Sa tạng vùng chậu

Sa tạng vùng chậu xảy ra khi các cơ và dây chằng hỗ trợ nâng đỡ các cơ quan vùng chậu bị suy yếu. Điều này làm cho các cơ quan đó trượt ra khỏi vị trí ban đầu và dẫn đến các hiện tượng như sa tử cung, sa bàng quang hoặc sa trực tràng. Tình trạng này

Sa tạng vùng chậu là bệnh gì?


Sàn chậu được ví như một cái võng hình thành từ nhiều khối cân và cơ đan xen nhau, khối cân và cơ này bám chắc vào phía trước là thành bụng và xương mu, hai bên là xương chậu hông, phía sau là cột sống thắt lưng xuống đến xương chậu cùng cụt.
Sàn chậu là tổng thể của 3 hệ thống: hệ thống sinh dục (tử cung, âm đạo), hệ thống niệu dưới (bàng quang, niệu đạo), hệ thống tiêu hóa dưới (trực tràng, hậu môn). Sàn chậu còn chứa nhiều hệ thống mạch máu và thần kinh.
Nhiệm vụ của sàn chậu là giữ cho các cơ quan này nằm đúng chỗ, không bị sa xuống khi làm việc nặng, vận động chạy nhảy. Sàn chậu còn có vai trò đóng mở các lỗ đường tiểu, âm đạo, hậu môn, giúp kiểm soát hoạt động đi tiêu và tiểu theo ý muốn, hoạt động tình dục, giúp quá trình sanh dễ dàng hơn. Ba hệ thống này hoạt động hài hòa nhịp nhàng với nhau, hệ thống này nhường nhịn hệ thống kia theo sự điều khiển chủ động của con người.
Sa tạng vùng chậu xảy ra khi các cơ và dây chằng hỗ trợ nâng đỡ các cơ quan vùng chậu bị suy yếu. Điều này làm cho các cơ quan đó trượt ra khỏi vị trí ban đầu và dẫn đến các hiện tượng như sa tử cung, sa bàng quang hoặc sa trực tràng. Tình trạng này sẽ diễn biến xấu hơn theo thời gian và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng thường gặp khi bị sa tạng vùng chậu bao gồm:
  • Cảm giác đè nặng ở vùng chậu
  • Đau khi quan hệ
  • Xuất huyết âm đạo
  • Tiểu không kiểm soát
  • Nhức mỏi lưng dưới
  • Gặp khó khăn khi đại tiện
  • Cảm giác đầy bụng

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên gọi bác sĩ nếu bị khó tiểu, xuất huyết âm đạo, hoặc bất kỳ triệu chứng nào kể trên.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân phổ biến nhất là do quá trình sinh nở. Khi lâm bồn, các cơ hỗ trợ nâng đỡ cơ quan vùng chậu bị giãn ra hết mức dẫn đến các cơ này nhanh chóng yếu đi. Một nguyên nhân khác khiến các cơ quan vùng chậu bị sa đó là sự sụt giảm nồng độ hormone estrogen trong thời kỳ trước và sau khi mãn kinh. Điều này làm cho cơ thể bị thiếu hụt lượng collagen cần thiết để hỗ trợ các mô liên kết vùng chậu. Ngoài ra, các trường hợp khác như béo phì, ho kéo dài, gắng sức khi đại tiện (do táo bón) và các bệnh ung thư ở các cơ quan lân cận cũng có thể gây sa tạng.

Nguy cơ mắc phải

Tất cả mọi người đều có thể mắc phải bệnh này. Tuy nhiên, tình trạng sa trực tràng hầu hết xảy ra ở phụ nữ.
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Thường xuyên nâng các vật nặng
  • Ho kéo dài
  • Gắng sức khi đại tiện (do táo bón)
  • Ung thư

Điều trị hiệu quả

Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và khám vùng chậu để chẩn đoán bệnh hoặc thực hiện xét nghiệm máu và nước tiểu nếu cần. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chỉ định bạn thực hiện siêu âm và chụp X-quang niệu đạo-bàng quang khi tiểu (VCUG) để chẩn đoán được chính xác hơn.
Để điều trị bệnh sa tạng vùng chậu, bạn cần lưu ý:
  • Cần tránh rặn mạnh khi đại tiện, tránh nâng các vật nặng, tránh ho nhiều và tránh để bị táo bón.
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp điều trị táo bón.
  • Thực hành bài tập Kegel để cải thiện tình trạng. Nếu các bài tập Kegel không hiệu quả, bạn có thể cần đến vật lý trị liệu.
  • Đối với phụ nữ sau mãn kinh có thể dùng các liệu pháp thay thế hormone để giúp làm săn cơ.
  • Nếu các phương pháp trên vẫn không hiệu quả, phẫu thuật hoặc dùng các dụng cụ hỗ trợ sẽ được tiến hành để điều trị sa tạng vùng chậu.
Bài tập giúp hạn chế sa tạng vùng chậu
Tập luyện cơ sàn chậu. (Hình minh họa)

Chế độ chăm sóc tại nhà

Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình ở nhà bằng cách:
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
  • Thực hiện bài tập Kegel theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều chất xơ, rau quả và uống thật nhiều nước để ngăn ngừa táo bón.
  • Không hút thuốc. Hút thuốc có thể gây ra ho mãn tính.
  • Duy trì cân nặng phù hợp, khỏe mạnh.
Những thông tin được cung cấp không thay thế cho lời khuyên của các chuyên gia y tế. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy gọi tư vấn với bác sĩ để có phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh U Lymphô, còn gọi là ung thư hạch. Đây là bệnh lý ung thư của hệ lymphô tức là hệ bạch huyết. Hệ bạch huyết thuộc hệ tuần hoàn và là một phần của hệ miễn dịch nên có nhiệm vụ vừa chống lại các bệnh nhiễm trùng vừa cân bằng lượng dịch trong cơ thể.
  • 28-05-2018
    Hội chứng ống trụ là tình trạng dây thần kinh trụ tại khuỷu tay bị tổn thương khi có áp lực đè lên nó. Dây thần kinh trụ là một dây thần kinh chạy dài theo xương cánh tay sang xương trụ. Các hoạt động của khuỷu tay làm cho dây thần kinh phải co dãn và
  • 28-05-2018
    Bệnh xoắn khuẩn vàng da là bệnh của động vật truyền sang người với các thể lâm sàng đa dạng từ nhiễm khuẩn thể ẩn, thể nhẹ không có vàng da hoặc không có biểu hiện viêm màng não đến thể lâm sàng cấp tính điển hình, vàng da nặng gọi là hội chứng Weil
  • 28-05-2018
    Mọc răng được coi là một mốc sự kiện quan trọng đối với phát triển của trẻ. Ở giai đoạn này, trẻ thường có những thay đổi rõ rệt về tâm sinh lý cũng như sức khỏe. Nó đánh dấu sự chuyển giai đoạn của bé, nhưng cũng báo trước những rắc rối xảy ra với bé
  • 28-05-2018
    Viêm mạch là tình trạng viêm các mạch máu. Viêm mạch gây ra những thay đổi trong thành của các mạch máu, bao gồm dày lên, làm suy yếu, thu hẹp và sẹo. Có rất nhiều loại viêm mạch. Một số hình thức cấp tính trong khi những người khác mãn tính. Viêm mạch,
  • 28-05-2018
    Alpha-1-antitrypsin (AAT) là một protein do gan tạo ra. Nó bảo vệ phổi khỏi tác hại của một loại enzyme có tên là bạch cầu trung tính elastase. Khi thiếu AAT, phổi không thể nở rộng và co rút tốt dẫn đến hô hấp khó khăn hơn và tổn thương phổi (tràn khí)