Tiêu chảy cấp ở người lớn

Nhiễm trùng đường ruột là nguyên nhân phổ biến thường gặp và được gọi là tiêu chảy nhiễm trùng cấp tính. Nhiễm vi khuẩn, virus là nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Đôi khi vi trùng gây bệnh từ thức ăn bị nhiễm trùng (ngộ độc thức

Tiêu chảy cấp là bệnh gì?

Tiêu chảy cấp là một loại tiêu chảy thường gặp. Tiêu chảy có thể xảy ra cấp tính (xuất hiện đột ngột và kéo dài không quá 4 tuần) hay mạn tính (dai dẳng). Phần lớn các trường hợp, tiêu chảy giảm đi và biến mất trong vòng vài ngày, nhưng đôi khi kéo dài hơn. Nguy hiểm nhất là tình trạng “mất nước”. Điều trị bệnh chủ yếu là uống nhiều nước nhằm tránh mất nước và bù đắp lại lượng nước đã mất qua đi tiêu, đồng thời người bệnh ăn như bình thường có thể.

Tiêu chảy cấp ở người lớn
(Ảnh minh họa)

Triệu chứng của tiêu chảy cấp 

  • Triệu chứng chính là tiêu chảy, thường có nôn kèm theo. Tiêu chảy có nghĩa là đi tiêu phân lỏng, thường xảy ra ít nhất 3 lần/ngày. Phân có thể có máu hoặc nhày trong nhiễm một số vi trùng.
  • Đau quặn bụng hay gặp. Đau có thể giảm một lúc sau mỗi lần đi ngoài.
  • Sốt (nhiệt độ cơ thể tăng cao), đau đầu.

Nếu xuất hiện nôn, thường chỉ kéo dài 1 ngày nhưng đôi khi lâu hơn. Tiêu chảy thường tiếp diễn sau khi hết nôn và kéo dài vài ngày. Đi ngoài phân hơi lỏng có thể dai dẳng khoảng 1 tuần hoặc hơn trước khi phân trở về bình thường.

Triệu chứng mất nước

Tiêu chảy và nôn có thể gây ra mất nước (tình trạng thiếu dịch trong cơ thể). Mất nước nhẹ rất hay gặp và được phục hồi dễ dàng, nhanh chóng bằng việc uống nhiều dịch. Mất nước nghiêm trọng có thể gây tử vong trừ khi được chữa trị nhanh chóng. Đó là do các cơ quan trong cơ thể cần một lượng dịch nhất định để thực hiện chức năng.

  • Các triệu chứng mất nước ở người lớn bao gồm: mệt mỏi, chóng mặt hay đầu óc quay cuồng, đau đầu, chuột rút, mắt trũng, tiểu ít, khô miệng và lưỡi, yếu người và trở nên kích thích.
  • Các triệu chứng của mất nước nặng ở người lớn bao gồm: yếu người, mất ý thức, nhịp tim nhanh, hôn mê và tiểu rất ít. Đây là một cấp cứu nội khoa và cần thiết có sự can thiệp ngay lập tức.

Mất nước do tiêu chảy cấp ở người lớn hay xảy ra ở những người:

  • Người già hay yếu.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Những người bị tiêu chảy và nôn nghiêm trọng. Đặc biệt, nếu không thể uống bù đủ lượng dịch đã mất.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Cần đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật trên hệ thống Khám từ xa Wellcare khi xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Nghi ngờ bị mất nước.
  • Nôn nhiều và không thể duy trì đủ dịch.
  • Nôn hoặc đi ngoài ra máu.
  • Đau bụng dữ dội.
  • Các triệu chứng nặng, cảm thấy tình trạng trở nên xấu đi.
  • Sốt cao liên tục.
  • Các triệu chứng không giảm đi, ví dụ nôn trên 1 - 2 ngày, tiêu chảy mà không bắt đầu giảm đi sau 3 - 4 ngày.
  • Nhiễm trùng từ nước ngoài.
  • Người già hay người mắc các bệnh nền như đái tháo đường, động kinh, nhiễm trùng đường ruột, bệnh thận.
  • Suy giảm miễn dịch do điều trị hóa chất, điều trị corticoid lâu ngày, nhiễm HIV.
  • Phụ nữ đang mang thai.

Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp

Nhiễm trùng đường ruột là nguyên nhân phổ biến thường gặp và được gọi là tiêu chảy nhiễm trùng cấp tính. Nhiễm vi khuẩn, virus là nguyên nhân chủ yếu gây ra tiêu chảy. Đôi khi vi trùng gây bệnh từ thức ăn bị nhiễm trùng (ngộ độc thức ăn). Virus dễ dàng lây lan từ người này sang người khác qua tiếp xúc gần, hay khi người bị nhiễm virus chuẩn bị đồ ăn cho người khác.
Các nguyên nhân khác không phổ biến, bao gồm: uống nhiều rượu bia, tác dụng phụ của một số thuốc hay tình trạng quá lo lắng.
Các bệnh về đường tiêu hoá gây ra tiêu chảy mạn tính (dai dẳng) ở giai đoạn đầu có thể nhầm với tiêu chảy cấp, ví dụ như tiêu chảy do viêm loét đại tràng.

Biến chứng của tiêu chảy cấp

Biến chứng hay xảy ra ở trẻ, phụ nữ có thai, hay người già. Biến chứng cũng hay xảy ra nếu mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, hay hệ miễn dịch không hoạt động hiệu quả. Ví dụ, đang dùng thuốc corticoid kéo dài hay đang dùng hóa trị liệu điều trị ung thư.
Các biến chứng sau có thể gặp:

  • Mất cân bằng nước – điện giải: Đây là biến chứng hay gặp nhất. Nó xảy ra nếu nước và muối mất theo phân, hay khi nôn mà không được bù đủ dịch. Nếu có thể tìm cách uống nhiều dịch thì mất nước không hay xảy ra, hay chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ, sẽ phục hồi sớm khi uống. Mất nước nghiêm trọng có thể dẫn đến tụt huyết áp. Việc này có thể gây ra giảm lưu lượng máu đến các cơ quan duy trì sự sống. Nếu mất nước không được điều trị có thể xuất hiện suy thận. Một số người bị mất nước nặng cần truyền dịch tĩnh mạch. Việc này đòi hỏi phải nằm viện.
  • Biến chứng phản ứng: Hiếm khi các cơ quan trong cơ thể phản ứng lại với một nhiễm trùng xảy ra ở ruột. Nó có thể gây ra các triệu chứng như viêm khớp, viêm da, hay nhiễm trùng ở mắt (cả viêm màng bồ đào và viêm mống mắt). Biến chứng phản ứng không hay gặp nếu mắc tiêu chảy nhiễm trùng do virus.
  • Nhiễm trùng lan ra các cơ quan khác của cơ thể như xương, khớp, màng não tủy. Biến chứng này hiếm gặp. Nếu nó xảy ra, nhiều khả năng là tiêu chảy do nhiễm Salmonella.
  • Hội chứng tiêu chảy dai dẳng có thể hiếm khi xảy ra.
  • Hội chứng ruột kích thích đôi khi được gây ra bởi một đợt tiêu chảy nhiễm trùng.
  • Tình trạng không dung nạp Lactose đôi khi xảy ra một thời gian sau tiêu chảy nhiễm trùng. Biến chứng này được biết như là không dung nạp lactose chuyển hóa hay hấp thu. Đường ruột có thể bị phá hủy bởi đợt tiêu chảy, có thể dẫn tới thiếu một enzyme hóa học có tên là lactase mà enzyme này cần thiết để giúp cơ thể tiêu hóa đường lactose có trong sữa. Tình trạng không dung nạp lactose dẫn đến chướng và đau bụng, đánh hơi và đi ngoài phân lỏng mỗi lần uống sữa. Tình trạng cải thiện khi hết nhiễm trùng và đường ruột lành lại. Biến chứng này hay gặp hơn ở trẻ em.
  • Hội chứng huyết tán tăng ure máu: là một biến chứng tiềm tàng. Biến chứng này hiếm gặp và thường kết hợp với tiêu chảy nhiễm trùng do một số loại E.coli nhất định. Đây là một biến chứng nguy hiểm, gây ra thiếu máu, số lượng tiểu cầu trong máu thấp và suy thận. Biến chứng này hay xảy ra hơn ở trẻ em. Nếu được phát hiện và chữa trị, phần lớn phục hồi tốt.
  • Giảm hiệu quả của một số thuốc: Trong một đợt tiêu chảy nhiễm trùng, các loại thuốc nào đó mà bạn phải dùng cho những tình trạng bệnh lý hay lý do khác nhau có thể không có hiệu quả. Biến chứng này là do tiêu chảy và/hoặc nôn làm giảm lượng thuốc được hấp thụ vào trong cơ thể. Ví dụ như các loại thuốc cụ thể như thuốc chống động kinh, thuốc đái tháo đường và thuốc tránh thai. Nói với bác sĩ và y tá nếu bạn không chắc chắn phải làm gì nếu đang dùng các loại thuốc khác mà bị tiêu chảy cấp.

Chẩn đoán tiêu chảy cấp

Hầu hết bệnh nhân bị tiêu chảy nhiễm trùng cấp đều không cần gặp bác sĩ hay sử dụng các biện pháp y khoa nào. Các triệu chứng thường khá nhẹ và cải thiện trong vòng một vài ngày mà không cần điều trị.
Tuy nhiên, trong một số tình huống, bạn cần đến gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể hỏi nhiều câu hỏi để tìm ra nguyên nhân gây tiêu chảy. Ví dụ, về chuyến đi nước ngoài gần đây, về việc tiếp xúc với người có triệu chứng tương tự, việc dùng thuốc kháng sinh gần đây, hay phải nằm viện. Bác sĩ cũng sẽ thường thăm khám, đặc biệt để tìm ra các dấu hiệu mất nước.
Các xét nghiệm thường không cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn thấy không khỏe, có máu trong phân, gần đây có đi ra nước ngoài, nằm viện hay các triệu chứng không cải thiện, thì bác sĩ có thể yêu cầu lấy một mẫu phân. Sau đó, mẫu phân này có thể được xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây nhiễm trùng.

Điều trị tiêu chảy nhiễm trùng 

Các triệu chứng thường giảm đi trong vòng một vài ngày, khi mà hệ miễn dịch loại bỏ các tác nhân nhiễm trùng này. Đôi khi, cần phải nhập viện nếu các triệu chứng nặng, hay xuất hiện các biến chứng.
Các phương pháp điều trị dưới đây thường được khuyên áp dụng đến khi các triệu chứng giảm đi.

Uống nhiều dịch

Mục đích là để tránh mất nước, hay điều trị nếu có mất nước. Chú ý là nếu nghi ngờ mất nước, phải liên hệ với bác sĩ ngay.

  • Như theo hướng dẫn chung, uống ít nhất 200ml dịch sau mỗi lần tiêu chảy.
  • Lượng dịch bù này cộng thêm với lượng dịch bình thường bạn uống. Ví dụ, một người lớn bình thường sẽ uống khoảng 2 lít/ngày, nhiều hơn ở những quốc gia nắng nóng. Lượng dịch 200ml sau mỗi lần tiêu chảy khuyến cáo ở trên là lượng thêm vào lượng dịch bình thường bạn muốn uống.
  • Nếu có nôn, đợi 5 - 10 phút sau đó bắt đầu uống trở lại, nhưng uống chậm hơn. Ví dụ, uống 1 ngụm mỗi 2 - 3 phút, nhưng đảm bảo tổng lượng dịch đưa vào như đã mô tả ở trên.
  • Bạn thậm chí sẽ cần phải uống nhiều hơn nếu bị mất nước. Bác sĩ sẽ đưa ra lượng dịch bạn cần phải bù là bao nhiêu nếu có mất nước.

Đối với phần lớn người trưởng thành, dịch uống vào để duy trì dịch chủ yếu là nước. Nhưng cũng có thể gồm cả một số loại canh. Tốt nhất là không nên uống loại dịch có quá nhiều đường, như nước cola hay đồ uống có ga, đôi khi chúng có thể làm cho tiêu chảy nặng hơn.
Dung dịch bù nước – điện giải được khuyên dùng cho những người yếu, trên 60 tuổi, hay những người mắc các bệnh lý khác. Chúng được đóng thành gói bột mà bạn có thể mua ở các hiệu thuốc. (Các túi bột này cũng có thể có trong đơn thuốc). Hòa gói bột vào nước. Dung dịch bù nước - điện giải có tỷ lệ các thành phần nước, muối và đường cân bằng. Chúng không có tác dụng dừng hay làm giảm tiêu chảy.
Tuy nhiên, lượng nhỏ đường và muối giúp cho nước được hấp thu tốt hơn từ ruột vào trong cơ thể. Không được sử dụng các loại dung dịch đường/muối chế biến tại nhà, vì lượng đường và muối phải chính xác tuyệt đối.
Các loại thuốc chống bài tiết được đề xuất dùng cùng với điều trị bù nước - điện giải. Chúng làm giảm lượng nước được tống ra từ ruột trong 1 lần tiêu chảy. Chúng có thể sử dụng cho trẻ em trên 3 tháng tuổi và người lớn.

Ăn như bình thường có thể

Đã từng có khuyến cáo không nên ăn một thời gian nếu bạn bị tiêu chảy nhiễm trùng. Tuy nhiên, hiện nay khuyến cáo ăn những bữa ăn nhỏ, nhẹ nếu có thể, tùy theo sự ngon miệng của bạn. Bạn có thể không cảm thấy muốn ăn và hầu hết người lớn đều có thể sống mà không cần ăn trong một vài ngày. Ăn sớm nhất có thể – nhưng không được dừng việc uống. Nếu thấy thèm ăn thì đầu tiên phải tránh thức ăn có chất béo, nhạt, hay khó tiêu. Thức ăn đơn giản như bánh mì và gạo là thức ăn tốt mà nên thử ăn đầu tiên.

Thuốc

Thuốc điều trị tiêu chảy thường không cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn muốn làm giảm số lần ra - vào nhà vệ sinh, có thể mua thuốc điều trị tiêu chảy ở hiệu thuốc. Loại thuốc an toàn và hiệu quả nhất là Loperamide. Liều người lớn là 2 viên lần đầu, 1 viên sau một số lần đi ngoài, không quá 8 viên 1 ngày. Nó có tác dụng làm giảm nhu động ruột. Không được dùng Loperamide trên 5 ngày.
Chú ý: Không cho trẻ dưới 12 dùng thuốc điều trị tiêu chảy, không dùng nếu đi ngoài phân nhày máu, hay sốt cao. Những người trong một vài tình trạng nhất định cũng không được dùng thuốc Loperamide. Do vậy, đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn. Ví dụ như phụ nữ có thai không được dùng thuốc này.
Paracetamol hay Ibuprofen có tác dụng hạ sốt hay giảm đau đầu.
Như đã trình bày trên đây, nếu các triệu chứng nặng, hay kéo dài dai dẳng hơn vài ngày, bác sĩ có thể yêu cầu lấy một mẫu phân. Mẫu phân này được gửi đển phòng xét nghiệm để tìm ra vi trùng gây bệnh (vi khuẩn, kí sinh trùng…). Đôi khi kháng sinh hay điều trị khác cần thiết nếu tìm thấy nguyên nhân gây bệnh là loại vi khuẩn hay vi trùng nào đó. Kháng sinh không có tác dụng đối với tiêu chảy nhiễm trùng gây ra bởi virus, và thậm chí còn có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn.

Phòng tránh tiêu chảy nhiễm trùng

Những khuyến cáo được đưa ra ở trên chủ yếu là để tránh sự lây lan vi trùng sang người khác. Tuy nhiên, thậm chí khi không tiếp xúc với người bị tiêu chảy nhiễm trùng; bảo quản, chuẩn bị và nấu thức ăn hợp lý, và vệ sinh sạch sẽ sẽ giúp ta tránh được tiêu chảy cấp.

Tránh tiêu chảy nhiễm trùng
Rửa tay bằng xà phòng để phòng tránh các bệnh như tiêu chảy, (Nguồn: Preventing traveller’s diarrhoea)

Biện pháp cơ bản là rửa tay thường xuyên và đúng được biết như biện pháp làm thay đổi mạnh mẽ khả năng mắc tiêu chảy nhiễm trùng. Luôn luôn rửa tay:

  • Sau khi đi vệ sinh.
  • Trước khi chạm vào thức ăn.
  • Khoảng thời gian giữa lúc chế biến thịt sống và thức ăn chín (Có thể có một số vi khuẩn trong thịt sống).
  • Sau khi làm vườn.
  • Sau khi chơi với thú nuôi (những con vật khỏe mạnh có thể mang vi khuẩn có hại nào đó).

Bạn cũng nên sử dụng thêm các biện pháp khác ở những quốc gia mà điều kiện vệ sinh kém. Ví dụ, tránh nước và các loại đồ uống có thể không an toàn, tránh rửa thức ăn bằng nước bẩn.

Theo Y học cộng đồng

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Thoát vị đĩa đệm cổ liên quan đến đau phần cột sống cổ. Cột sống cổ được cấu tạo từ bảy xương (đốt sống) cách nhau bởi đĩa đệm dạng gối. Những đĩa này giúp giảm xóc cho đầu và cổ cũng như kết nối và làm tấm đệm cho xương, giúp đầu và cổ có thể
  • 28-05-2018
    Giãn tĩnh mạch (hay còn gọi là bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính) là các tĩnh mạch phình ra nổi lên gần bề mặt da. Tĩnh mạch mang máu từ các mô và tế bào trở lại tim, nơi mà tế bào máu có thể lấy oxy.
  • 28-05-2018
    Bệnh nhân của chứng mặc cảm ngoại hình (hội chứng “sợ xấu” hay hội chứng BDD) hay lo lắng về những khiếm khuyết nhỏ trên cơ thể bất kể chúng có thật hay do chính người bệnh tưởng tượng ra.nNhững ai thường mắc phải chứng mặc cảm ngoại hình (hội
  • 31-05-2022

    Nhiều cha mẹ vẫn nghĩ rằng trẻ bị viêm tai giữa thì phải dùng kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên, đa số trường hợp trẻ bị viêm tai giữa không cần điều trị bằng kháng sinh. Cùng tìm hiểu khi nào nên dùng kháng sinh cho trẻ bị viêm tai giữa.

  • 28-05-2018
    Các khối u mũi và xoang là các khối u có thể lành tính hoặc ác tính (ung thư) xảy ra trong mũi xoang. Ung thư ở khoang mũi hoặc các khối u ở xoang rất hiếm gặp. Hầu hết các loại khối u mũi xoang (60 - 70%) xảy ra trong các xoang hàm trên, chỉ có khoảng
  • 17-10-2018

    Tắc nghẽn đường tiểu khi có hiện diện viêm đài bể thận có thể làm cho ứ đọng bạch cầu, vi trùng và những chất cặn trong hệ thống tiết niệu, dần dần có thể gây nên ứ mủ thận. Trong tình huống này, mủ trong một khối căng, bệnh nhân nhanh chóng thay đổi