Lẹo mắt

Lẹo mắt nhìn giống như mụn ngay cạnh lông mi. Lẹo sẽ xuất hiện nhanh chóng khi chân lông mi bị chặn. Nó có thể hình thành ở mặt trong hoặc mặt ngoài mi mắt. Lẹo thường đi kèm với mủ. Trong nhiều trường hợp, lẹo sẽ tự biến mất sau vài ngày. Trong thời

Lẹo mắt là gì?

 Lẹo mắt
Lẹo mắt (Ảnh minh họa)

Lẹo mắt nhìn giống như mụn ngay cạnh lông mi. Lẹo sẽ xuất hiện nhanh chóng khi chân lông mi bị chặn. Nó có thể hình thành ở mặt trong hoặc mặt ngoài mi mắt. Lẹo thường đi kèm với mủ. Trong nhiều trường hợp, lẹo sẽ tự biến mất sau vài ngày. Trong thời gian đó, bạn có thể giảm đau và sưng viêm của lẹo bằng cách chườm một mảnh vải sạch đã ngâm nước ấm lên vết lẹo.
Tất cả mọi người đều có thể mắc phải lẹo mắt. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.;

Những dấu hiệu và triệu chứng của lẹo mắt

Các triệu chứng bao gồm tấy đỏ và sưng mí mắt. Mắt có thể bị chảy nước và nhạy cảm với ánh sáng. Mí mắt trên bị đau và thỉnh thoảng mí mắt sẽ bị sưng hoàn toàn.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Phần lớn, lẹo mắt thường không gây hại ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Tuy nhiên, hãy gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng sau:
  • Bị sốt.
  • Bạn gặp vấn đề về thị lực.
  • Lẹo không cải thiện trong vòng 2 ngày.
  • Đỏ và sưng bên dưới mi mắt, sưng má và vài bộ phận trên khuôn mặt bạn.
  • Lẹo mắt chảy máu, cục u sưng rất lớn và đau đớn, nốt giộp hình thành trên mí mắt hoặc cả mí mắt hoặc mắt bị đỏ.

Nguyên nhân gây lẹo mắt

Khi khe hở của lông mi trên mắt bạn bị chặn bởi các tuyến dầu hoặc bụi bẩn, vi khuẩn sẽ phát triển ở bên trong và gây nhiễm trùng. Điều này sẽ làm cho lẹo mắt xuất hiện. Đôi khi, đôi khi lẹo mắt còn là kết quả của viêm nhiễm lan rộng do viêm bờ mi đã có sẵn.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị lẹo mắt

Các yếu tố sau có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc lẹo mắt:
  • Dùng tay chưa vệ sinh sạch sẽ khi thay kính áp tròng hoặc Không khử trùng kính áp tròng trước khi đặt vào mắt.
  • Để lớp trang điểm trên mắt qua đêm.
  • Sử dụng mỹ phẩm cũ hoặc đã quá hạn sử dụng.
  • Đã từng bị viêm mí mắt hoặc bị viêm mí mắt mãn tính.

Điều trị lẹo mắt

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị lẹo mắt?

Đặt túi chườm ấm lên mắt của bạn khoảng 10 – 15 phút vài lần trong ngày sẽ giúp mở lỗ chân lông ở mí mắt bị chặn và mở các tuyến dầu. Chườm ấm còn giúp đỡ đỏ và sưng.
Bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh cho bạn nếu lẹo bị nhiễm trùng. Thông thường thuốc kháng sinh được dùng dưới dạng thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ mắt để giúp hết sưng. Thỉnh thoảng các thuốc giảm đau không kê toa có thể giúp bạn giảm sự khó chịu do lẹo mắt gây ra. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể rạch một đường nhỏ ở vùng bị sưng của bạn để mủ chảy ra nếu lẹo mắt của bạn không có dấu hiệu thuyên giảm.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán lẹo mắt?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán liệu bạn có mắc lẹo mắt hay không bằng cách xem xét mắt và mí mắt của bạn. Bác sĩ sẽ dùng đèn được sử dụng trong y khoa để rọi vào mắt bạn và dùng kính lúp để kiểm tra mí mắt của bạn. Ngoài ra còn có những phương pháp chuẩn đoán khác nhưng rất hiếm khi được sử dụng.

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của lẹo mắt

Những thói quen sinh hoạt sau sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của lẹo mắt:
  • Giữ cho mặt, da đầu, lông mày và tay sạch sẽ.
  • Dùng ít hoặc không dùng phấn trang điểm mắt.
  • Không tự ý nặn lẹo mắt.
  • Ngưng sử dụng kính áp tròng cho đến khi lẹo mắt hoàn toàn khỏi hẳn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh loạn dưỡng cơ là một nhóm trên 30 bệnh di truyền về cơ, gây yếu cơ. Bệnh nhân thường gặp khó khăn khi đi hoặc ngồi thẳng. Hầu hết các bệnh thuộc nhóm loạn dưỡng cơ sẽ xuất hiện triệu chứng khi còn nhỏ, trong khi một số khác lại chỉ xuất hiện ở độ
  • 28-05-2018
    Huntington bệnh là một bệnh di truyền. Các dấu hiệu và triệu chứng thường phát triển ở tuổi trung niên. Người bị bệnh Huntington càng nhỏ tuổi thì càng nghiêm trọng hơn, và các triệu chứng của họ có thể tiến triển nhanh hơn. Hiếm khi trẻ em có thể phát
  • 28-05-2018
    Shigella thường vào cơ thể qua đường tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn trong phân. Ví dụ người chăm trẻ không rửa tay kĩ sau khi thay tả hoặc giúp trẻ tập đi cầu, bàn tay nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn Shigella cũng có thể vào qua thức ăn, nước uống hay hồ bơi
  • 28-05-2018
    Bệnh ứ sắt mô, hay còn gọi là bệnh ứ sắt, là rối loạn gây ra khi cơ thể hấp thu quá nhiều chất sắt từ chế độ ăn uống. Lượng sắt dư thừa được lưu trữ trong các mô và các cơ quan của cơ thể, đặc biệt là da, tim, gan, tuyến tụy và khớp xương. Lượng sắt
  • 28-05-2018
    Mặc dù là bệnh khá phổ biến, song đến nay bệnh lý viêm túi mật vẫn chưa được cộng đồng chú ý đúng mức. Hầu hết bệnh nhân bị viêm túi mật cấp, triệu chứng thuyên giảm sau 1 - 4 ngày. Tuy nhiên, khoảng 25 - 30% bệnh nhân phải phẫu thuật hoặc xuất hiện
  • 28-05-2018
    Tủy răng là mô liên kết có mạch máu, bạch mạch và thần kinh, nằm trong khoang tủy, giới hạn xung quanh bởi mô ngà cứng bao gồm hai phần: tủy buồng và hệ thống ống tủy. Tủy răng đảm nhiệm chức năng dẫn truyền thần kinh và nuôi dưỡng răng. Bệnh lý tủy