Viêm họng do liên cầu

Viêm họng do liên cầu có thể xảy ra đối với mọi người, nhưng gặp nhiều hơn ở trẻ em 6-12 tuổi. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng như thấp khớp, tổn thương các van tim.

Tìm hiểu Viêm họng do liên cầu

Viêm họng do liên cầu có thể xảy ra đối với mọi người, nhưng gặp nhiều hơn ở trẻ em 6-12 tuổi. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng như thấp khớp, tổn thương các van tim.

Triệu chứng viêm họng do liên cầu

Triệu chứng viêm họng do liên cầu

Một người bị viêm họng do liên cầu thường có các triệu chứng như sau: tuyến amidan đỏ và sưng to. Đau họng không kèm theo cảm lạnh hoặc chảy nước mũi. Nhưng cũng có những bệnh nhân bị viêm họng liên cầu mà không đau họng. Đôi khi bạn có thể nhìn thấy vệt trắng hoặc một vài đốm mủ trên amidan. Ở trẻ em, amidan có thể có màng màu xám hoặc màu trắng.
Sưng và đau hạch ở cổ. Bệnh nhân có sốt trên 39,5oC, đau đầu, đau nhức cơ bắp, đau bụng và có thể nôn. Nếu trẻ bị viêm họng liên cầu, chúng sẽ đau họng và khó nuốt. Trẻ em có thể có rối loạn nhịp thở, hơi thở nông, đau đầu nặng, đau ngực, nổi ban hoặc đau khớp.
Xét nghiệm: ngoáy ở họng hoặc đốm mủ ở amidan, nuôi cấy tìm thấy liên cầu họng.

Nguyên nhân viêm họng do liên cầu

Liên cầu lây nhiễm mạnh qua thức ăn, nước uống, hơi thở, dính vào đồ vật lây sang tay rồi đưa lên miệng. Khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện, liên cầu có thể lan truyền qua những giọt nước bọt li ti khuếch tán vào không khí, người lành hít phải sẽ bị nhiễm bệnh, đồng thời, một số lượng liên cầu từ các giọt nước bọt rơi xuống bề mặt đồ vật, người lớn và trẻ em có thể bị nhiễm khuẩn do sờ vào đồ vật, núm cửa rồi đưa chúng lên mũi hoặc miệng.
Liên cầu cũng có thể từ nước bọt của bệnh nhân bắn ra, rơi nhiễm vào thức ăn, nước uống, người lành ăn uống phải sẽ bị lây bệnh. Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với bệnh truyền nhiễm nói chung và liên cầu nói riêng do hệ miễn dịch đang phát triển, chưa hoàn thiện nên dễ lây bệnh trong gia đình, trường học và nhà trẻ.

Biến chứng viêm họng do liên cầu

Biến chứng viêm họng do liên cầu

Biến chứng viêm họng do liên cầu gồm các nhiễm khuẩn khác như viêm amidan, viêm xoang và viêm tai. Đặc biệt, bệnh có thể có biến chứng viêm cầu thận, thấp khớp. Thấp khớp có thể thấy các nốt viêm hình thành ở khớp, da và cơ. Các nốt này cũng có thể hình thành ở cơ tim, nội mạc tim và đặc biệt là ở van tim, gây ra sẹo có thể cản trở dòng máu trong tim. Trong một số trường hợp, tổn thương này có thể dẫn tới suy tim.

Điều trị viêm họng do liên cầu

Điều trị viêm họng do liên cầu

Hầu hết các trường hợp viêm họng do liên cầu đều phải dùng kháng sinh như penicillin, cephalosporin hoặc clindamycin.
Thuốc penicillin có thể dùng đường tiêm trong trường hợp trẻ khó nuốt hoặc có nôn. Điều cần lưu ý là bạn phải bảo đảm cho trẻ uống thuốc đầy đủ số ngày theo chỉ định của bác sĩ để tránh tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc do dừng thuốc sớm.
Nếu có vi khuẩn kháng thuốc, nó cũng gây nhiều ca viêm họng do liên cầu hơn và các biến chứng nặng như thấp khớp, hở van tim cũng nhiều hơn.
Điều trị triệu chứng dùng các loại thuốc: acetaminophen để giảm đau họng và giảm sốt. Nhưng lưu ý không dùng aspirin cho trẻ dưới 12 tuổi. Dùng các loại vitamin nhóm B, C để nâng cao thể trạng cho bệnh nhân.

Điều trị viêm họng do liên cầu như thế nào?

Súc miệng nước muối giúp làm giảm đau họng
Khi có các dấu hiệu mắc bệnh, bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám. Bác sĩ sẽ kê kháng sinh để diệt vi khuẩn, trong vòng 24 giờ sau khi sử dụng thuốc, bạn có thể quay trở lại trường hoặc công việc một cách an toàn.
Khi sử dụng thuốc kháng sinh do bác sĩ kê đơn, người bệnh lưu ý:

  •  Phải sử dụng đầy đủ liệu trình, ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trường hợp viêm họng do liên cầu vì nó có thể giúp dự phòng các biến chứng nguy hiểm, như thấp khớp.
  • Súc miệng với nước muối và sử dụng các thuốc giảm đau không cần đơn cũng có thể giúp làm giảm phù nề và đau họng.
  • Cần tách biệt các dụng cụ như đĩa hoặc ly uống nước của người bị viêm họng do liên cầu khỏi những người còn lại và rửa sạch chúng trong nước nóng, xà phòng để tránh cho vi khuẩn liên cầu lây lan.
  • Sau 24 giờ sử dụng liệu trình kháng sinh, tốt nhất là nên sử dụng bàn chải đánh răng mới để tránh bị tái nhiễm...

Viêm họng do liên cầu có thể làm cho họng có cảm giác đau và hỗn tạp, người bệnh cần đi khám sớm để có phương pháp chữa trị kịp thời.

Phương pháp phòng ngừa viêm họng do liên cầu

Phương pháp phòng ngừa viêm họng do liên cầu

Phòng bệnh bằng các biện pháp sau đây: thường xuyên rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ nhỏ; với trẻ lớn hơn, cần hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi tiếp xúc với các đồ vật trong phòng. Dạy trẻ che miệng khi ho hay hắt hơi.

(Nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Sự rò rỉ nước tiểu được gọi là tiểu không tự chủ. Một vài phụ nữ bị rò nước tiểu với số lượng ít. Những trường hợp khác có sự rò rỉ thường xuyên hoặc nghiêm trọng.
  • 28-05-2018
    Đau tạo ra phản xạ rút lui còn ngứa tạo ra phản xạ gãi. Những sợi thần kinh không myelin của cảm giác ngứa và đau đều xuất phát từ da, tuy nhiên chúng chuyển thông tin về trung ương đến 2 hệ thống khác nhau đều dùng chung một bó sợi thần kinh ngoại biên
  • 13-05-2022

    Hẹp van động mạch chủ là tình trạng van động mạch chủ quá nhỏ, hẹp hoặc cứng. Trường hợp hẹp van nhẹ có thể không cần điều trị gì, nếu hẹp van mức nặng sẽ cần phẫu thuật để máu lưu thông tốt hơn.

  • 28-05-2018
    Đau vú là tình trạng đau, bị mềm hay cảm giác khó chịu ở vú và vùng dưới cánh tay. Nhiều phụ nữ bị đau vú thường vô cùng lo lắng và bất an. Thực chất đau vú không phải là một dấu hiệu của ung thư vú và cũng không gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Đau
  • 28-05-2018
    Viêm xương chũm là bệnh nhiễm trùng ở chỗ lồi ra của xương sọ nằm sau tai gọi là mấu chũm. Bệnh có thể phá hủy phần xương này, kéo theo mất khả năng nghe. Đây là bệnh tai mũi họng khá phổ biến và nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra tử vong.
  • 28-05-2018
    Rối loạn dây thần kinh trụ, hay còn gọi là tổn thương dây thần kinh ngoại vi, là sự viêm dây thần kinh trụ. Dây thần kinh trụ là một trong ba dây thần kinh chính ở cánh tay và bàn tay, có nhiệm vụ tạo cảm giác cho các phần của bàn tay và ngón tay (ngón