Trật khớp háng

Trật khớp háng là tình trạng chỏm xương đùi của một hoặc cả hai bên khớp háng bị trật ra khỏi vị trí bình thường của khớp háng. Thông thường nhất hông trái sẽ bị ảnh hưởng. Khớp háng là dạng khớp chỏm cầu, có kích thước lớn nhất, lại được các cột xương

Trật khớp háng là gì?

Bệnh Trật khớp háng
(Ảnh minh họa)

Trật khớp háng là tình trạng chỏm xương đùi của một hoặc cả hai bên khớp háng bị trật ra khỏi vị trí bình thường của khớp háng. Thông thường nhất hông trái sẽ bị ảnh hưởng. Khớp háng là dạng khớp chỏm cầu, có kích thước lớn nhất, lại được các cột xương chậu chống đỡ và nằm sâu trong cơ thể nên rất bền vững. Do đó, bạn phải chịu một lực tác động cực mạnh gây chấn thương nặng mớí dẫn đến trật khớp háng.

Những dấu hiệu và triệu chứng của trật khớp háng

Những dấu hiệu và triệu chứng của trật khớp háng bao gồm:

  • Đi lại khó khăn;
  • Đi khập khiễng;
  • Đau đầu gối;
  • Đau hông, hông trở nên cứng, khó di chuyển;
  • Bên chân bị đau có thể bị xoay ra ngoài và nhìn ngắn hơn chân còn lại;
  • Cơn đau có thể xảy ra ở hông nhưng đôi khi cũng có thể thấy đau ở háng, đùi hoặc đầu gối. Cơn đau sẽ tệ hơn nếu chạy, nhảy hoặc vặn mình;
  • Nếu trật khớp háng xảy ra sau khi ngã hoặc bị thương thì sẽ bị đau đột ngột và dữ dội, tương tự như khi bị gãy chân.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ Mai Duy Linh, chuyên khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Nhân dân 115 trên kênh Khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị. 

mai-duy-linh

Trước khi gọi bác sĩ, hãy gửi trước hồ sơ bệnh án bao gồm triệu chứng, hình ảnh/video clip các kết quả xét nghiệm, đơn thuốc cũ... để bác sĩ nghiên cứu trước.

Nguyên nhân gây trật khớp háng

Nguyên nhân gây ra trật khớp háng vẫn chưa biết, nhưng tình trạng này thường xảy ra thường xuyên hơn ở trẻ bị thừa cân hoặc bị mất cân bằng nội tiết tố. Hầu hết, tình trạng này sẽ bắt đầu từ từ, nhưng khoảng 10% bệnh có thể xảy ra đột ngột như sau khi ngã hoặc chấn thương khi chơi thể thao.

Nguy cơ bị trật khớp háng

Trật khớp háng xảy ra chủ yếu ở trẻ vị thành niên có độ tuổi trung bình từ 11 - 15 tuổi. Trật khớp háng chiếm chưa đến 5% số ca về vấn đề trật khớp với tỷ lệ cứ 6 người mắc phải thì 5 nam mới có 1 nữ bị mắc bệnh. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với trường hợp của bạn.
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ cao mắc trật khớp háng bao gồm:

  • Mắc bệnh béo phì;
  • Sử dụng thuốc, dược phẩm (chẳng hạn như steroids);
  • Có những vấn đề về tuyến giáp;
  • Đã từng điều trị bức xạ;
  • Có những vấn đề về xương liên quan đến bệnh thận.

Điều trị trật khớp háng hiệu quả

Bác sĩ sẽ xem tiền sử bệnh và khám tổng quát cho trẻ. Bác sĩ sẽ xoay hông của trẻ và kiểm tra độ nhạy cảm. Bác sĩ cũng sẽ chụp X-quang khung xương chậu và vùng đùi từ nhiều góc khác nhau. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác cho trẻ.

Những phương pháp điều trị trật khớp háng

Điều trị trật khớp bằng phương pháp phẫu thuật nhằm ổn định xương bằng ghim hoặc đinh vít và giúp ngăn chặn khớp hông bị trượt hoặc di chuyển ra khỏi vị trí.
Con bạn sẽ cần dùng nạng hoặc xe lăn trong 5 - 6 tuần sau khi phẫu thuật. Sau khi bình phục, trẻ có thể dần dần bắt đầu các hoạt động bình thường trở lại, bao gồm cả chơi thể thao.
Biến chứng nghiêm trọng nhất là hoại tử do mất lượng máu cung cấp cho xương, dẫn đến xương bị chết và có thể gãy xương. Trẻ có thể cần phẫu thuật như chỉnh sửa hông hoặc thay thể toàn bộ hông càng sớm càng tốt.

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của trật khớp háng

Nếu bị trật khớp háng, bạn nên cho trẻ duy trì các thói quen sinh hoạt sau:

  • Đảm bảo trẻ được hướng dẫn cách sử dụng nạng;
  • Theo dõi triệu chứng của bệnh bắt đầu ở hông bên kia;
  • Gọi bác sĩ nếu trẻ cảm thấy đau ở hông hoặc đầu gối;
  • Khuyến khích trẻ có cân nặng hợp lý. Trẻ bị thừa cân có nguy cơ bị trật khớp háng cao hơn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Trật khớp háng bẩm sinh (hình 1) là dị tật trong đó đầu trên xương đùi không khớp một cách chính xác với ổ khớp trên xương chậu hoặc nằm trật ra phía ngoài ổ khớp. Khớp háng có thể bị trật bên đùi trái hoặc phải.

  • 18-09-2018

    Bóc tách túi thai là một biến chứng nguy hiểm xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ. Tình trạng này khiến thai không bám được vào tử cung, rất dễ dẫn đến tình trạng sảy thai.Những dấu hiệu bóc tách có thể được phát hiện thông qua siêu âm thai.

  • 28-05-2018
    Trong ngành dinh dưỡng học, thuật ngữ ‘Suy dinh dưỡng protein - năng lượng (severe protein - energy malnutrition - PEM)’ để chỉ các thể lâm sàng điển hình từ suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor) đến thể teo đét (Marasmus). Ngày nay, người ta cho rằng
  • 28-05-2018
    Khái niệm tật không nhãn cầu và mắt nhỏ thường được sử dụng thay thế cho nhau. Mắt nhỏ là bệnh lý trong đó một hoặc cả hai mắt nhỏ bất thường, còn tật không nhãn cầu là tình trạng thiếu một hoặc cả hai mắt. Những rối loạn hiếm gặp này phát triển trong
  • 28-05-2018
    Hẹp động mạch thận là sự thu hẹp của một hoặc nhiều động mạch mang máu đến thận (động mạch thận). Thận cần lượng máu đầy đủ để giúp lọc bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa. Khi các động mạch bị thu hẹp sẽ dẫn đến sự thiếu hụt lượng máu giàu oxy đến thận.
  • 28-05-2018
    Xơ nang tuyến vú hay còn gọi là u xơ nang tuyến vú, là một trong những dạng tổn thương lành tính thường gặp ở nữ giới, thường do sự rối loạn nội tiết tố nữ gây ra. Các mô vú hình thành nang xơ (các bao chứa dịch) có dạng bướu phẳng, cứng và di động.