Võng mạc do cao huyết áp

Cao huyết áp là bệnh lí ngày càng phổ biến và gây ra nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có bệnh lí võng mạc, gây ảnh hưởng đến thị lực nếu huyết áp không được kiểm soát tốt. Võng mạc là lớp mô nằm ở mặt sau của mặt. Lớp này biến đổi ánh sáng

Tìm hiểu

Cao huyết áp là bệnh lí ngày càng phổ biến và gây ra nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có bệnh lí võng mạc, gây ảnh hưởng đến thị lực nếu huyết áp không được kiểm soát tốt.

Võng mạc là lớp mô nằm ở mặt sau của mặt. Lớp này biến đổi ánh sáng thành tín hiệu thần kinh và gửi đến não để phân tích. Khi huyết áp của bạn quá cao, các mạch máu võng mạc có thể bị dày lên và trở nên hẹp, sau đó làm hạn chế dòng máu đến võng mạc. Trong một số trường hợp, võng mạc sẽ bị sưng phù.

Theo thời gian, cao huyết áp có thể phá hủy các mạch máu ở võng mạc, hạn chế chức năng của võng mạc và làm tăng áp lực lên dây thần kinh thi giác, gây ra các vấn đề về thị lực. Tình trạng này được gọi là bệnh lí võng mạc do cao huyết áp.

Phân loại

Bệnh võng mạc do cao huyết áp được chia thành 4 giai đoạn theo mức độ nặng dần:

Bệnh lý võng mạc do cao huyết áp
Giai đoạn 1: Động mạch võng mạc hẹp nhẹ.

Giai đoạn 2: tương tự như mức một nhưng mức độ nặng hơn và hẹp hơn, hay còn được gọi là bắt chéo động tĩnh mạch.

Giai đoạn 3: có những dấu hiệu của mức 2 nhưng có thêm phù gai thị, phình mạch nhỏ, xuất tiết dạng bông (những tổn thương màu trắng mịn ở võng mạc), xuất huyết võng mạc.

Giai đoạn 4: có những dấu hiệu nặng của giai đoạn 3 đi kèm với phù gai thị và phù điểm vàng. Người bị bệnh lý võng mạc giai đoạn 4 có nguy cơ cao bị đột quỵ và có thể bị bệnh thận hoặc bệnh tim.

Ở những phân độ thấp hơn, bạn có thể không có bất kì triệu chứng nào. Tuy nhiên, ở giai đoạn 4, đĩa thị bắt đầu bnij phù và gây ra nhiều vấn đề về thị lực nghiêm trọng hơn. Bệnh võng mạc ở những phân độ cao chỉ ra tình trạng tăng huyết áp nguy hiểm.

Triệu chứng

Bạn có thể không có bất kì triệu chứng nào cho đến khi bệnh tiến triển rộng . Những dấu hiệu và triệu chứng có thể gặp bao gồm:

  • Giảm thị lực
  • Sưng phù mắt
  • Vỡ mạch máu
  • Nhìn đôi kèm theo đau đầu

Hãy gọi cấp cứu ngay lập tức nếu huyết áp của bạn ở ngưỡng cao và bạn đột ngột thay đổi thị lực.

Nguyên nhân

Cao huyết áp là nguyên nhân chính gây ra bệnh lí võng mạc do cao huyết áp. Cao huyết áp là một bệnh lí mạn tính do áp lực của máu lên thành mạch quá cao. Áp lực này tạo ra do lực co bóp của tim và sự đàn hồi mạch máu trong thời kỳ tâm thu cũng như tâm trương. Khi máu di chuyển trong cơ thể với áp lực cao, các mô của động mạch sẽ bắt đầu bị kéo dãn và cuối cùng sẽ bị tổn thương; theo thời gian gây ra nhiều vấn đề.

Bệnh võng mạc do cao huyết áp thường xảy ra khi huyết áp ở mức cao liên tục trong thời gian dài. Huyết áp của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi:

  • Ít hoạt động thể lực
  • Thừa cân
  • Ăn quá nhiều muối
  • Căng thẳng

Cao huyết áp cũng di truyền trong gia đình.

Cao huyết áp còn được gọi là kẻ giết người thầm lặng vì nó thường không gây ra bất kì triệu chứng nào.

Yếu tố nguy cơ

Những yếu tố đặt bạn vào nguy cơ cao bị bệnh lý võng mạc do cao huyết áp:

  • Cao huyết áp kéo dài
  • Bệnh tim
  • Xơ vữa động mạch
  • Tiểu đường
  • Hút thuốc lá
  • Cholesterol cao
  • Thừa cân
  • Chế độ ăn không lành mạnh
  • Uống nhiều rượu

Phụ nữ cũng có nhiều khả năng bị tổn thương mạch máu hơn nam giới.

Biến chứng

Những người bị bệnh lý võng mạc do cao huyết áp có nguy cơ cao bị các biến chứng liên quan tới võng mạc:

Thiếu máu cục bộ thần kinh thị giác khi cao huyết áp làm tắc nghẽn dòng máu bình thường tới mắt, gây tổn thương thần kinh thị giác- thần kinh mang tín hiệu hình ảnh mà bạn nhìn được tới não.

Tắc động mạch võng mạc xảy ra khi các động mạch cấp máu cho võng mạc bị tắc nghẽn do cục máu đông. Khi đó, võng mạc sẽ không có đủ máu và oxy, dẫn đến giảm thị lực.

Thiếu máu cục bộ các sợi thần kinh có thể dẫn đến xuất tiết dạng bông là những tổn thương màu trắng mịn ở võng mạc.

Tăng huyết áp ác tính là bệnh hiếm gặp, gây tăng huyết áp đột ngột, ảnh hưởng đến thị lực và gây giảm thị lực đột ngột; là một bệnh đe dọa tính mạng.

Người bị bệnh võng mạc do cao huyết áp cũng tăng nguy cơ bị đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Một nghiên cứu chỉ ra rằng người bị bệnh võng mạc do cao huyết áp có nhiều nguy cơ bị đột quỵ hơn so với những người không có tình trạng này. Điều này vẫn đúng cho dù những người cao huyết áp được kiểm soát bằng điều trị. Một nghiên cứ khác cũng chỉ ra người bị bệnh võng mạc do cao huyết áp cũng tăng nguy cơ bị cả 2 vấn đề là đột quỵ hoặc bệnh tim mạch.

Chẩn đoán

Soi đáy mắt

Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ soi đáy mắt để thăm khám võng mạc của bạn. Dụng cụ này chiếu ánh sáng đi qua đồng tử để thăm khám phí sau mắt, tìm những dấu hiệu của hẹp mạch máu hoặc sự rò rỉ dịch ra ngoài lòng mạch. Soi đáy mắt không gây đau đớn và thường chỉ mất dưới 10 phút.

Chụp mạch huỳnh quang

Trong một số trường hợp, chụp mạch huỳnh quang được sử dụng để kiểm tra lưu lượng máu võng mạc. Với thủ thuật này, bác sĩ sẽ nhỏ một loại thuốc nhỏ mắt đặc biệt để làm giãn đồng tử và sau đó chụp lại hình ảnh của mắt. Sau khi thu được những hình ảnh đầu tiên, bác sĩ sẽ tiêm cho bạn một loại thuốc được gọi là fluorescine theo đường tĩnh mạch. Sau đó, hình ảnh thuốc nhuộm di chuyển vào mạch máu của mắt sẽ được ghi lại.

Điều trị

Mục đích của điều trị bệnh võng mạc do cao huyết áp bao gồm việc kiểm soát và hạ huyết áp bằng việc sử dụng phối hợp các thuốc và thay đổi lối sống.

Thay đổi lối sống

Chế độ ăn nhiều hoa quả và rau củ có thể giúp làm giảm huyết áp. Tập thể dục thường xuyên, ăn giảm muối và hạn chế cafein, các đồ uống có cồn sẽ giúp bạn có một chỉ số huyết áp tốt. Nếu bạn đang hút thuốc lá thì cũng đã đến lúc cần bỏ thuốc. Nếu bạn thừa cân thì giảm cân cũng là một giải pháp hiệu quả để kiểm soát huyết áp.

Thuốc

Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn các thuốc huyết áp như lợi tiểu, chẹn beta hoặc thuốc ức chế men chuyển.

Bạn có thể kiểm soát bệnh lí này bằng cách kiểm soát tốt huyết áp. Tuy nhiên, nếu bệnh của bạn ở mức độ nặng, bạn có thể có các tổn thương mắt không thể đảo ngược và dẫn đến các vấn đề vĩnh viễn về thị lực.

Phòng bệnh

Để phòng bệnh lí võng mạc do cao huyết áp, bạn nên áp dụng các bước để phòng ngừa cao huyết áp:

  • Uống các thuốc điều trị cao huyết áp đều đặn
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Chế độ ăn cân bằng
  • Không hút thuốc lá
  • Đi khám bác sĩ định kì để đảm bảo trị số huyết áp của bạn trong giới hạn bình thường
    Bệnh lý võng mạc do cao huyết áp

Tiên lượng

Tiên lượng cho những giai đoạn càng cao của bệnh thì càng xấu. Giai đoạn 3 và 4 có tỉ lệ cao bịL

  • Đột quỵ
  • Nhồi máu cơ tim
  • Suy tim sung huyết
  • Tử vong

Những người cao huyết áp không kiểm soát và bị bệnh lí võng mạc do cao huyết áp giai đoạn 4, thường được gọi là cao huyết áp ác tính, thường có tiên lượng sống dè dặt.

Những thay đổi cấu trúc mạch máu ở võng mạc thường không thể đảo ngược. Mặc dù có điều trị nhưng những bệnh nhân được chẩn đoán bệnh võng mạc do cao huyết áp có nguy cơ cao hơn bị tắc động mạch và tĩnh mạch võng mạc, những vấn đề khác về võng mạc.

Nếu bạn bị cao huyết áp hoặc bệnh lí võng mạc do cao huyết áp, điều quan trọng là bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để có kế hoạch điều trị thích hợp, cũng với việc kiểm soát tốt huyết áp.

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Loạn thị là một sự bất thường trong độ cong của giác mạc (mái vòm tròn, trong suốt che mống mắt và đồng tử) hoặc trong hình dạng của thể thủy tinh. Thông thường, giác mạc và thủy tinh thể trơn láng và cong đều như nhau ở tất cả các hướng, giúp tập trung

  • 28-05-2018
    Tưa miệng hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi, nhất là trẻ nuôi nhân tạo. Nguyên nhân tưa miệng là do nấm Candida Albicans sống ký sinh trong miệng, khi gặp điều kiện thuận lợi thì trở thành tác nhân gây bệnh. Trẻ nhỏ dễ bị tưa miệng do bài tiết ít nước
  • 28-05-2018
    Bệnh van động mạch chủ bao gồm bệnh hẹp van động mạch chủ và bệnh hở van động mạch chủ:nỞ bệnh hẹp van động mạch chủ: van tim trở nên dày và hẹp hơn nên tim phải làm việc nhiều hơn để đẩy máu qua van, vì vậy lượng máu dẫn lưu khắp cơ thể bị ít đi. Bác
  • 17-10-2018

    Tiền sản giật được định nghĩa là tình trạng huyết áp cao và protein dư thừa trong nước tiểu sau tuần thai thứ 20 ở phụ nữ có huyết áp bình thường trước đó. Sự tăng huyết áp nhẹ cũng có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Nếu không điều trị, tiền sản giật

  • 28-05-2018
    Viêm màng ngoài tim là bệnh lý trong đó màng ngoài tim bị viêm và sưng. Màng ngoài tim là lớp bao sợi mỏng bao bọc quanh trái tim. Lớp sợi mỏng này như một tấm màng giữ tim cố định trong lồng ngực và bôi trơn cho tim. Viêm màng ngoài tim có thể cấp tính
  • 28-05-2018
    Viêm mê đạo tai là sự viêm nhiễm tai trong gây ra chóng mặt. Mê đạo là một cấu trúc nằm sâu bên trong, giúp cho cơ thể giữ được thăng bằng. Nếu mê đạo bị kích ứng, nó sẽ gửi dấu hiệu sai đến não. Viêm mê đạo tai có thể kèm theo mất thính lực, chứng chóng