Rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ

Rối loạn chức năng tình dục là tình trạng rối loạn bản năng sinh dục (sự rối loạn về ham muốn, cực khoái hay đau khi quan hệ tình dục) và gây mệt mỏi, chán nản ở phụ nữ. Rối loạn này thông thường được chia thành 4 loạn: rối loạn ham muốn, rối loạn kích

Thế nào là rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ?

Rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ
Ảnh minh họa

Rối loạn chức năng tình dục là tình trạng rối loạn bản năng sinh dục (sự rối loạn về ham muốn, cực khoái hay đau khi quan hệ tình dục) và gây mệt mỏi, chán nản ở phụ nữ. Rối loạn này thông thường được chia thành 4 loại:
  • Rối loạn ham muốn
  • Rối loạn kích thích
  • Rối loạn cực khoái
  • Rối loạn đau khi quan hệ tình dục.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ bao gồm: mất ham muốn tình dục, thấy đau đớn khi quan hệ, không khoái cảm, cảm thấy tội lỗi hoặc hổ thẹn, thất vọng, lo lắng và mất ngủ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu vấn đề về tình dục ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng hoặc làm bạn cảm thấy lo lắng, hãy gọi bác sĩ để được tư vấn. Bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng và các triệu chứng của bạn để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ chủ yếu là tác dụng phụ từ các thuốc điều trị bệnh tiểu đường, bệnh tim, viêm khớp và rối loạn bài tiết. Thuốc chống trầm cảm và các thuốc kiểm soát huyết áp có thể ảnh hưởng đến khoái cảm.
Bên cạnh đó, tình trạng về phụ khoa và nội tiết tố như sau khi sinh, sau mãn kinh hay ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung, ung thư vú cũng có thể dẫn đến rối loạn chức năng tình dục này.
Những vấn đề về tâm lý cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn này như: tôn giáo, sự kiêng kị, tội lỗi, những vấn đề hôn nhân, lạm dụng tình dục hoặc bị cưỡng bức, trầm cảm hay căng thẳng.

Nguy cơ mắc phải

Bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể bị rối loạn chức năng tình dục. Rối loạn này do nhiều nguyên nhân gây ra nên có thể xuất hiện chỉ một lần hay nhiều lần trong đời. Sự rối loạn này có thể do thay đổi các yếu tố sinh lý, cảm xúc, niềm tin, lối sống và các mối quan hệ.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ bao gồm:
  • Trầm cảm hoặc lo lắng
  • Bệnh lý về tim mạch
  • Bệnh lý về thần kinh như chấn thương tủy sống, đa xơ cứng
  • Thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc điều trị cao huyết áp
  • Stress về tâm lý, đặc biệt là với người bạn đời
  • Đã từng bị lạm dụng tình dục trước đây.

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa vào tiền sử bệnh tật và khám lâm sàng (bao gồm kiểm tra vùng chậu). Xét nghiệm máu có thể được thực hiện để loại trừ những nguyên nhân gây bệnh do tiểu đường hay vấn đề tuyến giáp.
Bác sĩ có thể tư vấn gặp bác sĩ phụ khoa đối với những trường hợp có thể điều trị bằng phẫu thuật hoặc gặp bác sĩ tâm lý/bác sĩ tâm thần nếu vấn đề xúc cảm là nguyên nhân gây rối loạn chức năng này, hoặc trung tâm cộng đồng cho trường hợp bị lạm dụng tình dục.

Điều trị

Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân do sử dụng thuốc, có thể thay đổi liều lượng hoặc đổi thuốc. Phụ nữ đã mãn kinh (thay đổi sinh lý) và đau đớn trong khi quan hệ do khô âm đạo có thể dùng chất bôi trơn và kem estrogen. Phụ nữ mắc viêm khớp nặng có thể thay đổi tư thế khi quan hệ và sử dụng thuốc naproxen hay ibuprofen trước khi quan hệ.
Giáo dục, liệu pháp tâm lý và các hoạt động hỗ trợ cũng như thay đổi thói quen sống có thể giúp ích điều trị rối loạn chức năng tình dục này.
Phương pháp trị liệu hành vi như liệu pháp điều trị theo cặp có thể xác định được nguyên nhân chính của vấn đề. Đôi khi, việc kết hợp các liệu pháp sẽ cho hiệu quả tốt nhất.

Phòng ngừa rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ

  • Tập thể dục và thường xuyên vận động: Dành thời gian cho thư giãn giải trí xen kẽ làm việc để tránh căng thẳng.
  • Tập những bài tập làm chắc khỏe cơ vùng chậu (bài tập Kegel): Điều này giúp điều hòa những vấn đề về ham muốn và cực khoái. Bài tập bao gồm các động tác như: co cơ vùng chậu như động tác nhịn tiểu, giữ trong vòng 5 nhịp đếm, thư giãn và lặp lại.
  • Tư vấn bác sĩ nếu cần thiết
  • Tìm hiểu về tình trạng sức khỏe và cơ thể của bản thân: Bạn nên tham khảo bác sĩ về những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động tình dục như: sử dụng thuốc, bệnh tật, phẫu thuật, tuổi tác, trong thời kì mang thai hay thời kì mãn kinh.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Giãn tĩnh mạch tinh là hiện tượng giãn bất thường của tĩnh mạch tinh và đám rối tĩnh mạch tinh (bình thường, tĩnh mạch tinh của đám rối tĩnh mạch tinh có đường kính khoảng từ 2mm trở xuống). Giãn tĩnh mạch tinh là một bệnh lý rất phổ biến và thường gặp
  • 28-05-2018
    Bệnh hồng cầu hình liềm (sickle cell disease) hay còn được gọi là thiếu máu hồng cầu hình liềm (sickle cell anemia) là một bệnh có tính chất di truyền qua nhiễm sắc thể lặn. Nguyên nhân là do gen quy định việc sản xuất ra hemoglobin (thành phần chủ yếu
  • 28-05-2018
    Tuyến tụy là một tạng dài khoảng 15cm nằm ở vùng bụng phía sau dạ dày. Tuyến tụy được chia thành 3 khu vực: đầu, thân và đuôi. Phần đầu của tuyến tụy nằm ở vùng bụng bên phải liền kề với tá tràng, đuôi ở vùng bụng bên trái, và phần thân nằm giữa. Tuyến
  • 28-05-2018
    Trước tiên, bụng là phần cơ thể nằm dưới xương sườn và trên vùng chậu. Khi bạn bị đau ở vùng này thì các bác sĩ sẽ gọi đó là đau bụng. Tuy nhiên, đau bụng còn có những thuật ngữ khác như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, …
  • 28-05-2018
    Bạn sẽ có thể tự tìm ra nguyên nhân khiến mắt mình bị chảy nước. Nếu mắt bạn cảm thấy khô, gai và không thoải mái trước khi bị chảy nước, thì rất có thể bạn bị hội chứng khô mắt. Nếu mắt bạn ngứa và sưng lên, thì rất có thể đó
  • 28-05-2018
    Khô mắt là một trong những chứng bệnh rất phổ biến của mắt, đặc biệt là ở những người tiếp xúc nhiều với máy tính, do yêu cầu công việc, bạn không thể rời xa chiếc máy tính. Triệu chứng khô mắt xuất hiện khi có sự suy giảm về chất lượng của lớp màng