Viêm hạch bạch huyết

Viêm hạch bạch huyết là chứng viêm (sưng) các mạch bạch huyết. Đây là một biến chứng thường thấy của các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Hệ bạch huyết là một phần của hệ miễn dịch bao gồm các cơ quan, các tuyến, các ống dẫn và mạch khắp cơ thể. Nó tạo

Viêm hạch bạch huyết là gì?

Viêm hạch bạch huyết
Ảnh: New health advisor

Viêm hạch bạch huyết là chứng viêm (sưng) các mạch bạch huyết. Đây là một biến chứng thường thấy của các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Hệ bạch huyết là một phần của hệ miễn dịch bao gồm các cơ quan, các tuyến, các ống dẫn và mạch khắp cơ thể. Nó tạo ra và vận chuyển chất lỏng gọi là bạch huyết từ các mô qua các mạch vào trong máu.
Viêm hạch bạch huyết có thể là dấu hiệu cho thấy bệnh nhiễm trùng sẽ nhanh chóng trở nên nghiêm trọng. Bệnh có thể dẫn đến nhiễm trùng máu và các bệnh nhiễm trùng khác nguy hiểm đến tính mạng.

Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng của bệnh gồm: các vệt đỏ gần vết thương hướng đến hạch bạch huyết gần nhất, ví dụ như nếu cánh tay bị nhiễm trùng, hạch ở nách sẽ bị ảnh hưởng. Nếu chân nhiễm trùng, hạch ở háng sẽ bị ảnh hưởng. Các hạch sẽ bị sưng và đau khi chạm vào. Ngoài ra, có thể cảm thấy mệt mỏi, đau nhói ở vùng vết thương, chán ăn, đau đầu, đau cơ, lạnh người và sốt.

Khi nào bạn cần gọi bác sĩ?

Nếu có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, gọi cho bác sĩ ngay. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Gọi cho bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất.

Nguyên nhân Viêm hạch bạch huyết

Viêm hạch bạch huyết thường là kết quả của bệnh nhiễm trùng cấp tính do liên cầu của da. Bệnh cũng có thể gây ra bởi nhiễm trùng tụ cầu, nhưng hiếm xảy ra hơn. Các nhiễm trùng này gây viêm các hạch bạch huyết.

Nguy cơ mắc phải

Bất kỳ ai cũng có khả năng bị viêm hạch bạch huyết. Tuy nhiên, bệnh thường gặp ở những người có hệ miễn dịch yếu. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm hạch bạch huyết?
  • Sau khi điều trị ung thư;
  • Bỏ liều hoặc ngưng dùng thuốc kháng sinh cho tới khi hết thuốc;
  • Không chăm sóc vết thương nếu vết thương trông có vẻ bị nhiễm trùng.
Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Nên gọi bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị Bệnh Viêm hạch bạch huyết hiệu quả

Viêm hạch bạch huyết cần được điều trị nhanh chóng. Cách điều trị gồm dùng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Đối với người có triệu chứng bệnh nghiêm trọng (sốt, lạnh người, đau cơ) cần được tiêm thuốc kháng sinh trực tiếp vào mạch máu. Khăn chườm nóng và ẩm hoặc miếng nhiệt đắp lên vết thương vài lần mỗi ngày sẽ giúp giảm sưng cũng như kháng viêm. Nên đặt lên cao và cố định vùng bị ảnh hưởng nếu có thể. Chỉ nên chăm sóc vết thương (ví dụ như làm khô vết thương nếu cần) sau khi bắt đầu dùng thuốc kháng sinh.
Người bị nhiễm trùng bởi khuẩn liên cầu nhóm A cần được điều trị khẩn cấp. Bệnh có thể trở nặng rất nhanh và gây ra biến chứng nghiêm trọng. Các biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bạn cần làm gì khi bị viêm hạch bạch huyết?

  • Dùng thuốc kháng sinh cho tới khi hết thuốc. Gọi bác sĩ nếu liên tục bị sốt cao sau khi bắt đầu dùng thuốc kháng sinh;
  • Dùng thuốc không kê toa như acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau, nên gọi cho bác sĩ nếu thuốc không giúp làm giảm đau;
  • Uống nhiều nước và ăn uống điều độ;
  • Dùng khăn nóng chườm lên vùng bị ảnh hưởng để làm giảm sưng và tăng tuần hoàn máu;
  • Điều trị vết thương nhanh chóng nếu thấy dấu hiệu nhiễm trùng.
Gọi bác sĩ nếu các vệt đỏ tiếp tục xuất hiện gần vết thương và lan đến hạch bạch huyết gần nhất sau khi bắt đầu điều trị.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính lây theo đường hô hấp, do vi khuẩn (Corynebacterium diphtheriae) gây ra. Bệnh gây tổn thương chủ yếu ở vùng hầu,, họng, thanh quản, mũi, đôi khi ở da và các vùng niêm mạc khác. Đặc điểm dễ nhận ra là có giả
  • 28-05-2018
    Ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC) là một dạng phổ biến của ung thư da. Ung thư biểu mô tế bào đáy phát triển rất chậm và thường phát triển ở phần đầu và cổ (nơi tiếp xúc ánh sáng mặt trời nhiều nhất). Bệnh này hầu như không bao giờ lan ra bộ phận khác
  • 28-05-2018
    Hầu hết mọi người đã nhức đầu. Nhưng nếu không phải một ngày, có thể gặp đau đầu nhiều ngày được biết đến như đau đầu mạn tính hàng ngày. Bản chất không ngừng của nhức đầu mạn tính hàng ngày làm cho họ đau đầu không kiểm soát. Điều trị tích cực ban đầu
  • 28-05-2018
    Bệnh Alzheimer là một nguyên nhân của chứng giảm trí nhớ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ, khiến người bệnh gặp trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày. Alzheimer ảnh hưởng đến trí nhớ, ngôn ngữ và tư duy. Bệnh tiến triển chậm và thường bắt đầu với triệu
  • 17-10-2018

    Tắc nghẽn đường tiểu khi có hiện diện viêm đài bể thận có thể làm cho ứ đọng bạch cầu, vi trùng và những chất cặn trong hệ thống tiết niệu, dần dần có thể gây nên ứ mủ thận. Trong tình huống này, mủ trong một khối căng, bệnh nhân nhanh chóng thay đổi

  • 28-05-2018
    Ngày nay, những tiến bộ về y học và những biện pháp phòng ngừa, chăm sóc sức răng miệng đã được áp dụng rộng rãi, nhưng bệnh sâu răng vẫn còn phổ biến và số người mắc bệnh vẫn chiếm tỉ lệ khá cao trong dân số. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam có