Phì đại tiền liệt tuyến lành tính

Bệnh U hạt (hay còn gọi là bệnh Sarcoidosis) là tình trạng sự tăng trưởng quá mức của các tế bào viêm ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, dẫn đến các bệnh viêm cơ quan – thường gặp nhất là ở phổi, hạch bạch huyết, mắt và da.

Tìm hiểu chung về phì đại tiền liệt tuyến lành tính

Phì đại tiền liệt tuyến lành tính
Hình ảnh minh họa

Phì đại tiền liệt tuyến lành tính xảy ra khi tuyến tiền liệt của một người đàn ông trở nên quá lớn so với bình thường. Tuyến tiền liệt là một tuyến hình đậu, là một phần của hệ thống sinh sản nam giới. Nó chịu trách nhiệm sản xuất chất lỏng cần thiết cho khả năng sinh sản của nam giới.
Tiền liệt tuyến có hai thời kỳ tăng trưởng chính. Giai đoạn đầu tiên xảy ra ở tuổi dậy thì trong khi giai đoạn thứ hai bắt đầu vào khoảng tuổi 25. Phì đại tiền liệt tuyến lành tính thường xảy ra trong giai đoạn tăng trưởng thứ hai.
Tuyến tiền liệt bao quanh niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể). Khi tuyến tiền liệt to ra, niệu đạo bị ép hẹp lại và làm cho thành bàng quang trở nên dày hơn. Theo thời gian, thành bàng quang có thể bị suy yếu và mất khả năng đào thải toàn bộ nước tiểu ra khỏi bàng quang. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề tiết niệu như tiểu không tự chủ, đó là một tình trạng nước tiểu thoát ra ngoài ngay cả khi bạn không đi tiểu.

Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng phổ biến là:
  • Đi tiểu phải rặn và nước tiểu vẫn còn nhỏ giọt nhiều sau khi đã ngưng tiểu
  • Có cảm giác mắc tiểu nhiều hơn bình thường, đặc biệt là vào ban đêm
  • Dòng nước tiểu yếu
  • Cảm thấy tiểu không hết sau khi tiểu xong
  • Cảm thấy buồn tiểu mặc dù mới đi tiểu trước đó không lâu
  • Vào ban đêm phải thức dậy để đi tiểu, tiểu thường xuyên, đột ngột buồn tiểu hoặc buồn tiểu không kiểm soát được.
Bạn nên liên hệ với bác sĩ của bạn nếu bạn có bất kỳ những dấu hiệu sau đây:
  • Bạn hoàn toàn không thể đi tiểu được
  • Bị đau khi đi tiểu
  • Sốt trên 38°C, đau nhức cơ thể, ớn lạnh
  • Đau lưng dưới mặc dù không bị va chạm trong thời gian gần đây
  • Có máu hoặc mủ trong nước tiểu hoặc tinh dịch của bạn
  • Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Cảm thấy đau khi xuất tinh
  • Khó kiểm soát việc đi tiểu.
Các triệu chứng xuất hiện thường xuyên và kéo dài một vài tuần hoặc một vài tháng.

Nguyên nhân gây ra phì đại tuyến tiền liệt lành tính

Khi người đàn ông bắt đầu già đi, nguy cơ bị phì đại tuyến tiền liệt sẽ tăng lên. Mặc dù y học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh này, nhưng người ta nhận thấy rằng những thay đổi trong sự cân bằng hormone và sự tăng trưởng tế bào có thể là yếu tố góp phần gây ra bệnh. Bên cạnh đó, nguyên nhân có thể do các bệnh di truyền, nam giới dưới 60 tuổi bị phì đại tiền liệt tuyến do di truyền thường có triệu chứng nặng và cần phải được phẫu thuật.

Nguy cơ mắc phải

Đây là bệnh thường gặp và chỉ ảnh hưởng đến nam giới, đặc biệt là ở người trên 50 tuổi. Báo cáo đã chỉ ra rằng 50% nam giới trong độ tuổi từ 51 đến 60 sẽ bị phì đại tuyến tiền liệt lành tính, tỉ lệ này lên đến 90% ở những người đã hơn 80 tuổi.
Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến phì đại tuyến tiền liệt lành tính, chẳng hạn như:
  • Tuổi tác. Nam giới dưới 40 tuổi hiếm khi gặp phải các triệu chứng do phì đại tuyến tiền liệt, trong khi khoảng 1/3 nam giới trên 60 tuổi mắc các triệu chứng nặng của bệnh. Tỷ lệ này lên tới 50 phần trăm đối với nam giới trên 80 tuổi.
  • Tiền sử bệnh của gia đình. Nếu một trong những người thân của bạn mắc bệnh này, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ khá cao.
  • Chủng tộc. Người da trắng và da đen có nguy cơ cao bị phì đại tuyến tiền liệt. Đàn ông da đen có thể gặp các triệu chứng của bệnh sớm hơn so với người da trắng.
  • Tình trạng sức khỏe. Nguy cơ mắc bệnh có thể tăng lên khi bạn đang mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim, bệnh mạch máu hoặc đang sử dụng các thuốc chẹn beta (thuốc dùng để điều trị cao huyết áp và nhịp tim nhanh).
  • Rối loạn chức năng cương dương. Còn được gọi là bất lực, đây là tình trạng không thể giữ được sự cương cứng. Điều này có thể làm tăng nguy cơ phì đại tiền liệt tuyến.
  • Lối sống. Béo phì hoặc không hoạt động làm tăng nguy cơ phì đại tiền liệt tuyến.;

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách xem xét các triệu chứng của bạn và khám lâm sàng. Các xét nghiệm khác có thể bao gồm:
  • Khám hậu môn trực tràng. Bác sĩ sẽ đưa một ngón tay vào trực tràng để ước lượng kích thước của tuyến tiền liệt
  • Xét nghiệm nước tiểu. Bác sĩ sẽ phân tích nước tiểu để kiểm tra xem có nhiễm trùng không
  • Xét nghiệm máu. Các xét nghiệm máu giúp xác định có vấn đề gì xảy ra với thận hay không
  • Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA). PSA là một chất được sản xuất bởi tuyến tiền liệt. Khi nồng độ PSA cao trong máu, đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy tuyến tiền liệt bị phì đại
  • Khám thần kinh. Xét nghiệm này có thể xem xét các chức năng của não bộ và hệ thần kinh để kiểm tra xem thần kinh có phải là nguyên nhân gây ra bệnh ở đường tiết niệu
  • Soi bàng quang. Bác sĩ sẽ dùng một ống soi có camera ở đầu và đưa vào đường tiểu, phương pháp này cho phép các bác sĩ xem bên trong niệu đạo và bàng quang
  • Sinh thiết. Bác sĩ có thể lấy một mẫu mô của tuyến tiền liệt để tìm xem có tế bào ung thư trong đó không
  • Kiểm tra niệu động học. Đây là loạt các xét nghiệm để xem cách niệu đạo và bàng quang lưu trữ và thải nước tiểu như thế nào
  • Siêu âm qua trực tràng. Siêu âm có vai trò quan sát được tuyến tiền liệt, bàng quang cũng như các bất thường khác trên đường niệu.

Điều trị

Điều trị bệnh bao gồm thay đổi lối sống, điều trị thuốc, thủ thuật hoặc phẫu thuật. Điều trị sẽ phụ thuộc vào kích thước của tuyến tiền liệt, độ tuổi, sức khỏe tổng thể và mức độ khó chịu mà triệu chứng gây ra cho bạn.
Các loại thuốc điều trị có thể bao gồm:
  • Nhóm ức chế alpha. Những loại thuốc này có thể làm giãn các cơ trơn của tuyến tiền liệt và bàng quang. Các loại thuốc này bao gồm terazosin terazosin (Hytrinâ), doxazosin (Carduraâ), tamsulosin (Flomaxâ), alfuzosin (Uroxatralâ) và silodosin (Rapafloâ);
  • Chất ức chế phosphodiesterase-5. Mặc dù các thuốc này được dùng chủ yếu để điều trị rối loạn chức năng cương dương, tuy nhiên gần đây thuốc được dùng để làm giảm các triệu chứng đường tiết niệu. Thuốc hoạt động bằng cách làm giãn cơ trơn trong đường tiểu dưới. Thuốc có tên là tadalafil (Cialiâ);
  • Chất ức chế 5-alpha reductase. Những loại thuốc ngăn chặn sự sản xuất DHT, chất này tích tụ trong tuyến tiền liệt khi tuyến bị phì đại. Những loại thuốc này bao gồm finasteride (Proscarâ) và dutasteride (Avodartâ);
  • Kết hợp thuốc. Nghiên cứu cho thấy phối hợp thuốc có hiệu quả hơn so với việc chỉ sử dụng một loại thuốc duy nhất. Bác sĩ có thể cho bạn uống kết hợp các loại thuốc finasteride với doxazosin, dutasteride với tamsulosin và nhóm ức chế alpha với antimuscurinic (thuốc điều trị tiểu không tự chủ).

Phòng ngừa

Bạn sẽ có thể kiểm soát phì đại tuyến tiền liệt lành tính nếu áp dụng các biện pháp sau:
  • Cố gắng tiểu hết nước tiểu trong bàng quang. Sau khi tiểu xong, bạn nên chờ một vài phút sau và cố gắng tiểu lại một lần nữa để ra hết lượng nước tiểu còn tồn đọng.
  • Đi tiểu ngồi thay vì đứng, điều này sẽ giúp nước tiểu ra dễ dàng hơn.
  • Không nên giảm uống nước để tránh đi tiểu, bởi vì bạn có thể thiếu nước dẫn đến nhiều tình trạng phức tạp khác.
  • Nếu bạn phải thức dậy vào ban đêm nhiều lần do đi tiểu, bạn có thể ngăn chặn điều này bằng cách hạn chế uống nước vào buổi tối và cố gắng tiểu cho hết nước tiểu khỏi bàng quang trước khi ngủ.
  • Tránh các loại thực phẩm có chứa caffeine và rượu. Các loại thực phẩm này có thể làm cho bạn đi tiểu thường xuyên hơn.
  • Tránh các loại thuốc gây khó tiểu như thuốc kháng histamin, thuốc thông mũi và thuốc dị ứng.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy gọi bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 05-07-2018
    Cước là một loại chấn thương do lạnh thường xuất hiện vào mùa đông, đầu mùa xuân và hay gặp ở những người lao động chân tay như nông dân, người làm ngề chài lưới, chèo đò, vận động viên đua thuyền... và cũng hay gặp ở nhóm
  • 28-05-2018
    Ngứa hậu môn là loại bệnh thông thường nhưng gây phiền phức trong sinh hoạt, khiến người bệnh bức bối, khó chịu… Nguyên nhân gây bệnh do lớp da xung quanh hậu môn bị kích thích, cọ sát không ngừng, do mặc quần áo quá chật, mặc quần áo bằng nylon, do
  • 17-10-2018

    Ung thư khoang miệng là loại ung thư hay gặp của vùng đầu cổ, liên quan nhiều tới hút thuốc lá, uống rượu... Bệnh ung thư khoang miệng nếu được chẩn đoán ở giai đoạn sớm sẽ có tiên lượng tốt hơn so với bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn muộn thể hiện

  • 28-05-2018
    Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây vô sinh. Những thay đổi về lối sống, thuốc, phẫu thuật, hay kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (ART) có thể được đề xuất. Nhiều cách điều trị khác nhau có thể phối hợp để nâng cao kết quả. Vô sinh thường có
  • 28-05-2018
    Đau bụng dưới kinh niên, còn gọi là đau vùng chậu mãn tính (chronic pelvic pain), là khi bệnh nhân bị đau vùng bụng dưới từ 6 tháng trở lên. Cơn đau có thể lúc có lúc không, hoặc đau thường xuyên. Đôi khi cơn đau trở thành có chu kỳ. Ví dụ cơn đau có
  • 28-05-2018
    Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính lây theo đường hô hấp, do vi khuẩn (Corynebacterium diphtheriae) gây ra. Bệnh gây tổn thương chủ yếu ở vùng hầu,, họng, thanh quản, mũi, đôi khi ở da và các vùng niêm mạc khác. Đặc điểm dễ nhận ra là có giả