Tiêu chảy cấp do virus Rota

Tiêu chảy cấp do virus Rota, hay còn gọi là nhiễm trùng ruột do virus Rota, là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Virus Rota – một chủng virus dạng vòng – là “thủ phạm” của hầu hết tình trạng nhiễm trùng đường ruột ở trẻ

Tìm hiểu chung

Bệnh Tiêu chảy cấp do virus Rota

Tiêu chảy cấp do virus Rota, hay còn gọi là nhiễm trùng ruột do virus Rota, là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Virus Rota – một chủng virus dạng vòng – là “thủ phạm” của hầu hết tình trạng nhiễm trùng đường ruột ở trẻ dưới 5 tuổi.
Tiêu chảy cấp do virus Rota có thể dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng và là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em tại các nước đang phát triển. Tiêm chủng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm virus Rota ở trẻ sơ sinh.;

Triệu chứng thường gặp

Những triệu chứng và dấu hiệu của tiêu chảy cấp do virus Rota là gì?

Các triệu chứng của tiêu chảy cấp do virus Rota chỉ xuất hiện sau khi trẻ bị nhiễm virus từ 1 đến 3 ngày.
Nôn mửa là dấu hiệu đầu tiên của tiêu chảy cấp. Sau đó, trẻ sẽ bị tiêu chảy và sốt. Đa số bệnh nhi nhiễm virus Rota đều mất một lượng lớn nước so với cơ thể các bé. Tiêu chảy nặng nhất kéo dài trong 4 đến 8 ngày nhưng các đợt tiêu chảy vẫn có thể trở lại ngay khi trẻ thấy đỡ hơn. Ở một số trẻ, tình trạng này có thể kéo dài đến vài tuần.
Tiêu chảy, đặc biệt là cùng lúc với nôn mửa, sẽ dẫn đến mất nước nhanh chóng ở bệnh nhi. Vì vậy, bạn cần phải theo dõi kỹ càng dấu hiệu mất nước của trẻ và liên tục bổ sung nước cùng sữa.
Một số các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn cần liên lạc với bác sĩ hoặc mang trẻ đi khám ngay khi trẻ có dấu hiệu và triệu chứng như:
  • Tiêu chảy ngày càng nặng, tiêu chảy có máu;
  • Nôn mửa liên tục trong hơn ba tiếng;
  • Sốt trên 39 độ C;
  • Lờ đờ, khó chịu hoặc đau đớn;
  • Có dấu hiệu hoặc triệu chứng của mất nước như: khô miệng, ít hoặc không đi tiểu, buồn ngủ bất thường.
Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.;

Nguyên nhân

Virus Rota theo phân ra môi trường bên ngoài. Khi trẻ không rửa tay sạch trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh và tiếp xúc với trẻ khác, virus sẽ nhiễm vào trẻ đó qua đường miệng (khi trẻ ngậm tay hoặc ngậm các đồ vật). Các bảo mẫu hoặc người chăm sóc bé cũng có thể lan truyền virus nếu không rửa tay sạch sau khi thay tã.
Virus Rota có thể sống vài ngày trên các bề mặt cứng và khô ráo và vài tiếng đồng hồ trên tay người. Bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota có khả năng lây nhiễm cao.;

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải tiêu chảy cấp do virus Rota?

Trẻ từ 6 đến 24 tháng có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy do virus Rota nghiêm trọng cao hơn trẻ khác. Bệnh có thể xuất hiện ở trẻ ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Tuy nhiên trẻ bị tiêu chảy cấp do virus Rota ở các nước đang và kém phát triển lại có nguy cơ tử vong cao hơn do khó khăn về cơ sở vật chất và hỗ trợ y tế. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy cấp do virus Rota?

  • Trẻ sinh ra với cân nặng thấp, hệ miễn dịch yếu;
  • Cho trẻ uống sữa công thức thay vì cho bú sữa mẹ;
  • Cho trẻ đến nhà giữ trẻ và người chăm sóc trẻ còn ít tuổi hoặc thiếu kinh nghiệm.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.;

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tiêu chảy cấp do virus Rota?

Tiêu chảy cấp do virus Rota được chẩn đoán thông qua kết quả khám lâm sàng và xét nghiệm phân. Bác sĩ sẽ quan sát triệu chứng của trẻ và hỏi bạn về thông tin sức khỏe cũng như thời gian và độ nặng của triệu chứng tiêu chảy của bé. Sau đó, bác sĩ sẽ thu thập mẫu phân để xét nghiệm xem có dấu hiệu nhiễm virus hay không để chẩn đoán.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tiêu chảy cấp do virus Rota?

Việc điều trị tiêu chảy cấp do virus Rota chủ yếu là hỗ trợ cho trẻ tự đề kháng virus, bao gồm:
  • Tăng lượng nước uống và cung cấp đủ dinh dưỡng. Dung dịch Oresol tránh mất nước và trị tiêu chảy có thể được dùng dưới hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn 2 hoặc 3 ngày;
  • Không nên cho trẻ uống nước uống có cồn hoặc có ga;
  • Nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ,
  • Trẻ sơ sinh và trẻ lớn hơn có thể bắt đầu ăn những thức ăn cứng khi có thể.
  • Nếu tình trạng của trẻ không dược cải thiện, trẻ cần phải được nhập viện để theo dõi.;

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tiêu chảy cấp do virus Rota?
  • Rửa tay thường xuyên là cách tốt nhất để hạn chế sự lây nhiễm virus Rota;
  • Giữ trẻ mắc bệnh ở nhà, tránh xa các trẻ khác cho đến khi trẻ hết tiêu chảy;
  • Không cho trẻ uống các loại thuốc khi trẻ nôn mửa hoặc tiêu chảy mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Hội chứng chân không nghỉ là một bệnh mà chân cảm thấy rất khó chịu trừ khi cử động chân.
  • 28-05-2018
    Bệnh sốt rét là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng. Bệnh phổ biến ở các nước nhiệt đới như châu Phi, châu Á và Nam Mỹ. Nguyên nhân gây bệnh là do ký sinh trùng Plasmodium. Ký sinh trùng là dạng sinh vật sống bám trên sinh vật chủ và hút sinh chất
  • 28-05-2018
    Hội chứng Guillain-Barre, hay còn gọi là bệnh viêm đa rễ dây thần kinh mất myelin cấp hoặc chứng liệt Landry, là một tình trạng hiếm gặp. Đây là chứng rối loạn do hệ miễn dịch tấn công vào một phần hệ thần kinh ngoại biên. Tình trạng này sẽ làm cho dây
  • 17-10-2018

    Tổn thương xương khớp tuổi thiếu niên hiện nay là nhóm bệnh rất hay gặp trong thực tế lâm sàng, diễn biến phức tạp, khó nhận biết và nhìn chung vẫn còn gây rất nhiều khó khăn cho các bác sỹ lâm sàng nói chung và các bác sỹ nhi khoa nói riêng trong chẩn

  • 28-05-2018
    Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài nhiều ngày. Bình thường, mỗi kỳ kinh chỉ ra máu trong khoảng 7 ngày trở lại, khi thấy kinh trên 7 ngày thì gọi là rong kinh Rong kinh là một trong những vấn đề thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (tăng
  • 28-05-2018
    HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Human Immuno-deficiency vi-rút (vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người). AIDS là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV (AIDS là tên viết tắt của 4 từ tiếng Pháp: Acquired, Immuno, Deficiency, Syndrome - Hội chứng suy