U răng

Giới thiệu chung Bệnh u răng thường gặp ở các nước đang phát triển, trong đó có nước ta. Nguyên nhân chính là do chúng ta không chú ý tới việc chăm sóc răng miệng đúng. - U nang chân răng: Do răng bị nhiễm khuẩn, sâu hoặc chấn thương gây nên. Dấu hiệu

Bệnh u răng là gì?

Bệnh u răng thường gặp ở các nước đang phát triển, trong đó có nước ta. Nguyên nhân chính là do chúng ta không chú ý tới việc chăm sóc răng miệng đúng. 

(Ảnh minh họa)

Có 3 loại u răng:

  • U nang chân răng.
  • U nang thân răng.
  • U men dạng nang.

Triệu chứng của bệnh u răng

- U nang chân răng: do răng bị nhiễm trùng, sâu hoặc chấn thương gây nên. Người bệnh không hề có triệu chứng đau nhức hay khó chịu, dấu hiệu duy nhất để phát hiện sớm bệnh là răng đổi mầu. Khi bệnh nặng mới xuất hiện các triệu chứng như chảy mủ, đau ở vùng có u, lung lay răng, sưng mặt ở xương hàm...

- U nang thân răng bắt nguồn từ một chiếc răng ngầm, sau đó phát triển thành nang, nên bệnh lúc đầu khó phát hiện. Chỉ đi khám định kỳ mới phát hiện được.

- U men dạng nang: hiện tượng những mầm men ngà còn tồn tại từ lúc sinh tạo thành u. Đặc điểm của loại u này là rất dễ tái phát. Khi phát triển, nó sẽ lan vào các tổ chức xung quanh như phần mềm, xương hàm, khớp thái dương hàm, sàn sọ, khiến gương mặt bệnh nhân bị biến dạng hoàn toàn, khó khăn khi nhai, nuốt, nói, thở... Trong trường hợp này, bác sĩ buộc phải cắt xương hàm, tháo khớp.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Đi khám nha sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Ung bướu hoặc Răng Hàm Mặt trên hệ thống Khám từ xa Wellcare khi xuất hiện các triệu chứng như răng đổi màu, đau nhức, khó chịu, chảy mủ, mọc khối u ở lợi, đau ở vùng có khối u, sưng xương hàm, khó nhai, khó nuốt, xương hàm lệch... để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Trước khi gọi bác sĩ, hãy sử dụng tính năng "Gửi trước hồ sơ bệnh án" để tải mô tả triệu chứng, hình ảnh/video clip các kết quả xét nghiệm, đơn thuốc cũ... để bác sĩ nghiên cứu. 

Nguyên nhân bệnh u răng

Sâu răng, nhiễm khuẩn răng hoặc chấn thương răng... nếu không điều trị thích hợp dễ dẫn đến u răng - căn bệnh dễ dẫn đến rụng răng hàng loạt, biến dạng hàm - mặt... Nguyên nhân chính là do chúng ta không chú ý tới việc chăm sóc răng miệng đúng cách.

Biến chứng bệnh u răng

Hầu hết bệnh nhân đến trong tình trạng muộn: Sưng vùng mặt ở xương hàm, lung lay, rụng răng.

Trường hợp đến viện quá muộn, điều trị khó, thậm chí còn để lại nhiều di chứng như lép mặt, răng rụng hàng loạt ảnh hưởng đến các chức năng nhai, nuốt, nói...

Bác sĩ khuyến cáo, u men răng chủ yếu là u lành tính nhưng tỷ lệ tái phát cao nên được coi là u ác tính. Nếu không được điều trị đúng, u không chỉ lan vào các tổ chức xung quanh như phần mềm, xương hàm... mà còn thoái hóa thành u ác tính, di căn vào máu và hệ bạch huyết, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Điều trị bệnh u răng

Phương pháp xử lý duy nhất là phẫu thuật lấy khối u. Nếu bệnh nhân đến sớm thì phẫu thuật đơn giản, tiên lượng tốt, bảo toàn được răng.

Nhiều bệnh nhân đã phải cắt hết cả xương hàm và ghép xương hàm bằng xương tự thân hoặc bằng mảnh ghép kim loại và mang hàm giả. Việc tái tạo xương hàm khá tốn kém và phức tạp (khoảng 30 - 40 triệu đồng), và cũng không thể giúp hồi phục hoàn toàn.

Theo bác sĩ, bệnh rất khó phát hiện bởi khối u không gây đau nhức, bệnh nhân vẫn ăn uống bình thường. Bệnh tiến triển âm thầm, chỉ đến khi người bệnh bị sưng, lệch mặt, răng lung lay... đi khám thì mới phát hiện được. Một khi khối u đã thấy rõ, gây biến dạng khuôn mặt thì xương hàm đã bị hủy hoại

Phòng ngừa bệnh u răng

Khi nghi ngờ sâu răng, nhiễm trùng răng hoặc chấn thương răng dễ dẫn đến u răng. Vì vậy, để phòng bệnh cần tránh các tổn thương này. Trẻ chậm mọc răng, hàm bị thiếu răng... cần phải đi chụp kiểm tra xem răng nằm ở đâu, có u chèn vào răng hay không.

Đặc biệt, khi có bất kỳ các biểu hiện bất thường nào như: răng lung lay, xương hàm lệch, có biểu hiện viêm xoang, viêm mũi... cũng cần đi chụp X-quang để kiểm tra. Người dân cũng cần lưu ý đi khám răng định kỳ 6 tháng hoặc mỗi năm một lần.

Theo Sức khỏe & Đời sống 

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Hội chứng lối thoát ngực xảy ra khi dây thần kinh hoặc mạch máu của búi thần kinh cánh tay bị đè ép.nBúi thần kinh cánh tay nẳm giữa khoảng trống giữa xương đòn và xương sườn đầu tiên, bao gồm cả dây thần kinh và mạch máu từ cổ đi vào cánh tay. Khi cấu
  • 28-05-2018
    Buồn nôn là cảm giác muốn nôn ra. Nôn là cách cơ thể tống những gì trong dạ dày ra. Có thể là do dạ dày bị kích thích bởi rượu, ngộ độc thức ăn hay nhiễm trùng (thường là nhiễm virus) ở dạ dày. Trong hầu hết các trường hợp, buồn nôn và nôn sẽ giảm trong
  • 28-05-2018
    Hẹp niệu đạo là tình trạng niệu đao bị hẹp lai do viêm hoặc bât kỳ một vần đề nào khác. Niệu đạo có vai trò dẫn nước tiểu từ trong cơ thể ra ngoài. Ơ người bị hẹp niệu đạo, dòng nước tiểu yếu hoặc dòng chảy đôi thường xảy ra. Hẹp niệu đạo nặng có thể
  • 28-05-2018
    Sưng bìu tinh hoàn là sự phình lên của túi bìu, do chấn thương hoặc một bệnh lý nào đó. Tình trạng này có thể gây ra bởi sự tích tụ của dịch lỏng, viêm, hoặc một sự tăng trưởng bất thường trong bìu. Bìu là lớp da bao bọc xung quanh tinh hoàn, là nơi
  • 20-04-2021
    Hầu như mọi trẻ em đều có lúc bị va đập ở đầu. Những chấn thương này có thể đáng lo ngại, nhưng hầu hết các chấn thương đầu chỉ ở mức độ nhẹ và không gây hậu quả nghiêm trọng. Trong một số ca hiếm, có thể có vấn đề nghiêm trọng chỉ sau một cú va đập
  • 28-05-2018
    Đã khi nào bạn soi gương và thấy mắt mình như bé lại do mí mắt bị sụp xuống chưa? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn. có thể xảy ra do chấn thương, tuổi tác hoặc các bệnh lí khác. Sụp mí có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên, có thể đến rồi đi hoặc kéo dài.