Viêm xương

Đó là một nhiễm trùng xương-tủy xương thứ phát từ ổ nhiễm khuẩn đầu tiên, vi khuẩn lan theo đường máu đến khu trú ở xương và gây viêm xương. ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Bộ Y tế

Viêm xương là gì?

Viêm xương là một nhiễm trùng xương - tủy xương thứ phát từ ổ nhiễm khuẩn đầu tiên, vi khuẩn lan theo đường máu đến khu trú ở xương và gây viêm xương.

Triệu chứng của bệnh viêm xương

Triệu chứng bệnh viêm xương
Triệu chứng bệnh viêm xương. (Ảnh minh họa)

Viêm xương tủy cấp

Bệnh khởi đầu rất rầm rộ do một phản ứng toàn thân mạnh mẽ, do sự tăng dị ứng tối đa trên một cơ thể bị mẫn cảm. Thường biểu hiện với bệnh cảnh sau:

  • Sốt cao 39 - 40 độ C, sốt kéo dài, rét run, mạch nhanh nhỏ, có thể 120 - 140 lần/phút, bệnh nhân lờ đờ có thể có co giật.
  • Đau tại vùng gần khớp tăng dần lên, dữ dội đau xiên chéo, xuyên thấu và gia tăng khi ấn mạnh.
  • Giảm hoặc mất cơ năng của chi bị viêm (triệu chứng dễ nhầm gãy xương).
  • Sưng toàn bộ chi viêm, da nhợt nhạt hoặc tím đỏ, tĩnh mạch dưới da nổi rõ, lúc đầu da còn căng sau mềm và có thể lùng nhùng.
  • Khớp sưng to do phản ứng giao cảm, tuy nhiên đối với trẻ nhũ nhi, viêm có thể lan sang khớp thực sự và gây viêm khớp mủ.

Viêm xương tủy mãn

Có khoảng 15 - 25% bệnh nhân viêm xương tủy cấp chuyển sang mãn tính do chẩn đoán muộn, điều trị không đúng quy cách. Lâm sàng biểu hiện dấu hiệu âm ỉ tại chỗ, có giai đoạn hết đau rồi đau tái lại, phần mềm sưng nhẹ, ấn hơi đau. Tại chỗ vùng xương viêm to phình, xù xì, da hơi xám, có một vài lỗ dò hình phễu dính sát xương, có thể tái phát các đợt cấp. 

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ thắc mắc nào về viêm xương, hãy đi khám hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Nội cơ xương khớp trên hệ thống Khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị bệnh. 

Nguyên nhân bệnh viêm xương

Hầu hết các trường hợp viêm xương gây ra do vi khuẩn tụ cầu, một loại vi trùng thường được tìm thấy trên da hoặc trong mũi ngay cả những người khỏe mạnh.

Vi trùng có thể nhập vào xương bằng nhiều cách khác nhau:

  • Thông qua các mạch máu: Vi trùng trong các bộ phận khác của cơ thể - ví dụ, từ viêm phổi hoặc nhiễm trùng đường tiểu có thể đi qua máu đến vị trí suy yếu trong xương. Ở trẻ em, viêm tủy xương thường xảy ra ở các khu vực mềm, được gọi là đĩa tăng trưởng, ở hai đầu của xương dài của cánh tay và chân.
  • Từ một nhiễm trùng gần đó: Vết thương đâm thủng nghiêm trọng có thể mang vi trùng đến sâu bên trong cơ thể. Nếu như chấn thương bị nhiễm trùng, vi khuẩn có thể lây lan đến xương gần đó.
  • Trực tiếp nhiễm: Có thể xảy ra nếu gãy xương nghiêm trọng và một phần của nó ra khỏi da. Ô nhiễm trực tiếp cũng có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật thay thế khớp hoặc sửa chữa gãy xương.

Yếu tố nguy cơ bệnh viêm xương

Yếu tố nguy cơ bệnh viêm xương
(Ảnh minh họa)

Yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm xương bao gồm:

  • Chấn thương gần đây hoặc phẫu thuật chỉnh hình: Gãy xương nghiêm trọng hoặc vết thương sâu khiến nhiễm trùng có đường vào xương hoặc mô gần đó. Phẫu thuật để sửa chữa gãy xương hoặc thay thế các khớp cũng có thể vô tình mở đường cho vi trùng vào xương.
  • Vấn đề lưu thông: Mạch máu bị hư hỏng hoặc bị tắc, cơ thể thiếu tế bào chống nhiễm trùng cần thiết để giữ cho nhiễm trùng nhỏ không phát triển lớn hơn. Những bệnh làm giảm tuần hoàn máu bao gồm: Bệnh tiểu đườngBệnh động mạch ngoại biên, thường liên quan đến hút thuốc lá, Bệnh tế bào hình liềm.
  • Ống y tế xâm lấn: Ống y tế kết nối bên ngoài với các tạng. Các ống này có thể tạo đường cho vi trùng vào cơ thể. Ống y tế xâm lấn khiến tăng nguy cơ nhiễm trùng nói chung, có thể dẫn đến viêm tủy xương. Các ví dụ bao gồm: chạy thận nhân tạo, ống thông tiết niệu, ống tiêm tĩnh mạch lưu dài, đôi khi được gọi là đường tĩnh mạch trung tâm, có thể cấy trong cơ thể trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
  • Thuốc đường tĩnh mạc: Những người sử dụng thuốc đường tĩnh mạch có thể phát triển viêm xương tủy, vì thường sử dụng kim tiêm và không khử trùng da trước khi tiêm.

Chẩn đoán bệnh viêm xương

Chẩn đoán bệnh viêm xương
(Ảnh minh họa)

Viêm xương tủy cấp

  • Bạch cầu tăng, VS (độ lắng máu) tăng.
  • Cấy máu có thể thấy vi khuẩn (chẩn đoán giá trị).
  • Chọc dò xương để đo áp lực nội tủy, là dấu hiệu tương đối có giá trị để chẩn đoạn giai đoạn cấp.
  • Chụp lấp lánh đồng vị phóng xạ và chụp X-quang cắt lớp.
  • X-quang: Sau 2 tuần mới có giá trị nhưng phải chụp để so sánh lần sau với hình ảnh loãng xương, phản ứng cốt hóa màng xương. Nếu đã có xương tù (muộn hơn) thì thấy một vùng xương cản quang giữa một vùng sáng không có xương.

Viêm xương tủy mãn

X-quang: điển hình với các dấu hiệu như đặc xương, phản ứng màng xương, xương tù, biến dạng xương.

Điều trị  bệnh viêm xương

Các phương pháp điều trị phổ biến nhất cho viêm tủy xương là dùng thuốc kháng sinh và phẫu thuật để loại bỏ phần xương bị nhiễm bệnh hoặc chết.

Thuốc

Sinh thiết xương sẽ tiết lộ loại vi trùng gây nhiễm trùng, bác sĩ có thể chọn thuốc kháng sinh đặc biệt tốt cho loại nhiễm trùng. Các kháng sinh thường được sử dụng thông qua tĩnh mạch ở cánh tay trong ít nhất 6 tuần. Các tác dụng phụ có thể bao gồm buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy.

Phẫu thuật

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, phẫu thuật viêm tủy xương có thể bao gồm một hoặc nhiều các thủ thuật sau đây:

  • Lấy dịch từ các khu vực bị nhiễm bệnh. Mở khu vực xung quanh xương bị nhiễm bệnh cho phép bác sĩ phẫu thuật lấy mủ hoặc chất dịch đã tích tụ.
  • Lấy bỏ xương và mô bệnh. Bác sĩ phẫu thuật lấy bỏ xương bị bệnh khi có thể, lấy một ít mép xương khỏe mạnh để đảm bảo rằng tất cả các khu vực bị nhiễm bệnh đã được lấy bỏ.
  • Phục hồi lưu lượng máu đến xương. Bác sĩ phẫu thuật có thể ghép một mảnh xương hoặc các mô khác vào ổ trống, chẳng hạn như da hoặc cơ, từ một phần khác của cơ thể. Đôi khi chất độn tạm thời được đặt trong túi cho đến khi đủ sức khỏe để trải qua một cuộc ghép xương, ghép mô. Ghép giúp cơ thể sửa chữa các mạch máu bị hư hỏng và hình thành xương mới.
  • Lấy bỏ vật thể ngoại lai. Trong một số trường hợp, các vật thể ngoại lai, chẳng hạn như tấm phẫu thuật hoặc ốc vít được đặt trong ca phẫu thuật trước đó, có thể phải được lấy bỏ.
  • Cắt bỏ chi. Như một phương sách cuối cùng, bác sĩ phẫu thuật có thể cắt bỏ chi bị ảnh hưởng để ngăn chặn sự lây nhiễm lan rộng thêm.

Phòng bệnh viêm xương

Giảm nguy cơ nhiễm trùng cũng sẽ làm giảm nguy cơ phát triển viêm xương tủy. Nói chung, biện pháp phòng ngừa là tránh các vết cắt và vết xước. Nếu có bất kỳ vết cắt và vết xước, hãy rửa sạch khu vực này ngay lập tức và áp lên đó một miếng băng sạch. Thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng ở vết thương.

Theo Sức khỏe & Đời sống

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Hoại tử vô mạch là một căn bệnh về xương, xảy ra do mất tạm thời hoặc vĩnh viễn nguồn cung cấp máu tới xương. Nếu không được cung cấp đủ máu, các tế bào xương sẽ bắt đầu chết đi khiến cho xương trở nên dễ gãy. Nếu hoại tử vô mạch ở gần khớp, bề mặt khớp
  • 28-05-2018
    Chứng rối loạn thần kinh là một thuật ngữ y học dùng cho trạng thái thần kinh kém hoặc bất thường kèm theo ảo tưởng hoặc ảo giác. Ảo tưởng là tình trạng nhận thức sai lệch về những việc đang diễn ra xung quanh, còn ảo giác là nhìn thấy hoặc nghe thấy
  • 28-05-2018
    Đái dầm là chứng bệnh thông thường của trẻ em. Khoảng 15-20% trẻ từ 5 tuổi trở xuống mắc phải bệnh đái dầm. Khi đến tuổi mà không thể kiểm soát được sự đi tiểu là đã bị bệnh đái dầm. Khoảng 15-20% trẻ sơ sinh tới 5 tuổi đái dầm liên miên, không bao giờ
  • 17-10-2018

    Thuật ngữ "rối loạn vận động" (tên tiếng Anh là Movement disorders) dùng để chỉ một nhóm các tình trạng hệ thống thần kinh gây ra các động tác tự nguyện, không tự nguyện bất thường, hoặc vận động chậm, giảm vận động. 

  • 28-05-2018
    1. Thế nào là điếc? Người điếc là người không có khả năng nghe như người có sức nghe bình thường. Có nhiều mức độ điếc khác nhau : + Nghe bình thường: có thể nghe được cả lời nói thầm. + Điếc nhẹ: chỉ nghe được lời nói bình thường khi đứng cách 1 mét.
  • 17-10-2018

    Nấm âm đạo hay còn gọi là viêm âm đạo do nấm. Đây là chứng viêm (sưng, đỏ) ở âm đạo, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Một trong số đó là nhiễm nấm men Candida albicans. Bệnh viêm âm đạo do nấm Candida rất phổ biến. Khoảng 75% phụ nữ trên