tâm nhĩ có vai trò điều khiển nhịp tim bằng
  • 28-05-2018
    Rối loạn dây thần kinh trụ, hay còn gọi là tổn thương dây thần kinh ngoại vi, là sự viêm dây thần kinh trụ. Dây thần kinh trụ là một trong ba dây thần kinh chính ở cánh tay và bàn tay, có nhiệm vụ tạo cảm giác cho các phần của bàn tay và ngón tay (ngón
  • 28-05-2018
    Giun chỉ là một bệnh ký sinh trùng gây ra bởi giun. Những con giun như sợi chỉ sống trong hệ bạch huyết của con người, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể và gây ra nhiễm trùng.
  • 07-07-2022

    Các bệnh về tuyến giáp là bệnh lý nội tiết khá phổ biến hiện nay do những bất thường về mặt cấu trúc và chức năng của tuyến giáp gây ra. Trong bài viết này, Wellcare sẽ tổng hợp những thắc thường gặp nhất kèm giải đáp khoa học về các bệnh tuyến giáp.