Viêm nang lông

Viêm nang lông là bệnh về da xảy ra khi các nang lông bị viêm. Bệnh thường ảnh hưởng các bộ phận của cơ thể như râu, cánh tay, lưng, mông và chân. Viêm nang lông ban đầu có thể nhìn giống như những nốt đỏ hay mụn. Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh phát

Tìm hiểu chung Bệnh Viêm nang lông
viem-nang-long

Viêm nang lông là bệnh gì?
Viêm nang lông là bệnh về da xảy ra khi các nang lông bị viêm. Bệnh thường ảnh hưởng các bộ phận của cơ thể như râu, cánh tay, lưng, mông và chân. Viêm nang lông ban đầu có thể nhìn giống như những nốt đỏ hay mụn. Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh phát triển, chúng sẽ lan rộng ra các bộ phận khác của cơ thể.
Viêm nang lông không nguy hiểm, nhưng bệnh để lại cảm giác ngứa, nhức và khó chịu. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây rụng lông và để lại sẹo.;

Triệu chứng thường gặp Bệnh Viêm nang lông

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm nang lông là gì?

Những triệu chứng thường gặp của viêm nang lông là:
  • Nốt đỏ hoặc mụn có lông ngay chính giữa;
  • Nốt đỏ có thể bị vỡ ra và chảy máu hoặc có mủ;
  • Ban đỏ và nhiễm trùng da;
  • Cảm giác ngứa hoặc như bị bỏng;
  • Đau hoặc nhức.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Với những trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau 2 tuần. Bạn có thể tự chăm sóc tại nhà bằng cách chườm một miếng gạc ấm lên vùng da bị ảnh hưởng và sử dụng các dầu gội thuốc.
Nếu vùng da bị ảnh hưởng trở nên đỏ, sưng, nóng và đau hơn hoặc bắt đầu bị lan rộng sau 2 tuần, bạn hãy liên hệ với bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.;

Nguyên nhân Bệnh Viêm nang lông

Nguyên nhân nào gây ra viêm nang lông?
Viêm nang lông có thể do nhiễm trùng nang lông hoặc các tình trạng da khác. Một số nguyên nhân thông thường là:
  • Các bệnh về da như viêm da và mụn trứng cá;
  • Virus, kí sinh trùng, viêm do lông mọc ngược;
  • Bị thương do tai nạn hoặc phẫu thuật;
  • Nang lông bị tổn hại hoặc bị chặn có thể do cọ xát với quần áo hoặc cạo lông;
  • Nhiễm trùng lỗ chân lông do các vi khuẩn xuất hiện trên da thường là Staphylococcus aureus – đây là nguyên nhân phổ biến gây viêm nang lông.;

Nguy cơ mắc phải Bệnh Viêm nang lông

Những ai thường mắc phải viêm nang lông?

Viêm nang lông là bệnh về da thường gặp và thường ảnh hưởng đến trẻ em, người lớn nhưng ít gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị viêm nang lông?

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây viêm nang lông, như:
  • Các bệnh về da như mụn trứng cá hoặc viêm da;
  • Da bị tổn hại do chấn thương hoặc phẫu thuật;
  • Một số loại thuốc nhất định như kem bôi steroid hoặc kháng sinh trị mụn trứng cá lâu dài;
  • Béo phì;
  • Mặc quần áo không thấm mồ hôi hoặc không thoáng mát;
  • Cạo lông không an toàn;
  • Mắc bệnh làm giảm sức đề kháng với nhiễm khuẩn như tiểu đường, bệnh bạch cầu hoặc HIV/AIDS.;

Điều trị Bệnh Viêm nang lông hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm nang lông?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc kiểm tra da và hỏi về tình trạng sức khỏe hoặc một số loại thuốc bạn đang dùng. Bác sĩ có thể sẽ thu mẫu chất dịch trong mụn để tìm ra nguyên nhân gây nhiễm trùng và xét nghiệm phòng lab để xác định loại vi khuẩn hoặc kí sinh trùng gây viêm.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm nang lông?

Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh và nguyên nhân gây ra, bao gồm:
  • Thuốc: bác sĩ sẽ cho bạn dùng một số loại kem bôi hoặc thuốc để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng. Tình trạng viêm có thể được điều trị bằng một số loại thuốc viên và kem bôi;
  • Liệu pháp ánh sáng;
  • Tiểu phẫu: nếu nốt nhọt quá to, bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu để loại bỏ mủ, giảm đau và giúp bạn mau phục hồi hơn;
  • Triệt lông bằng laser.;

Chế độ sinh hoạt phù hợp Bệnh Viêm nang lông

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm nang lông?
Bạn sẽ có thể kiểm soát viêm nang lông nếu áp dụng các biện pháp sau:
  • Giữ vệ sinh cơ thể bằng xà phòng dịu nhẹ, đặc biệt là sau khi tập thể dục;
  • Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân ví dụ như khăn tắm;
  • Sử dụng thuốc kháng sinh không kê đơn;
  • Tránh tự ý nặn nhọt;
  • Tránh cạo lông nếu có thể;
  • Tránh sử dụng các sản phẩm gây dầu trên da. Dầu có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông cùng với vi khuẩn gây viêm nang lông.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Thận ứ nước là hậu quả của tình trạng tắc đường dẫn niệu trong hoặc ngoài thận; nước tiểu sản xuất ra sẽ ứ lại trong thận, khiến cơ quan này to lên. Bệnh thường gây tăng huyết áp, suy thận cấp và mạn tính. Thận ứ nước là một bệnh thường gặp ở cả trẻ

  • 28-05-2018
    Mỗi người có mức độ ham muốn tình dục khác nhau và có thể thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào những điều xảy ra trong cuộc sống của họ. Ham muốn tình dục thấp có thể không được xem là vấn đề đối với một số người đàn ông. Tuy nhiên, nếu một người đàn
  • 28-05-2018
    Trẻ mắc hội chứng Đao có khuôn mặt khá điển hình với đầu nhỏ, mặt bẹt, lưỡi thè, mắt xếch, mũi tẹt, cổ ngắn (hình 1). Ngoài ra trẻ còn có thể có biểu hiện yếu cơ, bàn tay rộng và ngắn, ngón tay ngắn. Trẻ mắc bệnh này phát triển chậm, thường nhỏ con hơn
  • 28-05-2018
    Viêm hạch bạch huyết là chứng viêm (sưng) các mạch bạch huyết. Đây là một biến chứng thường thấy của các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Hệ bạch huyết là một phần của hệ miễn dịch bao gồm các cơ quan, các tuyến, các ống dẫn và mạch khắp cơ thể. Nó tạo
  • 28-08-2018

    Xương đòn gãy khi bị đánh mạnh vào vai hoặc bị té trong tư thế cánh tay dạng ra. Gãy xương đòn cũng có thể xảy ra sau khi bị chấn thương xương đòn trực tiếp trong một tai nạn giao thông hoặc tai nạn khác.

  • 28-05-2018
    Bệnh nhược cơ, hay bệnh yếu cơ, là một bệnh tự miễn gây rối loạn thần kinh cơ. Điều này làm cho cơ mắt, mặt, cổ họng, cánh tay… yếu và mệt mỏi. Khi bị nhược cơ, tình trạng yếu cơ sẽ xảy ra nhiều nhất trong 3 năm đầu, sau đó bệnh sẽ tiến triển chậm dần.