Vô sinh

Theo y học, vô sinh là trường hợp hai người chung sống và giao hợp thường xuyên 1 năm (không tránh thai) mà không thấy thụ thai, hoặc có thụ thai nhưng lần nào cũng sảy. Vô sinh có thể là nguyên phát, tức là từ trước đến giờ người phụ nữ hay người đàn

Vô sinh là gì?

Theo y học, vô sinh là trường hợp hai người chung sống và giao hợp thường xuyên 1 năm (không tránh thai) mà không thấy thụ thai, hoặc có thụ thai nhưng lần nào cũng sảy. Vô sinh có thể là nguyên phát, tức là từ trước đến giờ người phụ nữ hay người đàn ông chưa bao giờ có con, cũng có thể là thứ phát, tức là đã từng có con, nhưng sau mất khả năng đó.
Có trường hợp vô sinh chỉ là do cách sinh hoạt tình dục của hai vợ chồng (như tính ngày sai nên không giao hợp vào những ngày có khả năng thụ thai) song đa số là do nguyên nhân thực thể. Khoảng 40% các trường hợp vô sinh có nguyên nhân ở giới nam, 40% có nguyên nhân ở giới nữ, 20% là do cả hai bên.
Có những cặp vợ chồng cho rằng việc thai nghén, sinh đẻ là hoàn toàn do vợ, thấy muộn con thì vợ đi khám, còn chồng thì không nghĩ là có thể do mình, vì thế mà bỏ lỡ khả năng chữa khỏi để sinh con. Muốn điều trị vô sinh, cả hai bạn cần đi khám để phát hiện nguyên nhân mà điều trị.

Triệu chứng vô sinh

Vô sinh - Những dấu hiệu cần biết

Vô sinh - Những dấu hiệu cần biết
Vô sinh là căn bệnh của thời hiện đại. Nhận biết và phát hiện sớm tình trạng của mình sẽ rất có giá trị cho quá trình điều trị.

Dấu hiệu vô sinh ở phụ nữ

Rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu vô sinh dễ nhận biết nhất:

  • Rối loạn kinh nguyệt: Là một trong những dấu hiệu vô sinh dễ nhận biết nhất. Nếu chu kỳ kinh nguyệt không đều, quá nhiều hoặc quá ít, tắc kinh, đau bụng kinh… thì cần đi khám ngay. Đây có thể là dấu hiệu của buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung…
  • Đau khi quan hệ tình dục: Nếu liên tục cảm thấy đau khi giao hợp, đó có thể là dấu hiệu của u xơ.
  • Mắc bệnh tình dục: Các bệnh lây truyền qua đường tình dục, rối loạn viêm vùng chậu có thể gây tổn thương cơ quan sinh sản dẫn đến vô sinh.
  • Khí hư có mùi: Khí hư xuất hiện nhiều, có mùi hôi, màu xanh hoặc nâu thì có thể bạn đã bị viêm nhiễm. Cần chữa trị sớm để tránh tắc vòi trứng, dính tử cung dẫn đến vô sinh.
  • Tiết dịch ở ngực: Nếu phụ nữ không cho con bú mà ngực tự tiết sữa có thể do chức năng não không kiện toàn hoặc uống thuốc tránh thai, thuốc giảm huyết áp khiến dịch sữa tan chảy và tắc, gây vô sinh.
  • Sảy thai: Gần 30% phụ nữ từng bị sẩy thai hoặc sẩy thai 3 lần liên tiếp có khả năng bị vô sinh hiếm muộn, nhiều nghiên cứu về sức khỏe sinh sản cho biết.

Các dấu hiệu khác:  Rối loạn nội tiết, căng thẳng quá mức, tác dụng phụ của thuốc, uống rượu, hút thuốc lá… chính là dấu hiệu gián tiếp ảnh hưởng tới việc mang thai.
Nếu bạn gặp một trong những dấu hiệu kể trên, hãy đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để được tư vấn sức khỏe kịp thời.

Dấu hiệu vô sinh ở nam giới

Khám sức khỏe để phát hiện sớm dấu hiệu bất thường có thể gây vô sinh
Sức khỏe sinh sản của nam giới chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như tinh trùng không được đưa vào tinh dịch, chất lượng kém, số lượng ít…

  • Hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu: Thuốc lá gây biến chứng là vô sinh. Bia rượu làm giảm nồng độ hoóc-môn testosterone dẫn đến hiện tượng xuất tinh sớm, rối loạn cương dương… Đây là dấu hiệu vô sinh dễ nhận biết ở nam giới.
  • Sinh hoạt tình dục quá nhiều: Hành động này làm tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa. Nếu viêm nhiễm vùng kín không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến vô sinh. Ngoài ra, thường xuyên quan hệ tình dục khiến cho lượng tinh trùng không kịp sản sinh cả về số lượng và chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh.
  • Quan hệ tình dục quá sớm: Nếu nam giới quan hệ tình dục quá sớm hoặc thủ dâm thường xuyên sẽ làm hao tổn tinh dịch, dễ bị rối loạn chức năng tình dục, xuất tinh sớm.
  • Mặc quần chật: Phái mạnh lưu ý, không đặt laptop trên đùi để làm việc, không mặc quần bò nhiều trong thời tiết mùa hè sẽ khiến hệ thống sinh sản tăng nhiệt, không tốt cho việc hình thành tinh trùng.
  • Dinh dưỡng kém: Hàng ngày, nếu cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất sẽ ảnh hưởng đến việc sản sinh tinh trùng. Cánh mày râu cần bổ sung thịt nạc, rau xanh, đủ protein, vitamin…
  • Căng thẳng quá mức: Việc sử dụng laptop trong thời gian dài kích hoạt phản ứng hoóc-môn gây mất cân bằng nồng độ testosterone. Môi trường làm việc căng thẳng ảnh hưởng đến chức năng tình dục và sinh tinh, tăng nguy cơ vô sinh ở phái mạnh.
  • Không vệ sinh vùng kín: Đối với đàn ông, việc vệ sinh vùng kín cũng quan trọng không kém gì chị em phụ nữ. Duy trì thói quen này mỗi ngày sẽ giúp bạn ngăn ngừa ung thư dương vật.
  • Giảm ham muốn: Nhiều nghiên cứu cho thấy, hầu hết đàn ông nghĩ đến chuyện tình dục khoảng 9 giây một lần. Vì vậy, nam giới cần kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt nếu có dấu hiệu bất thường trong vấn đề ‘ham muốn’.

Quan sát tinh dịch

  • Tinh dịch lẫn máu hoặc đau khi xuất tinh có thể là viêm tuyến tiền liệt hoặc nhiễm khuẩn túi tinh. Nếu không được điều trị sớm dễ dẫn đến vô sinh.
  • Tổng số tinh dịch ít hơn 2ml là tinh dịch ít, dưới 1ml là quá ít gây nguy cơ vô sinh.
  • Sau khi xuất tinh khoảng 30 phút mà tinh dịch không thay đổi hình dạng cũng là nguyên nhân vô sinh ở nam giới.
  • Lượng tinh dịch trung bình từ 2-6ml, hơn 7ml dễ khiến tinh trùng 'trôi' ra ngoài, giảm lượng tinh trùng khi tiếp cận trứng.
  • Nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để sớm phát hiện dấu hiệu vô sinh, nhờ bác sĩ tư vấn, có giải pháp điều trị kịp thời, triệt để, tránh biến chứng.

Điều trị vô sinh

Điều trị vô sinh

Điều trị vô sinh ở nam giới

Đàn ông vô sinh không phải chỉ vì vấn đề họ không tạo ra tinh trùng. Nhưng thường là tạo ra quá ít (số lượng đếm được quá thấp), bị khuyết tật hoặc tinh trùng không bơi tới nơi để có thể thụ thai sau khi phóng tinh. Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội đặc biệt là lĩnh vực y học, điều trị vô sinh cho nam giới hay nữ giới không phải là vấn đề quá khó. Dưới đây là một số phương pháp điều trị vô sinh dành cho nam giới:

* Phân tích tinh trùng:

Hay còn gọi là đếm tinh trùng, một phương pháp kỹ thuật nghiên cứu tinh trùng của nam giới. Tinh trùng được lấy bằng cách thủ dâm và sau đó xuất tinh vào lọ chứa sạch, gửi tới phòng khám của bác sỹ hoặc phòng xét nghiệm trong 1-2 giờ để xét nghiệm. Người ta sẽ nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tinh trùng như số lượng/ml, sự chuyển động, hình thái; dung lượng tinh trùng mỗi lần phóng tinh và tính đặc lỏng của tinh dịch. Việc này được thử vài lần trước khi đưa đến kết luận.

* Xét nghiệm sau giao hợp:

Còn gọi là xét nghiệm Huhner hay PK, là kiểm tra tinh dịch, nhầy tử cung và cách hai người tiếp xúc với nhau. Điều đó được thực hiện vài giờ sau khi vợ chồng giao hợp, thời điểm phụ nữ có khả năng thụ thai. Thực hiện khám vùng tiểu khung và các dịch nhầy ở cổ tử cung và tinh dịch khi phóng tinh. Xét nghiệm đếm tinh trùng, sự chuyển động và sự hiện diện của tinh trùng đang xâm nhập vào dịch nhầy tử cung trên đường đi đến tử cung. Phản ứng của hệ miễn dịch có thể cũng được xem xét.

 * Thụ tinh nhân tạo:

Quá trình thụ tinh nhân tạo là quá trình đưa tinh dịch của người đàn ông vào âm đạo của người phụ nữ bằng phương pháp nhân tạo (khác giao hợp). Thông thường, biện pháp này được sử dụng để thụ thai khi người chồng bị vô sinh. Và sử dụng tinh trùng của người đàn ông có khả năng sinh sản khác. Ở đây đề cập đến việc thụ tinh nhân tạo bằng tinh dịch của người chồng. Các cặp vợ chồng, trong đó đàn ông có khả năng sinh sản nhưng gặp các vấn đề rắc rối như xuất tinh sớm hoặc do lượng tinh dịch, có thể giải quyết bằng thụ tinh nhân tạo với tinh trùng của người chồng.

Điều trị vô sinh ở nữ giới

Phụ nữ vô sinh tức là không thể thụ thai sau khoảng 1 năm có quan hệ tình dục bình thường mà không dùng bất kì biện pháp tránh thai nào. Nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ có thể do di truyền hoặc do một số biến chứng.
Các khả năng điều trị sinh sản:

* Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là điều trị khả năng sinh sản cho phụ nữ mà không có sự can thiệp sâu bên trong, giúp thông những khu vực bị dính. Nguyên nhân vô sinh do dính chiếm khoảng một nửa của tất cả các trường hợp vô sinh nữ.
Rủi ro: Không.
Tác dụng phụ: Thỉnh thoảng có đau nhức.
Tỷ lệ thành công: Hơn 70% với một số kỹ thuật, thành công trong dài hạn.

* Dùng thuốc

Đây cũng là một hình thức điều trị mà không can thiệp vào bên trong, bằng cách sử dụng các loại thuốc điều chỉnh các kích thích tố sinh sản và kích thích việc phát hành của trứng trong quá trình rụng trứng. Hầu hết phụ nữ cần chờ đợi tới 6 chu kỳ kinh nguyệt nếu sử dụng biện pháp này.
Rủi ro: Có thể mang thai sinh đôi, sinh ba, hoặc nhiều hơn, mắc hội chứng buồng trứng hyperstimulation.
Tác dụng phụ: Nhức đầu, đầy hơi, nóng bừng, âm đạo bị khô, phát ban.
Tỷ lệ thành công: Từ 20% đến 60%, thường là với sự giúp đỡ của thụ tinh nhân tạo.

* Phẫu thuật

Phương pháp điều trị khả năng sinh sản bằng phẫu thuật bao gồm các hoạt động để sửa chữa các khuyết tật di truyền và loại bỏ dính, polyp, u nang, và tăng trưởng tế bào bất thường khác.
Rủi ro: Phản ứng khi gây mê, chảy máu, nhiễm trùng, sự tích tụ của mô sẹo đòi hỏi phải phẫu thuật bổ sung sau đó.
Tác dụng phụ: Đau nhẹ đến đau nặng và khó chịu sau phẫu thuật.
Tỷ lệ thành công: Khác nhau rất nhiều, từ 10-90%, tùy thuộc vào mức độ và quá trình phẫu thuật.

* Thụ tinh nhân tạo

Đây là một trong những công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART). Với mục đích điều trị khả năng sinh sản, tinh trùng sẽ được tiêm vào tử cung của người phụ nữ, thông qua cổ tử cung, ống dẫn trứng với một ống thông. Trong một số trường hợp, người phụ nữ dùng được chỉ định dùng thuốc trước đó vài chu kì kinh nguyệt trước khi phẫu thuật.
Rủi ro: Nhiều thai, nhiễm trùng từ tinh dịch bị ô nhiễm hoặc ống thông không vô trùng.
Tác dụng phụ: Tiểu rắt, chuột rút và đau, chảy máu âm đạo hoặc các tác dụng phụ khác.
Tỷ lệ thành công: Khác nhau, từ 5 đến 25%.

* Thụ tinh trong ống nghiệm

Đây cũng là một trong những công nghệ hỗ trợ sinh sản ART khác, với hình thức trứng được lấy ra từ buồng trứng và thụ tinh trong phòng thí nghiệm sau đó được đặt trong tử cung để phát triển. Một số phụ nữ cũng cần dùng thêm thuốc tăng khả năng sinh sản.
Rủi ro: Mang đa thai, thai ngoài tử cung, hội chứng buồng trứng tăng kích thích, dị tật bẩm sinh (còn cần nghiên cứu thêm về vấn đề này), phản ứng do gây mê, nhiễm trùng, chảy máu.
Tác dụng phụ: Chuột rút, đau nhỏ, thay đổi tâm trạng, thuốc tăng khả năng sinh sản có tác dụng phụ.
Tỷ lệ thành công: Từ 28 đến 75%.

Giải pháp đơn giản phòng vô sinh hiệu quả

Giải pháp đơn giản phòng vô sinh hiệu quả

Phòng ngừa vô sinh hiệu quả bằng cách tạo thói quen sinh hoạt điều độ (ăn uống, làm việc, vận động, nghỉ ngơi...) nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tinh trùng của quý ông thời nay kém về chất lượng, giảm về số lượng do tác động của hóa chất (thuốc trừ sâu, dioxin, ô nhiễm công nghiệp) với đời sống.
Tuy nhiên, phương pháp tối ưu vẫn là phòng ngừa và tăng cường khả năng sinh con tự nhiên chứ không phải 'mắc bệnh rồi mới chữa'.

Phòng ngừa vô sinh ở nam giới

  • Không uống rượu, hút thuốc lá và sử dụng các chất chứa cafein
  • Hạn chế tác hại của hóa chất
  • Không nên ăn quá nhiều đồ chiên, rán, nướng, thức ăn đã qua chế biến có sử dụng chất phụ gia, không uống rượu, hút thuốc lá và các chất chứa cafein.
  • Không đựng đồ ăn, thức ăn nóng trong bao bì làm từ nhựa tái chế hoặc nhựa không rõ xuất xứ, rất có hại cho sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản của nam giới nói riêng.
  • Tránh các thực phẩm đóng hộp chứa bisphenol-A, hóa chất có thể phá vỡ nội tiết tố nam, gây rối loạn cương dương.
  • Nên dùng sản phẩm giấy được làm trắng tự nhiên.
  • Dinh dưỡng hợp lí: Tăng cường bổ sung rau và thực phẩm sạch, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, súp lơ, cà rốt, đặc biệt là vitamin C, kẽm, vitamin B12…
  • Kiểm soát cân nặng: Căn bệnh béo phì làm giảm lượng tinh trùng ở đàn ông và dẫn tới vô sinh. Do đó, kiểm soát trọng lượng cơ thể là giải pháp hữu hiệu trong phòng ngừa vô sinh.
  • Tập luyện thể thao: Tránh ngồi lâu trong nhiều giờ liền, tránh đạp xe nhiều nhưng duy trì tập thể dục 5 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 45 phú với chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng.
  • Hạn chế sử dụng chất bôi trơn: Các chất bôi trơn như vazeline, glycerin hay nước bọt đều làm giảm chất lượng tinh trùng. Nhiều nghiên cứu chứng minh, tinh dịch di chuyển kém sau 60 phút sử dụng chất bôi trơn.
  • Không mặc quần sịp quá chật: Quần lót quá chật khiến tinh hoàn luôn bị đẩy lên cao áp sát vào vùng đáy chậu, nhiệt độ vùng bìu tăng, ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng.
  • Sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp: Xuất tinh ngoài âm đạo dễ bị di tinh hoặc liệt dương. Ép đường niệu đạo để tránh thai gây viêm nhiễm niệu đạo ở nữ và xuất tinh ngược dòng ở nam giới, ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản.

Phòng ngừa vô sinh ở phụ nữ

Nên:

  • Quan hệ tình dục lành mạnh: Chung thủy với bạn tình, sử dụng bao cao su để phòng tránh bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, hạn chế viêm nhiễm phụ khoa.
  • Khám phụ khoa định kỳ: Chị em nên duy trì khám phụ khoa 6 tháng/lần để phát hiện sớm bệnh dễ gây vô sinh: viêm lộ tuyến tử cung, viêm tử cung, tắc vòi trứng…
  • Bổ sung vitamin: Các loại vitamin, đặc biệt là vitamin E trong cà chua, cà rốt, dừa, yến mạch, măng tây, dầu ô liu, dầu lạc… cải thiện chức năng của buồng trứng, giúp tăng khả năng sinh sản.
  • Tránh thói quen có hại: Chị em cần từ bỏ ngay thói quen hút thuốc lá (nếu có), uống rượu hay thường xuyên thụt rửa âm đạo. Thói quen này dễ gây mãn kinh sớm, suy giảm chức năng buồng trứng.

Không nên:

  • Nạo hút thai nhiều lần: Nạo hút thai khiến niêm mạc tử cung mỏng dần, trứng không thể làm tổ, khó mang thai. Ngoài nguy cơ vô sinh cao, nạo hút thai nhiều lần ảnh hưởng đến dạ con, buồng trứng, tâm lí và sức khỏe của chị em.
  • Căng thẳng quá mức: Stress tác động xấu đến chức năng của não bộ, tuyến yên, làm suy giảm nội tiết tố sinh dục cũng như khả năng thụ thai.

Lưu ý:

Bạn nên đi khám càng sớm càng tốt nếu thấy sức khỏe có dấu hiệu bất thường.
Tạo cho mình thói quen sinh hoạt điều độ (ăn uống, làm việc, vận động, nghỉ ngơi...) nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, phòng ngừa vô sinh hiệu quả.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Viêm thanh khí phế quản cấp (hay còn được gọi là bệnh Croup) là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp, ảnh hưởng chủ yếu ở trẻ em. Bệnh có thể gây tắc nghẽn hô hấp, khiến trẻ ho dữ dội. Khi mắc bệnh, thanh quản và khí quản sẽ bị kích ứng và sưng lên. Viêm
  • 28-05-2018
    Ung thư tuyến giáp chiếm khoảng 1% các loại ung thư. Nó là ung thư tuyến nội tiết thường gặp nhất. Đa số ung thư tuyến giáp là ung thư biểu mô biệt hoá cao, tiến triển âm thầm, giai đoạn ẩn bệnh kéo dài, điều trị chính yếu là phẫu thuật. Đa số bệnh nhân
  • 28-05-2018
    Tật nứt đốt sống là một dị tật của ống thần kinh xảy ra ở thai nhi do một vài đốt xương cột sống không khép kín trên tủy sống làm lộ tủy sống, màng và dịch não tủy dưới dạng một “túi thần kinh” mềm sẫm màu, nổi lên ở trên lưng dọc theo cột sống. Túi
  • 28-05-2018
    Sự rò rỉ nước tiểu được gọi là tiểu không tự chủ. Một vài phụ nữ bị rò nước tiểu với số lượng ít. Những trường hợp khác có sự rò rỉ thường xuyên hoặc nghiêm trọng.
  • 17-10-2018

    Nấm miệng là một tình trạng mà trong đó các loại nấm Candida albicans tích tụ trên niêm mạc miệng. ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Bộ Y tế

  • 28-05-2018
    “Viêm nha chu” là một từ chuyên môn dùng để chỉ sự viêm nhiễm xung quanh răng hay nói cách khác là một sự nhiễm trùng nướu nghiêm trọng làm phá huỷ các mô nha chu. Hầu hết các bệnh về nha chu trong đó có viêm nha chu là sự nhiễm trùng mô nha chu. Trong