Giãn tĩnh mạch tinh

Giãn tĩnh mạch tinh là hiện tượng giãn bất thường của tĩnh mạch tinh và đám rối tĩnh mạch tinh (bình thường, tĩnh mạch tinh của đám rối tĩnh mạch tinh có đường kính khoảng từ 2mm trở xuống). Giãn tĩnh mạch tinh là một bệnh lý rất phổ biến và thường gặp

Triệu chứng và biểu hiện giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Các triệu chứng phổ biến của giãn tĩnh mạch tinh bao gồm:
+ Đau tức âm ỉ vùng tinh hoàn bị bệnh. Đau không nhiều nhưng tạo cảm giác nóng rát, tưng tức, gây khó chịu cho người bệnh.
+ Bìu bên bị bệnh ngày càng to lên, các tĩnh mạch tinh giãn to tạo thành các búi quấn lấy nhau gọi là hình ảnh 'túi giun'.
+ Khi sờ vào thấy 'túi giun' nổi gợn dưới tay.
+ Bìu giãn to do máu ứ đọng trong tĩnh mạch tinh, thì khi sờ vào lại thấy tinh hoàn bị teo nhỏ.

Nguyên nhân giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Nguyên nhân giãn tĩnh mạch tinh hoàn
Ảnh minh họa

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng bệnh lý, với hiện tượng giãn bất thường của tĩnh mạch tinh và đám rối tĩnh mạch nằm trong bìu, do hệ thống van của tĩnh mạch tinh bị yếu hoặc không có van, nên có hiện tượng trào ngược máu từ tĩnh mạch thận vào đám rối tĩnh mạch tinh. Bệnh gặp ở bên trái nhiều hơn bên phải, do cấu trúc giải phẫu của tĩnh mạch tinh phải ngắn và đổ xéo góc vào tĩnh mạch chủ dưới. Trong khi tĩnh mạch tinh trái dài hơn và đổ gần như vuông góc vào tĩnh mạch thận. Có một số trường hợp giãn tĩnh mạch tinh do không có van hoặc hệ thống van tĩnh mạch bị suy yếu.
Hiện nay, cơ chế chính xác gây tổn thương tinh hoàn ở bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh vẫn chưa rõ, có thể do nhiều yếu tố góp phần. Cơ chế tổn thương do tăng nhiệt độ ở bìu (làm nhiệt độ tinh hoàn tăng lên 0,6-0,8 độ C).
Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường là do bẩm sinh cấu trúc của tĩnh mạch đã không bình thường. Nếu là giãn nhẹ thì thường không đau, giãn nặng sẽ gây đau hoặc cảm giác nặng và khó chịu ở vùng bìu.

Các yếu tố nguy cơ gây giãn tĩnh mạch tinh hoàn

  • Những người trong độ tuổi từ 15 và 25 có nguy cơ cao bị giãn tĩnh mạch tinh;
  • Do cơ địa của người bệnh;
  • Do mạch máu bất thường;
  • Hệ thống van tĩnh mạch của tinh hoàn bị bất thường;
  • Những người do đặc thù công việc thường xuyên phải đứng nhiều, đứng lâu;
  • Đặc biệt những tài xế ô tô thường xuyên ngồi lái xe rất dễ bị (thực tế cho thấy tài xế là đối tượng bị GTMT nhiều nhất!), do nhiệt độ nóng ở ghế xe lâu ngày gây nên.

Biến chứng giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Giảm kích thước túi bi đôi
Bình thường mỗi viên bi đôi có một hệ thống tĩnh mạch xung quanh. Khi tĩnh mạch của bên nào giãn sẽ làm cho sự phát triển về kích thước của bên đó chậm lại so với bên không bị giãn, hậu quả là làm cho kích thước của viên bi đó nhỏ hơn bên kia.
Nhiều nghiên cứu cho thấy mức độ giãn càng nặng thì càng làm cho kích thước của bi đôi càng nhỏ, tuy nhiên sự suy giảm về kích thích này có thể hồi phục lại được nếu như có những can thiệp điều trị kịp thời.
Tinh binh yếu
Giãn tĩnh mạch tinh làm ảnh hướng đến cả số lượng và chất lượng của các chú lính trì. Sự suy giảm về số lượng thể hiện ở việc giảm hoặc không có tinh trùng trong mẫu xét nghiệm tinh dịch đồ.
Còn sự suy giảm về chất lượng thể hiện ở chỗ các chú tinh binh lười vận động hoặc chỉ di chuyển rất chậm (giảm tỉ lệ di động của tinh trùng), tăng tỉ lệ các chú tinh binh bị dị dạng như đầu nhỏ đuôi ngắn hay mất đầu cụt đuôi (tỉ lệ tinh trùng bất thường cao), và tăng tỉ lệ tinh binh bị chết.
Một số trường hợp chỉ có sự bất thường về số lượng người ta gọi là thiếu tinh trùng hay chỉ suy giảm độ di động thì người ta gọi là tinh trùng yếu, nhưng đôi khi có thể phối hợp đồng thời cả yếu và thiếu tinh trong một trường hợp cụ thể.
Sự bất thường về số lượng và chất lượng của tinh binh cũng có thể hồi phục lại được nếu như mổ thắt tĩnh mạch tinh giãn kịp thời.
Tăng nhiệt độ vùng túi bi đôi
Máu mang ôxy từ động mạch sau khi và nuôi dưỡng tinh hoàn sẽ được thoát ra khỏi tinh hoàn qua một hệ thống tĩnh mạch hình dây leo chằng chịt quanh tinh hoàn.
Cơ chế hoạt động này giống như một cơ chế trao đổi nhiệt giữa túi bi đôi và một trường bên ngoài, có tác dụng giữ cho nhiệt độ của túi bi đôi luôn ổn định khoảng 33-34 độ C.
Giãn tĩnh mạch tinh làm tăng nhiệt độ vùng túi bi đôi tới 2-3 độ C. Sự tăng nhiệt độ này dẫn đến việc rối loạn chuyển hóa của túi bi đôi từ đó làm ảnh hưởng đến chức năng vốn có của bi đôi.
Stress ôxy hóa
Stress ôxy hóa các tế bào của túi bi đôi làm sản sinh ra các gốc ôxy hóa tự do như các loại ôxy gây phản ứng (ROS).
Những loại ôxy phản ứng này sẽ gây độc cho các tế bào của túi bi đôi và làm giảm khả năng di chuyển của các tinh binh.
Ngoài ra, các gốc này còn gây tổn thương không hồi phục ADN của tinh binh dẫn đến những tinh binh dị dạng cả về hình dáng lẫn di truyền.
Giảm sản xuất hormone sinh dục
Giãn tĩnh mạch tinh làm xơ hóa các tế bào kẽ, từ đó làm ảnh hưởng đến chức năng sản xuất hormon sinh dục nam của các tế bào Leydig.
Việc suy giảm khả năng sản xuất hormon sinh dục nam về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến chuyện phòng the của người bệnh.

Chẩn đoán giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Chẩn đoán dựa vào:
Chẩn đoán giãn tĩnh mạch tinh hoàn
Ảnh minh họa

Các triệu chứng cơ năng:
  • Có cảm giác khó chịu, căng tức, đau tinh hoàn. Đôi khi, người bệnh có cảm giác nóng ở bìu hoặc một tình trạng khó chịu mơ hồ ở bìu.
  • Bệnh nhân tự nhìn thấy hay sờ thấy búi tĩnh mạch giãn to ngoằn ngoèo như búi giun nằm trong bìu khi đứng.
  • Bệnh nhân tự sờ thấy tinh hoàn một bên nhỏ hơn bên đối diện và lo lắng đi khám bệnh.
  • Vô sinh.
Khám lâm sàng: Khám bệnh nhân ở tư thế đứng, trong những trường hợp điển hình, có thể dễ dàng nhìn thấy búi giãn tĩnh mạch ở phía trên và sau tinh hoàn. Mức độ giãn có thể gia tăng hơn khi làm nghiệm pháp Valsalva (bệnh nhân được hướng dẫn tập thể dục hoặc chạy tại chỗ, sau đó đánh giá so sánh để phát hiện sự chênh lệch độ giãn của tĩnh mạch).
Các xét nghiệm:
  • Siêu âm màu Doppler có dòng chảy thấy tĩnh mạch tinh giãn to, đường kính của tĩnh mạch tinh thay đổi khi làm nghiệm pháp valsava, có dòng trào ngược liên tục hoặc khi làm nghiệm pháp. Kích thước tinh hoàn có thể giảm nhiều hoặc teo nhỏ so với bên đối diện.
  • Xét nghiệm nội tiết tố máu cho thấy lượng hormon sinh dục nam giảm mạnh nếu tĩnh mạch tinh đã làm ảnh hưởng tới chức năng của tinh hoàn.
  • Tinh dịch đồ có thể có sự giảm cả về số lượng, độ di động và tỉ lệ dị dạng của tinh trùng.
Để chẩn đoán độ giãn, người ta dựa vào khám lâm sàng. Giãn tĩnh mạch tinh được chia làm 3 độ:
  • Độ I: Nhìn, sờ không thấy giãn nhưng khi làm nghiệm pháp Valsava lại thấy tĩnh mạch tinh giãn to.
  • Độ II: Nhìn không thấy giãn nhưng sờ thấy tĩnh mạch tinh giãn to như búi giun dưới tay.
  • Độ III: Nhìn đã thấy hình ảnh túi giun dưới da bìu.

Điều trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Theo dõi
  • Nếu không đau, bạn và bạn tình không cảm thấy khó chịu thì có thể theo dõi trong một thời gian.
  • Nếu tĩnh mạch thừng tinh không giãn to hơn và không gây khó chịu thì không cần điều trị.
Phẫu thuật
Bác sĩ có thể đề nghị bạn phẫu thuật (cột tĩnh mạch thừng tinh giãn) để cột các tĩnh mạch giãn xung quanh tinh hoàn. Thời gian phẫu thuật chỉ 30 - 60 phút. Có thể gây mê hay gây tê. Đường mổ ở vùng bẹn hay bụng dưới. Tĩnh mạch sau đó được cắt và cột. Sau mổ, thời gian hồi phục là 2-3 giờ.
Các phương pháp khác
Điều trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn
Ảnh minh họa

Trong phòng mổ, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện kẹp hay làm tắc các tĩnh mạch giãn. Cũng cần gây mê hay gây tê và rạch 1 đường nhỏ ở vùng bẹn hay bụng dưới. Sử dụng 1 dụng cụ đặc biệt dùng trong phẫu thuật nội soi để kẹp tĩnh mạch. Cách khác, dùng thuốc để tiêm vào tĩnh mạch và làm tắc các tĩnh mạch.
Diễn tiến sau điều trị:
  • Cần khoảng 5-7 ngày để bạn có thể trở lại với công việc hàng ngày (thí dụ như thể thao).
  • Bạn có thể tắm sau 24 giờ, tuy nhiên không nên ngâm trong bồn tắm trong vòng 5 ngày.
  • Có thể đi làm sau 48 giờ.
  • Có thể đau vừa, sưng vừa bìu và có thể rỉ dịch trong đường mổ. Nếu rỉ dịch dùng gạc vô trùng để băng lại.
  • Tránh hoạt động mạnh trong vòng 48 giờ sau phẫu thuật bao gồm: nâng vác nặng và hoạt động tình dục. Sau 48 giờ bạn có thể tiếp tục các hoạt động bình thường nếu không thấy khó chịu, kể cả hoạt động tình dục.
  • Bạn cứ tiếp tục chế độ ăn thường ngày.
  • Có thể dùng thuốc giảm đau. Dùng liên tục 48 giờ và sau đó nếu thấy đau khó chịu thì có thể tiếp tục sử dụng.
  • Tái khám sau 2 tuần/lần để đánh giá vết mổ có lành tốt hay không.
  • Phân tích nhiều mẫu tinh dịch sau khi phẫu thuật. Mẫu đầu tiên số lượng tinh trùng không tăng, nhưng sau đó số lượng tăng dần.

(Nguồn: Sức khỏe & Đời sống)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Cơ tim hạn chế là bệnh về cơ ở tim khiến tim không thể co bóp và giãn ra như bình thường.nKhi mắc bệnh này, tim sẽ bị hạn chế khả năng co bóp do cơ viền bên trong tim bị cứng lại nên tim không thể giãn ra hoàn toàn. Bệnh sẽ khiến cho tim khó bơm đủ máu
  • 20-04-2021
    Chấn thương cơ gân kheo thường được gọi là “cơ kéo” hoặc chấn thương gân kheo. Đây là tình trạng cơ bắp bị kéo căng và rách. Có ba mức độ chấn thương:nCấp độ 1: bị căng cơ, vết rách rất nhỏ.nCấp độ 2: rách một phần cơ.
  • 28-05-2018
    Viêm túi thừa xảy ra khi một hoặc nhiều túi thừa của ống tiêu hóa của bạn bị viêm hoặc nhiễm khuẩn. Túi thừa là những túi nhỏ, phồng, có thể được hình thành ở bất cứ nơi nào của ống tiêu hóa, từ thực quản đến dạ dày, ruột non và ruột già. Tuy nhiên,
  • 28-05-2018
    Bệnh nhược cơ, hay bệnh yếu cơ, là một bệnh tự miễn gây rối loạn thần kinh cơ. Điều này làm cho cơ mắt, mặt, cổ họng, cánh tay… yếu và mệt mỏi. Khi bị nhược cơ, tình trạng yếu cơ sẽ xảy ra nhiều nhất trong 3 năm đầu, sau đó bệnh sẽ tiến triển chậm dần.
  • 28-05-2018
    Hội chứng lối thoát ngực xảy ra khi dây thần kinh hoặc mạch máu của búi thần kinh cánh tay bị đè ép.nBúi thần kinh cánh tay nẳm giữa khoảng trống giữa xương đòn và xương sườn đầu tiên, bao gồm cả dây thần kinh và mạch máu từ cổ đi vào cánh tay. Khi cấu
  • 28-05-2018
    Amiăng là một loại vật liệu được sử dụng trong các công trình trước đây. Nó là một vật liệu cách điện, chịu nhiệt và chống cháy. Có nhiều loại amiăng khác nhau: trắng, nâu và xanh.