Polyp đại tràng

Polyp đại tràng là một tổn thương nhỏ lành tính có hình dạng giống như khối u, có cuống hoặc không có cuống, do niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành. Đa số polyp là lành tính nhưng một số có khả năng hoá thành ác tính (ung

Tìm hiểu chung

Polyp đại tràng là một tổn thương nhỏ lành tính có hình dạng giống như khối u, có cuống hoặc không có cuống, do niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành. Đa số polyp là lành tính nhưng một số có khả năng hoá thành ác tính (ung thư).
Có hai dạng polyp thường gặp nhất là polyp tăng sản và polyp tuyến. Polyp tăng sản thường có kích thước nhỏ, hay gặp ở đoạn cuối đại tràng và ít khi trở thành ác tính. Polyp tuyến chiếm khoảng 2/3 polyp đại tràng. Thường thì polyp càng lớn thì khả năng ung thư hoá càng cao, do đó các polyp lớn cần phải sinh thiết hoặc cắt bỏ hoàn toàn và gửi đi làm giải phẫu bệnh học.

Triệu chứng, biểu hiện

Triệu chứng, biểu hiện bệnh polyp đại tràng

Polyp đại tràng thường không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, nếu người bệnh gặp các triệu chứng dưới đây có thể có polyp đại tràng:

  • Đại tiện có máu: Có thể thấy máu tươi thành vệt loang ra trên khuôn phân hoặc phân lầy nhầy máu màu nâu đen hoặc nhờ nhờ máu cá.
  • Đại tiện phân lỏng: Đối với những polyp nằm ở đoạn trực tràng thấp gần hậu môn, nhất là khi polyp to hoặc bị loét gây ra những triệu chứng ruột bị kích thích như đi ngoài ngày nhiều lần, có khi xuất hiện đau quặn, mót rặn nên có thể chẩn đoán nhầm với hội chứng lỵ.
  • Đau bụng: Có trường hợp polyp quá lớn gây ra triệu chứng bán tắc ruột hoặc tắc hoàn toàn, khi đó biểu hiện rất điển hình là cơn đau do tắc ruột, kèm theo nôn và bí trung đại tiện.

Nguyên nhân

Nguyên nhân bệnh polyp đại tràng

Sự hình thành polyp đại tràng là kết quả sự tăng sinh bất thường của tế bào. Bình thường quá trình tăng sinh tế bào chịu sự kiểm soát của 2 nhóm gen: nhóm gen gây ung thư và nhóm gen ức chế khối u. Đột biến ở bất kỳ gen nào trong số này đều có thể khiến cho tế bào phân chia quá mức. Ở đại tràng và trực tràng, sự tăng sinh này sẽ tạo thành những khối polyp và về lâu dài một số polyp có thể trở thành ung thư.

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ bệnh polyp đại tràng

Bất cứ ai cũng có thể bị mắc polyp đại tràng, nhưng một số người có nguy cơ cao hơn so với những người khác.
Bạn nằm trong nhóm có nguy cơ mắc polyp đại tràng ở mức độ cao nếu:

  • Từ 50 tuổi trở lên.
  • Bạn đã từng có khối u trước đó.
  • Tiền sử gia đình mắc polyp.
  • Một thành viên nào đó trong gia đình bạn bị ung thư ruột già, hay ung thư đại tràng.
  • Bạn đã bị ung thư tử cung hoặc buồng trứng trước tuổi 50.

Hoặc chế độ ăn uống, sinh hoạt của bạn chưa khoa học như:

  • Ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng chất béo cao
  • Hút thuốc
  • Uống rượu
  • Lười vận động
  • Bị stress thường xuyên

Điều trị bệnh

Điều trị bệnh polyp đại tràng
  • Polyp đại tràng cần được cắt bỏ để ngăn ngừa ung thư.
  • Những khối u nhỏ có thể được cắt qua soi đại tràng hoặc soi đại tràng xích-ma. Những khối u lớn hoặc khó cần phẫu thuật mở ổ bụng. Trong một số trường hợp bị hội chứng polyp đại tràng có tính gia đình, có thể phải cắt bỏ toàn bộ đại tràng và trực tràng.

Phòng ngừa

Phòng ngừa bệnh polyp đại tràng

Để phòng bệnh, cần có chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Chú ý ăn đủ lượng calci, ăn nhiều rau hoa quả, hạn chế mỡ và rượu, bỏ thuốc lá, thường xuyên luyện tập thể dục và duy trì cân nặng bình thường. Những người có nguy cơ cao hoặc có tiền sử gia đình bị ung thư đại trực tràng nên làm xét nghiệm gen và đi khám sàng lọc định kỳ.
Sàng lọc tình trạng polyp đại tràng trong toàn bộ gia đình nhằm phát hiện sớm và toàn bộ những người trên 50 tuổi. Và những người có nguy cơ cao nên sàng lọc khi 40 tuổi.

(Nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Não và tuỷ sống của con người được bao bọc bởi những lớp màng bảo vệ gọi là màng não. Khi mắc bệnh tụ máu dưới màng cứng (hay còn gọi là xuất huyết dưới màng cứng), máu hoặc các sản phẩm của máu sẽ bị tích tụ giữa hai lớp màng nhện và màng cứng bên trong
  • 28-05-2018
    Cao huyết áp là bệnh lí ngày càng phổ biến và gây ra nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có bệnh lí võng mạc, gây ảnh hưởng đến thị lực nếu huyết áp không được kiểm soát tốt. Võng mạc là lớp mô nằm ở mặt sau của mặt. Lớp này biến đổi ánh sáng
  • 28-05-2018
    Rung nhĩ (hay rung tâm nhĩ) là một loại rối loạn nhịp tim. Bệnh xảy ra khi tim có hiện tượng một nhịp tim đập bất thường, hay còn gọi là loạn nhịp. Khi tim bị loạn nhịp, các cơ trông như đang rung thay vì co lại như thông thường.
  • 28-05-2018
    Hội chứng kháng thể kháng phospholipid thuộc nhóm bệnh tự miễn. Khi mắc bệnh lý này, các kháng thể của hệ thống miễn dịch nhận định nhầm phoshpolipid (một loại chất béo có trong các tế bào) là chất có hại và tấn công, khiến cho các tế bào bị tổn thương.
  • 28-05-2018
    Ở trẻ em, hệ răng sữa gồm 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới. Ở người trưởng thành hệ răng gồm 32 chiếc, 16 răng hàm trên và 16 răng hàm dưới. Răng thừa (răng dư) là răng mọc thêm, ngoài những răng bình thường và có thể được tìm thấy hầu như ở bất
  • 28-05-2018
    Bệnh hắc lào (hay còn gọi là lác) là bệnh do vi nấm gây ra, tùy theo vị trí bị bệnh trên cơ thể, người ta phân ra loại nấm bẹn, nấm thân, nấm mặt, nấm chân... Tác nhân gây bệnh thuộc nhóm Dermatophytes và thường gặp nhất là 2 loại: Trychophyton và Epiderm