Viêm nội tâm mạc ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm nội tâm mạc (Endocarditis) là một khuyết tật tim không bẩm sinh. Bệnh xảy ra khi lớp nội tâm mạc hoặc các van tim bị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.

Viêm nội tâm mạc là gì?

Viêm nội tâm mạc (Endocarditis) là tình trạng nhiễm trùng tim - ở lớp niêm mạc, được gọi là nội tâm mạc, hoặc ở các van - do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn trong miệng, đường ruột hoặc đường tiết niệu di chuyển đến tim theo đường máu là điều bình thường và điều này thường không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, những trái tim có khiếm khuyết, thường ngay cả khi những khiếm khuyết đó đã được điều chỉnh, vẫn dễ bị nhiễm trùng. Một khi nhiễm trùng xảy ra, vi khuẩn tiếp tục phát triển và có thể làm tổn thương tim nghiêm trọng.

Có một số tình trạng làm tăng nguy cơ phát triển viêm nội tâm mạc ở trẻ, bao gồm bệnh tim bẩm sinh, bệnh tim thấp và dị tật van tim.

Viêm nội tâm mạc
Trái tim bị viêm nội tâm mạc

Triệu chứng viêm nội tâm mạc

Các triệu chứng phổ biến nhất của viêm nội tâm mạc bao gồm:

  • Thân nhiệt cao
  • Ớn lạnh
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Đau đầu
  • Khó thở, đặc biệt là khi hoạt động thể chất
  • Ho
  • Mệt mỏi
  • Đau cơ và khớp

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Có đốm nhỏ màu đỏ hoặc tím trên da (đốm xuất huyết)
  • Có những mạch máu hẹp, màu nâu đỏ chảy bên dưới móng tay
  • Nổi cục đỏ đau đớn ở các đầu ngón tay và ngón chân
  • Chấm đỏ không đau trên lòng bàn tay và lòng bàn chân
  • Mê sảng (delirium)

Điều trị viêm nội tâm mạc

Viêm nội tâm mạc do vi khuẩn được điều trị bằng thuốc kháng sinh, ban đầu được tiêm tĩnh mạch khi bé ở bệnh viện. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự nhiễm trùng, bé có thể điều trị nội trú ở bệnh viện đến sáu tuần. Thuốc kháng sinh cho bé sẽ được xác định dựa theo loại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng.

Nếu được điều trị sớm thì khả năng cao là bé sẽ bình phục tốt. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ bị suy tim và nguy cơ này tăng lên nếu trì hoãn điều trị lâu hơn. Nếu suy tim xảy ra, bé có thể cần phẫu thuật để điều trị hoặc thay thế van tim bị ảnh hưởng. Nếu chẩn đoán chậm trễ và vấn đề tổn thương tim đã trở nên nghiêm trọng, bé có thể sẽ bị tử vong.

Ngoài ra còn có một số biến chứng khác, mặc dù hiếm gặp, vẫn có thể xảy ra do viêm nội tâm mạc, chẳng hạn như sự xuất hiện của các cục máu đông, chứng phình động mạch, rối loạn nhịp tim và vàng da.

Khám từ xa với bác sĩ tim mạch nhi

Khi nghi ngờ bé mắc bệnh viêm nội tâm mạc, phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đi khám để hạn chế tới mức tối thiểu các di chứng có thể gặp phải. Bạn nên đặt hẹn khám Tim mạch nhi với Wellcare vì:

  • Được chọn bác sĩ giỏi
  • Được chọn thời gian
  • Khám kỹ
  • Tư vấn nhiệt tình

Chỉ 3 bước để tiến hành một cuộc khám với bác sĩ Tim mạch nhi Wellcare

Bước 1: Đặt hẹn: chọn thời gian và bác sĩ bạn muốn khám

Bước 2: Thanh toán phí và điền đầy đủ thông tin bác sĩ yêu cầu

Bước 3: Khám trực tuyến với bác sĩ Wellcare theo đúng giờ hẹn.

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu của Viêm nội tâm mạc, hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám. Gọi ngay Bác sĩ tim mạch nhi giỏi trên hệ thống Wellcare để nhanh chóng được tư vấn, chẩn đoán và điều trị bệnh.

Xem thêm các bệnh tim nhi khác: TỔNG HỢP 26 BỆNH TIM MẠCH NHI THƯỜNG GẶP NHẤT

- 13-05-2022 -

Bài viết liên quan

  • 05-07-2018
    Bệnh ban đỏ, hay còn gọi là sốt Scarlet hoặc sốt tinh hồng nhiệt, là một bệnh do vi khuẩn phát triển trong một số người bị viêm họng. Loại vi khuẩn này tiết ra một chất độc và tạo ra phản ứng trong cơ thể gây phát ban đỏ. Bệnh ban đỏ gây nổi mẩn đỏ ở
  • 28-05-2018
    Viêm xoang mạn tính là một tình trạng thường gặp do các khoang xung quanh mũi (gọi là xoang) bị viêm và sưng lên – kéo dài ít nhất tám tuần dù đã nỗ lực điều trị.
  • 28-05-2018
    Hội chứng ruột kích thích là một bệnh tiêu hóa mãn tính vẫn chưa tìm được nguyên nhân. Những triệu chứng thường gặp bao gồm: Đau hay quặn bụng, chướng bụng và đầy hơi, ngoài ra còn kèm theo thay đổi thói quen đi đại tiện. Tuy nhiên, hội chứng ruột kích
  • 18-04-2022
    Hội chứng thiểu sản tim trái là một phổ các bệnh tim trong đó các cấu trúc của tim trái (bao gồm van hai lá, tâm thất trái, van động mạch chủ và động mạch chủ) của trẻ kém phát triển.
  • 28-05-2018
    Sa trực tràng là bệnh được gây nên bởi trực tràng chui qua lỗ hậu môn ra nằm ở ngoài hậu môn. Đoạn ruột chui ra ngoài bao gồm tất cả các lớp của thành trực tràng hay chỉ có niêm mạc trực tràng, cả trực tràng và hậu môn hay chỉ có trực tràng hoặc chỉ
  • 28-05-2018
    Tắc động mạch phổi là tình trạng xảy ra khi một động mạch trong phổi bị tắc nghẽn, thường là do một hoặc nhiều cục máu đông di chuyển từ nơi khác đến phổi.