Sa tử cung (sa dạ con)

Rung nhĩ (hay rung tâm nhĩ) là một loại rối loạn nhịp tim. Bệnh xảy ra khi tim có hiện tượng một nhịp tim đập bất thường, hay còn gọi là loạn nhịp. Khi tim bị loạn nhịp, các cơ trông như đang rung thay vì co lại như thông thường.

Sa tử cung (sa dạ con) là bệnh gì?

Bệnh Sa tử cung (sa dạ con)
Ảnh minh họa

Sa tử cung (hay còn gọi là sa dạ con) là tình trạng tử cung bị lồi vào trong lòng âm đạo.
Thông thường, tử cung được giữ ngay bên trên âm đạo bởi các cơ và dây chằng. Khi sa tử cung, các cơ và các dây chằng này bị kéo giãn và trở nên quá yếu không giữ nổi tử cung. Tử cung sụt xuống từ từ và di chuyển ra khỏi vị trí bình thường của nó, đi vào trong lòng âm đạo. Bàng quang (chứa nước tiểu), niệu đạo (dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể), và trực tràng (ống cơ kiểm soát đi tiêu) cũng có thể hạ xuống cùng với tử cung.
Các phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào độ hạ xuống của tử cung. Sa tạng không được điều trị có thể gây loét cổ tử cung và gia tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc chấn thương các cơ quan vùng chậu.

Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng cơ bản ở phụ nữ bị sa dạ con là cảm giác căng, đầy, nặng bụng vùng chậu, đau bụng dưới. Ngoài ra còn có đau lưng, đặc biệt càng đau khi nâng nhấc đồ vật nặng. Đau khi quan hệ tình dục. Người bệnh có thể cảm thấy một khối phồng ra trong âm đạo khi tự khám bằng tay hoặc trong trường hợp nặng hơn, nhìn thấy khối tử cung ở ngoài âm đạo. Do bàng quang, niệu đạo và trực tràng có thể hạ xuống cùng với tử cung, nên sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
  • Tiểu đau
  • Rỉ nước tiểu khi cười, hắt hơi, hoặc khi ho
  • Các vấn đề về đại tiện

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Sa tử cung không được điều trị có thể gây loét cổ tử cung và gia tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc chấn thương các cơ quan vùng chậu. Vì thế, bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu:
  • Xuất huyết âm đạo bất thường, tiểu khó hoặc gặp vấn đề khi đi tiểu;
  • Nhận thấy triệu chứng không cải thiện sau 3 tháng điều trị hoặc luyện tập.

Nguyên nhân

Nguyên nhân thường do mang thai và sinh con. Càng mang thai nhiều, càng dễ mắc bệnh. Thai nhi lớn, chuyển dạ kéo dài, và dùng lực khi sinh càng làm nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Các nguyên nhân khác bao gồm: tuổi già, thừa cân, cơ thể không cân đối, và mang vác vật nặng. Bệnh còn có thể xảy ra nếu có bệnh lý làm tăng áp lực ổ bụng như ho nhiều do hút thuốc và táo bón.

Yếu tố nguy cơ

Sa tử cung có thể xảy ra với phụ nữ ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường ảnh hưởng đến phụ nữ sau mãn kinh và đã từng có ít nhất một lần sinh ngả âm đạo.
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ sa dạ con, bao gồm:
  • Mang thai một hay nhiều lần và sinh ngả âm đạo.
  • Lớn tuổi.
  • Thường xuyên mang vác vật nặng.
  • Ho mãn tính.
  • Tiền căn phẫu thuật vùng chậu.
  • Thường xuyên phải rặn khi đi cầu.
  • Bệnh lý di truyền gây yếu mô liên kết.
  • Béo phì.

Điều trị

Điều trị phụ thuộc vào mức độ sa tử cung, độ tuổi, hoạt động tình dục, các bệnh lý vùng chậu và mong muốn mang thai.
Nếu các triệu chứng còn nhẹ, bác sĩ có thể điều trị bằng cách:
  • Thực hiện bài tập Kegel, giúp củng cố cơ và dây chằng để giữ tử cung và âm đạo ở nguyên chỗ.
  • Liệu pháp hormone: kem hormone cũng có giúp các cơ và các dây chằng khỏe hơn.
  • Dùng vòng nâng, là dùng một vòng tròn nhỏ đặt trong âm đạo giúp giữ tử cung ở nguyên chỗ.
  • Ngoài ra, sa tử cung nặng hơn sẽ cần phải phẫu thuật, đôi khi có thể phải cắt bỏ tử cung.

Chẩn đoán

Bác sĩ chẩn đoán dựa trên khám tổng quát, bao gồm khám vùng chậu và xét nghiệm Pap – phết tế bào cổ tử cung. Trong quá trình khám, bác sĩ có thể yêu cầu bạn cúi gập người xuống tương tự như khi đi cầu, để giúp bác sĩ đánh giá tử cung bị trượt vào âm đạo bao xa. Để kiểm tra sức cơ vùng chậu, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhíu cơ lại, giống như khi bạn cố gắng nhịn tiểu. Bạn sẽ được khám ở cả tư thế nằm và đứng.
Bạn có thể được điền một bộ câu hỏi giúp bác sĩ đánh giá mức độ sa dạ con ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Những thông tin này cũng giúp hướng dẫn lựa chọn phương pháp điều trị.
Các xét nghiệm khác bao gồm siêu âm vùng chậu, chụp cắt lớp (CT), và sinh thiết (để kiểm ra các khối u trong tử cung). Những phương pháp này thường không luôn cần thiết để chẩn đoán sa tử cung nhưng chúng sẽ hữu ích trong việc đánh giá mức độ nặng của bệnh.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy gọi bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Là bệnh lây do các xoắn khuẩn Borellia được truyền bởi chấy rận hay bọ tùy theo vùng, có các cơn sốt lặp đi lặp lại xen kẽ với các đợt thuyên giảm có vẻ như đã khỏi bệnh.
  • 17-10-2018

    Chửa trứng là tình trạng bệnh lý của rau thai. Bình thường, rau thai có nhiệm vụ nuôi dưỡng bào thai trong thời kỳ thai nghén. Trong trường hợp chửa trứng, rau thai phát triển bất thường thành những túi nhỏ giống như chùm nho chứa đầy nước lấn át sự

  • 28-05-2018
    Thuật ngữ đau thắt lưng chỉ những cơn đau ở phần phía dưới của cột sống. Lưng được cấu thành từ các đốt của xương sống, đĩa đệm giữa các đốt sống, tủy sống (chức các dây thần kinh), cơ và dây chằng. Cơ ở vùng lưng và bụng giúp nâng đỡ cột sống. Chấn
  • 28-05-2018
    • Dọa sảy thai là hiện tượng chảy máu âm đạo trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Trong dọa sảy thai, chảy máu và đau thường nhẹ và cổ tử cung đóng. Bác sĩ có thể xác định được cổ tử cung có mở hay không bằng cách khám âm đạo. Thường thì không có mẫu mô
  • 17-10-2018

    Ung thư khoang miệng là loại ung thư hay gặp của vùng đầu cổ, liên quan nhiều tới hút thuốc lá, uống rượu... Bệnh ung thư khoang miệng nếu được chẩn đoán ở giai đoạn sớm sẽ có tiên lượng tốt hơn so với bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn muộn thể hiện

  • 28-05-2018
    Bệnh van động mạch chủ bao gồm bệnh hẹp van động mạch chủ và bệnh hở van động mạch chủ:nỞ bệnh hẹp van động mạch chủ: van tim trở nên dày và hẹp hơn nên tim phải làm việc nhiều hơn để đẩy máu qua van, vì vậy lượng máu dẫn lưu khắp cơ thể bị ít đi. Bác