Viêm phế quản mạn tính

Viêm phế quản mạn tính (viêm phế quản mạn) là tình trạng viêm (hoặc dễ bị kích thích) của đường thở trong phổi. Đường thở là những đường dẫn khí vào bên trong phổi, còn được gọi là cây phế quản. Khi đường thở bị kích thích sẽ gây tăng tiết đàm nhầy.

Viêm phế quản mạn tính là gì?

Viêm phế quản mạn tính

Viêm phế quản mạn tính (viêm phế quản mạn) là tình trạng viêm (hoặc dễ bị kích thích) của đường thở trong phổi. Đường thở là những đường dẫn khí vào bên trong phổi, còn được gọi là cây phế quản. Khi đường thở bị kích thích sẽ gây tăng tiết đàm nhầy. Chính những đàm nhầy này gây tắc nghẽn đường thở và làm cho việc hít thở trở nên khó khăn.
Viêm phế quản mạn gây nên tình trạng ho có đàm, khó thở và cảm giác nặng ngực.
“Mạn tính” nghĩa là tình trạng diễn ra trong một thời gian dài. Viêm phế quản mạn là tình trạng viêm phế quản kéo dài hơn 3 tháng. Viêm phế quản mạn thường xảy ra ở bệnh nhân bị khí phế thũng, và hai thể bệnh này được gọi chung là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây viêm phế quản mạn tính

Khói thuốc lá là nguyên nhân chính gây nên viêm phế quản mạn. Khi khói thuốc lá được hít vào bên trong phổi, chúng gây kích thích đường thở và làm tăng tiết đàm nhầy. Những người tiếp xúc với những chất khác gây kích thích đường thở trong thời gian dài như khói hóa chất, bụi và nhiều chất khác cũng có thể gây bệnh viêm phế quản mạn.

Biến chứng của viêm phế quản mạn tính

Viêm phế quản mạn làm tăng nguy cơ viêm phổi, vì thế nên đảm bảo việc chủng ngừa cúm mỗi năm. Bên cạnh đó, nên chủng ngừa phế cầu mỗi 5-6 năm một lần để chống viêm phổi.

Chẩn đoán và xét nghiệm viêm phế quản mạn tính

Bác sĩ sẽ hỏi về những triệu chứng như:
  • Bạn có ho đàm nhầy không?
  • Bạn có hay bị khó thở không?
  • Bạn có cảm giác nặng hay tức ngực không?
  • Bạn đã bị tình trạng này bao lâu rồi?
  • Bạn có hút thuốc lá không?
  • Bạn hút thuốc lá mấy gói mỗi ngày?
  • Bạn đã hút thuốc lá bao lâu rồi?
  • Bạn có thấy khó thở khi hít phải những chất gây kích thích phổi bạn không?
Nếu bác sĩ nghĩ rằng bạn có thể bị viêm phế quản mạn, bạn cần làm thêm một số xét nghiệm để đánh giá mức độ tổn thương phổi. Bạn có thể được làm xét nghiệm đánh giá chức năng phổi để xem mức độ hoạt động của phổi hiện tại như thế nào. Trong quá trình làm xét nghiệm này, bạn sẽ thở vào một cái máy để đo lượng khí vào phổi. Bác sĩ cũng có thể đề nghị làm thêm xét nghiệm máu và chụp X quang phổi.

Điều trị viêm phế quản mạn tính

Có thể điều trị được bệnh viêm phế quản mạn không?

Câu trả lời là có. Bác sĩ của bạn có thể kê toa thuốc dãn phế quản đề điều trị bệnh viêm phế quản mạn của bạn. Loại thuốc này giúp mở đường dẫn khi trong phổi và giúp cho việc hít thở tốt hơn.
Loại thuốc này thường được dùng bằng đường hít hơn là đường uống. Sẽ có dụng cụ hít để giúp đưa thuốc vào cơ thể. Việc sử dụng dụng cụ hít đúng cách cũng rất quan trọng, vì điều này giúp đưa thuốc được hết vào cơ thể. Bác sĩ sẽ là người hướng dẫn cho bạn cách sử dụng dụng cụ này.
Nếu triệu chứng không cải thiện với điều trị trên, bác sĩ sẽ kê toa thêm thuốc steroid. Thuốc này có thể sử dụng bằng đường uống hoặc hít.

Kháng sinh có giúp gì trong viêm phế quản mạn?

Nhìn chung, kháng sinh không giúp gì trong viêm phế quản mạn. Việc dùng kháng sinh chỉ cần thiết khi bị viêm phổi kèm theo. Nếu bị viêm phổi kèm theo, bạn có thể ho đàm nhầy nhiều hơn. Đàm nhầy này có thể vàng hoặc xanh đen. Đôi khi cũng kèm theo tình trạng sốt và khó thở nhiều hơn.

Liệu pháp oxy thì như thế nào?

Vì đường thở bị tổn thương do tình trạng viêm phế quản mạn, phổi không thể lấy đủ oxy để cung cấp cho cơ thể. Vì thế bác sĩ có thể điều trị thêm với oxy nếu tình trạng viêm phế quản nặng và thuốc điều trị không cải thiện được tình trạng hiện tại. Nếu bác sĩ kê toa thêm oxy, hãy đảm bảo việc sử dụng cả ngày và đêm để đạt được hiệu quả tốt nhất. Oxy có thể giúp bạn thở dễ hơn và sống lâu hơn.

Những việc khác có thể giúp cải thiện chức năng phổi?

Tập thể dục đều đặn giúp tăng cường sức mạnh của cơ bắp giúp cho việc thở. Cố gắng tập ít nhất 3 lần mỗi tuần. Hãy bắt đầu với những động tác chậm và trong một thời gian vừa phải. Sau đó tăng dần thời gian tập mỗi ngày cũng như tốc độ vận động. Ví dụ: bắt đầu tập luyện với bài tập đi bộ chậm rãi trong 15 phút 3 lần trong một tuần. Sau đó, khi đã quen với bài tập này, hãy tăng thêm tốc độ đi bộ. Bạn cũng có thể tăng thêm thời gian đi bộ lên 20 phút, 25 phút, và sau đó là 30 phút. Hãy hỏi thêm bác sĩ về kế hoạch tập luyện phù hợp với bạn nhất.
Tập thở, mà cụ thể ở đây là bài tập thở “chúm môi” cũng có thể giúp ích. Để làm được bài tập này, cần phải hít sâu và sau đó thở ra chậm bằng miệng với hai môi chúm lại như khi hôn ai đó. Thở chúm môi giúp làm chậm lại việc thở nhanh vốn thường xảy ra đối với bệnh viêm phế quản mạn, và điều này giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

Phòng ngừa viêm phế quản mạn tính

Điều quan trọng nhất là bỏ thuốc lá nếu bạn đang hút thuốc lá. Khói thuốc hít vào càng gây tổn thương phổi hơn. Nếu cai thuốc lá, bạn sẽ thở tốt hơn, không còn ho nhiều và phổi có thể bắt đầu hồi phục. Điều này cũng giúp giảm nguy cơ ung thư phổi. Hãy tư vấn bác sĩ để có kế hoạch cai thuốc lá hiệu quả.
Tránh những thứ có thể gây kích thích phổi, ví dụ những loại thuốc xịt như thuốc xịt tóc, thuốc xịt khử mùi hay bình xịt sơn. Cũng nên tránh khói bụi hay khói hóa chất. Để bảo vệ phổi, nên mang khẩu trang che kín mũi và miệng nếu sử dụng những loại thuốc xịt nêu trên.


Biên dịch - Hiệu đính:

Nguồn: Y học cộng đồng

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Đi tiêu ra máu là thuật ngữ y khoa dùng để mô tả sự xuất hiện của máu trong phân. Máu có thể chứa đầy cả bồn cầu, hay trải dài thành một vệt trên thành bồn cầu, hoặc chỉ là một vài giọt máu, đây là tình trạng bất thường mà chúng

  • 28-05-2018
    Thiếu máu cơ tim là bệnh tim thường gặp ở tuổi trung niên. Bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và tuổi thọ con người. Nếu không phát hiện và điều chị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
  • 28-05-2018
    Toxoplasmosis là một thuật ngữ được sử dụng cho bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma. Ký sinh trùng là một thuật ngữ chung cho bất kỳ sinh vật sống nào sinh sống bên trong hoặc trên bề mặt một sinh vật sống khác. Mèo là nguồn chính của nhiễm ký sinh trùng
  • 20-09-2019

    Suy buồng trứng là nỗi ám ảnh của nhiều chị em, bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt tình dục mà còn là nguyên nhân gây vô sinh.

  • 28-05-2018
    Viêm nang lông là bệnh về da xảy ra khi các nang lông bị viêm. Bệnh thường ảnh hưởng các bộ phận của cơ thể như râu, cánh tay, lưng, mông và chân. Viêm nang lông ban đầu có thể nhìn giống như những nốt đỏ hay mụn. Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh phát
  • 04-07-2018

    Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.