Viêm ruột do Giardia

Giardia lamblia (G.Intestinalis và G.Duodenalis) là một loại sinh vật đơn bào, thuộc lớp trùng roi (Trichomonas) là 1 trong số 6 lớp của ngành Động vật nguyên sinh (Protozoa), chúng kí sinh ở phần đầu ruột non. Đa số người nhiễm Giardia không biểu hiện

Triệu chứng, biểu hiện viêm ruột do Giardia

Triệu chứng, biểu hiện viêm ruột do Giardia

1. Lâm sàng:
Hầu hết người nhiễm bệnh mang kén nhưng không có triệu chứng. Thời gian ủ bệnh từ 1-3 tuần, bệnh khởi phát từ từ hoặc cấp tính. Giai đoạn bệnh cấp tính thường diễn ra từ vài ngày đến vài tuần, tuy bệnh tự khỏi, nhưng bệnh nhân vẫn thải kén kéo dài. Ở một số bệnh nhân, bệnh có thể trở nên mạn tính và tiến triển trong nhiều năm.
Các thể lâm sàng của bệnh do Giardia là tiêu chảy cấp tính, tiêu chảy mạn tính, và hội chứng giảm hấp thu. Cả hai thể bệnh cấp và mạn tính, tiêu chảy thường diễn ra từ nhẹ tới nặng. Bệnh nhân có thể có các triệu chứng: phân nát và nhiều, đi tiêu 1 lần/ngày; hoặc số lần đi ngoài nhiều hơn, phân lỏng hơn, có thể chứa nhầy nhưng thường không có máu và mủ; phân thường có bọt, nặng mùi, và nhờn; sụt cân và mệt mỏi; trẻ em thì chậm lớn và chậm phát triển; có khi thấy chán ăn, buồn nôn và nôn, cảm giác khó chịu và đau vùng thượng vị, ợ, đầy hơi và chướng bụng; ít gặp sốt nhẹ, và đau đầu, nổi mụn sẩn, đau khớp, và đau cơ...
Hội chứng giảm hấp thu có thể phát triển trong giai đoạn cấp hoặc mạn, có thể dẫn đến sụt cân nặng và suy kiệt.
Ảnh minh họa
2. Cận lâm sàng:
Soi phân, dịch hút tá tràng hoặc niêm mạc ruột non khi sinh thiết thấy nang trùng hoặc thể tư dưỡng của ký sinh trùng trong bệnh phẩm, cần tiến hành ít nhất 3 lần xét nghiệm trước khi kết luận âm tính.
Xét nghiệm kháng nguyên trong phân bằng phương pháp ELISA tìm kháng thể IgG, IgM giúp chẩn đoán bệnh.
Chụp Xquang ruột non thấy bình thường ở những bệnh nhân bị bệnh nhẹ, nhưng ở những bệnh nhân có các triệu chứng nặng có thể cho thấy các dấu không đặc hiệu như kéo dài thời gian vận chuyển, biến đổi nhu động ruột, dày nếp niêm mạc, đứt đoạn baryte.

Nguyên nhân bệnh viêm ruột do Giardia

Nguyên nhân bệnh viêm ruột do Giardia

- Tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng Giardia lamblia (G.Intestinalis và G.Duodenalis)
Hình thái: đó là các động vật đơn bào có dạng hình thoi, hình trứng, hình cầu, hình trụ... Kích thước từ 2-5 μm đến 1 mm. Có cơ quan vận động là roi (một hoặc nhiều roi). Có thể quan sát dễ dàng bằng kính hiển vi thường.
Khả năng tồn tại ở môi trường: chúng có khả năng sinh nha bào (nang trùng) nên chịu đựng khá tốt ở môi trường ngoại cảnh, xử lý nước bằng Clo hoặc ozon ở nồng độ thông thường không diệt được nha bào nhưng chúng dễ dàng bị diệt khi đun sôi.

Yếu tố nguy cơ gây viêm ruột do Giardia

Yếu tố nguy cơ gây viêm ruột do Giardia

Người ta thường bị lây bệnh khuẩn đường ruột từ thức ăn, nước uống bị nhiễm phân có chứa nang của ký sinh. Một khi vào cơ thể người, những ký sinh mới sẽ thoát khỏi nang và bám vào thành ruột.
Đôi khi bệnh sẽ phát thành dịch trong cộng đồng, nếu nước uống ở vùng đó bị nhiễm nang có chứa ký sinh, ở những nhà trẻ, từ chất thải của người bệnh các em bị lây lan bằng đường tay lên miệng. Không ít trường hợp thức ăn bị nhiễm khuẩn do người làm không rửa tay sau khi đi vệ sinh rồi sau đó sửa soạn thức ăn. Thông thường từ lúc nhiễm cho đến khi có triệu chứng là 7-10 ngày (cũng có khi dài hơn). Ở vài người hầu như không có triệu chứng dù họ đã nhiễm bệnh, nhưng đa số đều có những biểu hiện như trên.

Chẩn đoán viêm ruột do Giardia

Chẩn đoán viêm ruột do Giardia

Chẩn đoán xác định:
Soi phân, dịch hút tá tràng hoặc niêm mạc ruột non khi sinh thiết thấy nang trùng hoặc thể tư dưỡng của ký sinh trùng trong bệnh phẩm.
Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh tương tự: Lỵ amíp, viêm đại tràng mạn.
Xét nghiệm
Loại bệnh phẩm: Phân, dịch hút tá tràng hoặc niêm mạc ruột non khi sinh thiết.
Phương pháp xét nghiệm: Soi tươi thấy nang trùng hoặc thể tư dưỡng của ký sinh trùng trong bệnh phẩm.

Điều trị viêm ruột do Giardia

Điều trị viêm ruột do Giardia

- Bệnh nhẹ:
+ Diloxanide (500 mg/viên): uống 1 viên/lần x 3 lần/ngày, trong 10 ngày.
+ Paromomy (500 mg/viên): uống 1 viên/lần x 3 lần/ngày, trong 10 ngày.
Bệnh nặng:
+ Metronidazole (Flagyl, Klion): 750 mg/lần x 3 lần/ngày. Uống 5-10 ngày. Trẻ em dùng 40-50mg/kg chia 4 lần/ngày.
Sau đó cần uống một đợt 20 ngày Diiodohydroxyquin để loại trừ tình trạng mang mầm bệnh trong ruột.
+ Tinidazole (Tindamax): 500mg/lần x 4 lần/ngày (uống sau bữa ăn) x 3 ngày.
+ Dehydroemetine (hiệu quả như metronidazole, nhưng độc cho tim): 1 - 1,5 mg/kg /ngày, Tiêm bắp trong 5 - 10 ngày.
+ Chloroquine: (ít hiệu quả hơn): uống 200 mg/lần x 3 lần/ngày x 2 ngày, sau đó 200 mg/ngày uống trong 2-3 tuần. (liều trẻ em: 10 mg/kg/ngày tối đa 300 mg/ngày).
Thận trọng: Không có thuốc nào được xem là an toàn cho thai phụ, tuy nhiên vẫn phải điều trị nếu bệnh nặng.

Phòng ngừa viêm ruột do Giardia

Phòng ngừa viêm ruột do Giardia

Ảnh minh họa

- Tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ: Thực hiện các biện pháp phòng chống chung như phòng chống các bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa.
Vệ sinh phòng bệnh: Thực hiện rửa tay trước khi ăn, trước khi cho trẻ ăn, trước khi chế biến thức ăn, sau khi đại tiện hoặc sau khi dọn vệ sinh cho trẻ.
Thực hiện ăn chín, uống sôi: Cung cấp nước sạch, tránh làm nhiễm bẩn nguồn nước, tiến hành lọc các nguồn nước nhiễm phân người hoặc súc vật.
Quản lí người lành mang trùng: Định kỳ kiểm tra, xét nghiệm phân của người nhà, người tiếp xúc, thức ăn ở các nhà trẻ, nhà hàng nếu phát hiện có nang trùng hoặc ký sinh trùng thì tổ chức cách ly, điều người chế biến thực phẩm.
Lối sống tình dục an toàn: sử dụng bao cao su khi quan hệ để phòng tránh khi quan hệ qua đường hậu môn, tránh dùng miệng kích thích vùng này, quan hệ chung thủy.
Bệnh nhiễm Giardia nếu được điều trị, bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn mà không bị di chứng gì. Trái lại không được điều trị, bệnh nhân có thể bị rối loạn hấp thu nặng và có thể dẫn đến tử vong vì các nguyên nhân do suy kiệt. Bệnh thường dễ nhầm lẫn với lỵ amip, viêm đại tràng mãn nên việc chẩn đoán và điều trị cũng mất nhiều thời gian, vì vậy việc phòng bệnh là chính và rất cần thiết. Bệnh có thể lây qua đường tình dục nên việc dùng bao cao su là biện pháp phòng tránh hữu hiệu khi quan hệ qua đường hậu môn.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Block nhánh (BBB) là tình trạng đường dẫn truyền xung điện đến tâm thất trái hoặc phải làm tim đập bị chậm lại hoặc bị gián đoạn. Thỉnh thoảng, bệnh có thể khiến quá trình bơm máu từ tim đến hệ tuần hoàn kém hiệu quả. Hiện vẫn chưa có điều trị đặc biệt

  • 13-04-2024
    Nhiệt độ ở miệng hoặc núm ngậm cao su trên 100 °F (37,8 °C).
  • 28-05-2018
    Rối loạn chức năng tình dục là tình trạng rối loạn bản năng sinh dục (sự rối loạn về ham muốn, cực khoái hay đau khi quan hệ tình dục) và gây mệt mỏi, chán nản ở phụ nữ. Rối loạn này thông thường được chia thành 4 loạn: rối loạn ham muốn, rối loạn kích
  • 08-06-2018
    Mô tả: Sa sút trí tuệ do mạch máu là thuật ngữ khái quát mô tả những suy giảm trong chức năng nhận thức do các vấn đề ở mạch máu nuôi dưỡng não gây ra. Tỷ lệ sa sút trí tuệ do mạch máu là 1-4% ở người trên 65 tuổi. Nguy cơ tăng rõ rệt theo tuổi. 
  • 28-05-2018
    Trước tiên, bụng là phần cơ thể nằm dưới xương sườn và trên vùng chậu. Khi bạn bị đau ở vùng này thì các bác sĩ sẽ gọi đó là đau bụng. Tuy nhiên, đau bụng còn có những thuật ngữ khác như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, …
  • 28-05-2018

    Bác sĩ có thể giúp làm dịu và kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Sau đây là thông tin của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ về bệnh chàm và những cách thức giúp con bạn tránh “cơn ngứa”.