Rậm lông

Bệnh rậm lông liên quan đến sự tăng trưởng quá nhiều của lông trên mặt và cơ thể ở phụ nữ. Lông dày và đen phát triển ở những khu vực mà nam giới thường có lông như: môi trên, cằm, ngực và lưng.

Tìm hiểu chung

Bệnh Rậm lông

Rậm lông là bệnh gì?
Bệnh rậm lông liên quan đến sự tăng trưởng quá nhiều của lông trên mặt và cơ thể ở phụ nữ. Lông dày và đen phát triển ở những khu vực mà nam giới thường có lông như: môi trên, cằm, ngực và lưng.;

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rậm lông là gì?

Lông phát triển ở vùng mặt (dưới dạng râu hoặc ria mép) và trên cơ thể đặc biệt ở môi trên, cằm, tóc mai, lưng, cổ, ngực, đùi, bụng và xung quanh núm vú. Lông trở nên rậm và đen. Phụ nữ có thể có các vấn đề về chu kì kinh nguyệt, sinh sản hoặc mụn.
Khi nồng độ androgen cao quá mức gây rậm lông, các dấu hiệu khác có thể phát triển theo thời gian trong một quá trình được gọi là nam hóa. Dấu hiệu của nam hóa có thể bao gồm: xuất hiện mụn, giảm kích thước vú, phì đại âm vật, giọng nói bị trầm, cơ phát triển, thay đổi trong mong muốn tình dục hoặc vô sinh.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.;

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh rậm lông là gì?
Nguyên nhân gây ra bệnh rậm lông là sự sản xuất quá nhiều các hormone tuyến sinh dục nam (gọi là androgen). Nữ giới thường có lượng androgen thấp ở buồng trứng và tuyến thượng thận. khi có các vấn đề ở các cơ quan này, nó có thể dẫn đến việc tạo ra quá nhiều hormone androgen. Các rối loạn nội tiết nhất định (như hội chứng Cushing, bệnh to đầu chi) có thể làm lông phát triển. các khối u ở tuyến thượng thận hoặc buồng trứng cũng có thể làm tăng lượng hormone này. Các rối loạn khác ít nghiêm trọng hơn như bệnh buồng trứng đa nang (PCOS) và bệnh tăng sản lượng thận bẩm sinh (CAH) cũng có thể dẫn đến bệnh rậm lông.
Việc sử dụng các loại thuốc có chứa androgen bao gồm thuốc steroid, phenytoin, diazoxide, progestins, cyclosporine và minoxidil cũng là nguyên nhân gây ra rậm lông.
Một số phụ nữ có thể mắc bệnh rậm lông tự phát, nghĩa là không biết rõ nguyên nhân.;

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh rậm lông?

Bệnh rậm lông rất phổ biến, xảy ra từ 5% đến 10% ở nữ giới và thường không nghiêm trọng. Sự phát triển mạnh của lông cũng phổ biến ở phụ nữ da trắng có nguồn gốc Địa Trung Hải. Trị liệu có thể cải thiện tình trạng rậm lông nhưng có thể mất vài tháng để đem lại hiệu quả. Bệnh rậm lông không thể ngăn ngừa.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh rậm lông?

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng của mắc bệnh rậm lông, bao gồm:
  • Tiền sử gia đình: rậm lông có thể di truyền trong gia đình;
  • Một số bệnh lý có thể gây rậm lông, bao gồm: tăng sản thượng thận bẩm sinh và hội chứng buồng trứng đa nang;
  • Chủng tộc địa lý: phụ nữ vùng Địa Trung Hải, Trung Đông và Nam Á có nhiều khả năng phát triển rậm lông tự phát hơn những nơi khác.;

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh rậm lông?

Bác sĩ sẽ làm các kiểm tra vật lí và lấy mẫu máu và nước tiểu để đo lượng androgen gọi là testosterone và dehydroepiandrosterone sulfate (DHEAS). Bác sĩ có thể thực hiện chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để kiểm tra nguyên nhân bệnh có phải do có vấn đề ở các cơ quan hay không trừ những khối u ở vú.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh rậm lông?

Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Có thể không cần phải điều trị đối với trường hợp nhẹ và không có các vấn đề về kinh nguyệt. Có thể áp dụng các cách để tẩy lông bao gồm cạo, nhổ, nhuộm trắng, sử dụng thuốc hoặc kem (thuốc làm rụng lông) và điện phân hoặc chiếu tia laser (triệt lông vĩnh viễn).
Đối với trường hợp bệnh rậm lông có liên quan đến các vấn đề về kinh nguyệt, bác sĩ có thể chỉ định một loại thuốc chứa hormone sinh dục nữ. Phương pháp điều trị khác có thể cần thiết để giúp bạn mang thai.
Sự phát triển của buồng trứng hoặc tuyến thượng thận có thể được loại trừ bằng phẫu thuật.;

Chế độ sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh rậm lông?
Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau:
  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;
  • Làm theo các hướng dẫn và liên hệ bác sĩ nếu việc điều trị của bạn không hiệu quả và lông mọc trở lại không như ý muốn;
  • Giảm cân nếu bạn thừa cân có thể giúp giảm chứng rậm lông;
  • Không sử dụng thuốc chứa hormone sinh dục nam trừ khi được bác sĩ chỉ định;
  • Bệnh rậm lông sẽ không khỏi hoàn toàn hoặc nhanh chóng mà có thể mất từ 3 đến 6 tháng để thuốc phát huy tác dụng.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Tim chúng ta gồm 4 ngăn. 2 ngăn trên gọi là tâm nhĩ trái và nhĩ phải. 2 ngăn dưới gọi là tâm thất trái và tâm thất phải. Giữa tâm thất và tâm nhĩ có các van tim. Van hai lá gồm có hai lá van nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái. Bình thường, khi tâm
  • 17-10-2018

    Tiền đái tháo đường là mức độ đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để chẩn đoán là bệnh đái tháo đường loại 2. Nguyên nhân của tiền đái tháo đường là do cơ thể không tạo ra đủ insulin sau khi ăn hoặc cơ thể không hấp thu được insulin.

  • 19-04-2022

    Bệnh cơ tim phì đại là sự dày lên một cách bất thường của thất trái. Phì đại thất trái là biểu hiện chủ yếu của bệnh cơ tim phì đại, tuy nhiên, cũng có một số trường hợp toàn bộ cơ tim, thất phải, hoặc mỏm tim bị phì đại. 

  • 17-10-2018

    Giun đũa là một loại ký sinh trùng sống trong ruột non. Nhiễm giun đũa là bệnh rất phổ biến đặt biệt ở trẻ em. Có đến 1/4 dân số trên thế giới bị nhiễm giun, nhất là ở các nước đang phát triển. Người bị nhiễm bệnh khi ăn phải trứng giun đũa có trong

  • 28-05-2018
    Chuột rút là hiện tượng co thắt cơ đột ngột, ngoài ý muốn, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho cử động khó khăn. Chuột rút có thể xảy ra ở bất cứ bắp thịt nào, nhưng thường gặp ở bắp thịt của cẳng chân, bắp thịt đùi và hông, bàn tay, bàn chân và cơ
  • 28-05-2018
    Bệnh U hạt (hay còn gọi là bệnh Sarcoidosis) là tình trạng sự tăng trưởng quá mức của các tế bào viêm ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, dẫn đến các bệnh viêm cơ quan – thường gặp nhất là ở phổi, hạch bạch huyết, mắt và da.