Xuất huyết dưới kết mạc

Xuất huyết dưới kết mạc là gì?

Kết mạc là một màng mỏng, trong suốt và ẩm ướt che phủ lên phần lòng trắng của nhãn cầu (phần củng mạc) và bên trong của mi mắt. Như vậy, kết mạc chính là lớp màng ngoài cùng bao bọc nhãn cầu. Nó chứa nhiều sợi thần kinh và các mạch máu nhỏ. Khi bị tổn thương, các mạch máu bị vỡ gây ra hiện tượng xuất huyết dưới kết mạc.

Triệu chứng xuất huyết dưới kết mạc

Thường không có triệu chứng báo trước, không đau đớn hay khó chịu. Có người chỉ thấy hơi vướng cộm hoặc nhói khẽ ở mắt bên xuất huyết, còn lại phần lớn bệnh nhân đi khám do phát hiện thấy mắt đỏ khi soi gương hay do người khác mách bảo.
Khi mới xuất huyết, nhìn kết mạc thấy màu đỏ, sau đó chuyển sang màu đỏ sẫm rồi dần dần chuyển thành màu vàng xanh rồi mất hẳn. Vị trí của đám xuất huyết thường thấy ở kết mạc nhãn cầu, kích thước to nhỏ khác nhau, một hoặc nhiều đám, không gây đau và giảm thị lực.

Nguyên nhân gây xuất huyết dưới kết mạc

Nguyên nhân gây xuất huyết dưới kết mạc
(Ảnh minh họa)

Mắt có thể xuất huyết do những nguyên nhân sau: chấn thương mắt, chấn thương vùng đầu mặt; các bệnh lý rối loạn đông máu bẩm sinh hay mắc phải; tai biến sau lặn sâu, lặn biển đi kèm quá trình giảm áp hay tăng áp đột ngột của đường thở; bệnh tăng huyết áp; sau phẫu thuật có dùng dụng cụ cố định mắt bằng áp lực âm; viêm kết mạc do Enterovirus 70 và Coxsackie A, nhiễm Leptospira (một loại xoắn khuẩn); tăng áp lực hệ thống tĩnh mạch vùng đầu mặt trong đó có mắt (nôn, ho, hắt hơi, xì mũi, gắng sức do mang vác, rặn đẻ…); thiếu vitamin C, thiếu yếu tố đông máu XIII, thiếu vitamin K; đang dùng các thuốc chống đông máu cho các bệnh tim mạch như aspirin, wafarin…

Yếu tố làm tăng nguy cơ xuất huyết dưới kết mạc

Người bệnh đái tháo đường hoặc tăng huyết áp dễ bị hơn.
Có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh do dễ bị nhạy cảm khi thay đổi áp lực lúc đẻ.
Thuốc chống đông máu như warfarin và aspirin có thể làm tăng nguy cơ.
Ngoài ra, một số thành phần thảo dược cũng có thể làm tăng nguy cơ tiềm tàng chảy máu trong mắt.

Chẩn đoán xuất huyết dưới kết mạc

Chẩn đoán xuất huyết dưới kết mạc
(Ảnh minh họa)

Vùng xuất huyết là đám có màu đỏ rực hoặc đỏ nâu trên nền củng mạc màu trắng sứ. Khác với vết thương ngoài da, máu ở kết mạc khi chảy ra khỏi lòng mạch không tạo dòng hay giỏ rọt ra ngoài không khí. Máu của xuất huyết dưới kết mạc len vào khoảng không giữa kết mạc và củng mạc tạo một vệt như vết dầu loang hoặc đội vồng kết mạc lên. Lượng máu mất đi gần như không đáng kể , tối đa khỏang 2 ml. Quá trình tiêu máu tự nhiên sẽ làm vùng xuất huyết thu gọn và thay đổi màu sắc. Vết đỏ rực sẽ đổi sang màu xanh, sau đó là vàng và biến mất trong 2 tuần.

Điều trị xuất huyết dưới kết mạc

Xuất huyết dưới kết mạc thường xảy ra mà không có bất cứ chấn thương nào cho mắt thì không cần bất cứ điều trị đặc biệt nào.

Nếu bạn phát hiện được rất sớm xuất huyết của mình thì không nên day dụi, có thể chườm đá, băng ép mắt để vết xuất huyết khỏi lan rộng, rút ngăn được thời gian điều trị.

Khi bị xuất huyết dưới kết mạc có thể dùng thuốc nhỏ mắt như nước mắt nhân tạo để làm dịu cảm giác cộm trong mắt. Tuy nhiên, không nên tự ý dùng mà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Mắt.

Phương pháp chăm sóc khi xuất huyết dưới kết mạc

Nếu xuất huyết không biến mất sau 2 tuần hay xuất huyết có xu hướng lan rộng hơn thì bạn nên thu xếp thời gian để khám mắt. Xuất huyết ở cả 2 mắt kèm với xuất huyết ở cơ quan khác như chảy máu chân răng, chảy máu mũi...cũng là điều đáng lo ngại, phải đi khám sớm.

Đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Mắt trên hệ thống Khám từ xa Wellcare khi có xuất huyết dưới kết mạc kèm theo với một trong các biểu hiện sau:

  • Đau nhức.
  • Nhìn mờ, nhìn đôi, khó nhìn.
  • Có tiền sử cao huyết áp.
  • Có tiền sử các bệnh gây xuất huyết.
  • Xuất huyết kèm theo chấn thương vùng đầu mặt.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 08-06-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Theo BS Dương Phương Mai, Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM, lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý đặc biệt và thường gặp ở người trẻ.
  • 29-10-2018

    Sức khỏe tinh thần bao gồm sự khỏe mạnh về cảm xúc, tâm lý, khả năng nhận thức và giao tiếp xã hội. Cũng như sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần của bạn có thể bị tổn thương do các bệnh tâm lý – thần kinh. Đây là một bệnh ảnh hưởng đến não

  • 15-10-2018
    Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể Bệnh béo phì có thể được định nghĩa và phân loại bằng cách sử dụng chỉ số khối cơ thể (BMI). Chỉ số khối cơ thể (BMI) sẽ được tính theo
  • 28-05-2018
    Ung thư vòm mũi họng (còn gọi là ung thư vòm , nasopharyngeal carcinoma) là ung thư ở mũi hầu, nằm phía cửa mũi sau và vòm họng. Trong đó, vòm họng là một khoang rỗng hình hộp, nằm ở phần trên của họng, có 5 mặt: thành trên – sau tiếp giáp với nền sọ,
  • 28-05-2018
    Viêm kết mạc là một tình trạng nhiễm trùng gây khó chịu, đỏ và kích ứng tại các mô niêm mạc mắt, và còn được gọi với một tên gọi khác là đau mắt đỏ. Đa số các trường hợp đau mắt đỏ có nguyên nhân là do virus hoặc vi khuẩn. Nhưng ngược lại, viêm kết
  • 28-05-2018
    Mềm sụn thanh quản là nguyên nhân thường gặp nhất của tiếng thở rít ở trẻ sơ sinh. Tiếng có âm sắc cao và the thé nghe được suốt thì hít vào gọi là tiếng thở rít được nhận thấy từ những tuần đến những tháng đầu tiên của cuộc đời. Âm thanh này được nghe