Polyp dạ dày

Polyp dạ dày là khối tế bào hình thành trên lớp lót bên trong dạ dày. Polyp dạ dày thường không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào trừ khi bị viêm loét chảy máu hay phát hiện do ngẫu nhiên. Polyp dạ dày hay còn gọi là u lành dạ dày. Theo thời

Polyp dạ dày là gì?

Polyp dạ dày là khối tế bào hình thành trên lớp lót bên trong dạ dày.
Polyp dạ dày thường không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào trừ khi bị viêm loét chảy máu hay phát hiện do ngẫu nhiên.
Polyp dạ dày hay còn gọi là u lành dạ dày. Theo thời gian, u lành có thể chuyển sang ác tính vì vậy khi phát hiện bệnh, bệnh nhân cần đượclên kế hoạch để cắt bỏ các khối u này.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ polyp dạ dày

Các yếu tố làm tăng nguy cơ polyp dạ dày

Các yếu tố tăng cơ hội phát triển của khối u dạ dày là:
Cao tuổi: Nguy cơ khối u dạ dày tăng lên theo tuổi. Polyp dạ dày thường gặp hơn ở những người từ 50 tuổi trở lên.
Dạ dày nhiễm khuẩn: Vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) là nguyên nhân phổ biến của viêm dạ dày, góp phần tăng sản và polyp y tuyến. Các chuyên gia không chắc chắn làm thế nào người dân bị nhiễm vi khuẩn này, nhưng H. pylori có thể trong thực phẩm và nước.
Ung thư ruột di truyền: Polyp tuyến mang tính gia đình là một hội chứng di truyền làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng và các bệnh khác, chẳng hạn như khối u dạ dày.
Một số loại thuốc: Sử dụng lâu dài các thuốc trong điều trị một số bệnh như trào ngược thực quản.

Chẩn đoán bệnh polyp dạ dày

Chẩn đoán bệnh polyp dạ dày

Nội soi dạ dày
Trong thủ thuật nội soi, bác sĩ đưa một ống linh hoạt, sáng vào miệng và xuống cổ họng. Thiết bị này có một camera ở mũi cho phép bác sĩ xem bên trong dạ dày.
Sinh thiết
Trong suốt quá trình nội soi, công cụ đặc biệt thông qua ống soi cho phép bác sĩ cắt một mảnh nhỏ của các mô nghi ngờ để xét nghiệm. Các xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ xác định loại khối u dạ dày.

Điều trị polyp dạ dày

Điều trị polyp dạ dày

1. Điều trị có thể không cần thiết
Khối u nhỏ mà không phải là u tuyến có thể không cần điều trị. Các khối u thường không gây ra dấu hiệu và triệu chứng và chỉ số ít khi trở thành ung thư. Thay vào đó, bác sĩ có thể khuyên nên theo dõi định kỳ khối u dạ dày.
Có thể nội soi để xem liệu khối u dạ dày có phát triển không. Khối u mọc hoặc có dấu hiệu và triệu chứng có thể được cắt bỏ.
2. Cắt bỏ u tuyến và khối u dạ dày lớn
Điều trị để cắt bỏ khối u dạ dày có thể được đề nghị nếu khối u là u tuyến hoặc nếu chúng có đường kính lớn hơn 1cm. Hầu hết các khối u có thể được cắt bỏ trong nội soi.
3. Điều trị nhiễm H. pylori và ngăn ngừa khối u
Nếu có viêm dạ dày do vi khuẩn H. pylori, bác sĩ có thể khuyên nên điều trị bằng thuốc kháng sinh. Điều trị diệt vi khuẩn H. pylori có thể làm cho khối u tăng sản biến mất. Cũng có thể ngăn chặn khối u tái phát.
Các xét nghiệm có thể giúp bác sĩ xác định xem có vi khuẩn H. pylori không. Sau đó, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh trong vài tuần để diệt vi khuẩn H. pylori.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh do vi rút Ebola (trước đây gọi là sốt xuất huyết Ebola) là một bệnh nhiễm trùng nặng, tỉ lệ tử vong có thể lên đến 90%. Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp với mô, máu và dịch cơ thể của động vật hoặc người nhiễm bệnh, có thể bùng phát thành dịch.
  • 28-05-2018
    Đầy hơi, còn gọi là đầy bụng, là tình trạng khí tích tụ trong dạ dày và ruột, làm cho bạn cảm thấy đầy bụng và trong một số trường hợp bụng bạn có thể căng lên. Đầy hơi thường do nuốt không khí hoặc hơi đến từ sự phân hủy của thực phẩm trong quá trình
  • 28-05-2018
    Viêm phổi không điển hình là một tình trạng nhiễm trùng phổi gây ra bởi nhóm vi khuẩn gồm Legionella pneumophila, Mycoplasma pneumoniae và Chlamydophila pneumoniae. Viêm phổi không điển hình thường có triệu chứng nhẹ hơn hẳn bệnh viêm phổi điển hình,
  • 17-10-2018

    Hiểu biết về tăng động giảm chú ý (ADHD) Hầu hết trẻ em bình thường vẫn có những lúc có những hành vi bột phát, nằm ngoài sự kiểm soát. Ví dụ: chúng có thể đột nhiên chạy quanh thật nhanh, liên tục như một 'động cơ mô tô', gây nên những tiếng ồn

  • 17-10-2018

    Thần kinh quay ở tay điều khiển các cơ ở cánh tay, cẳng tay, cổ tay và ngón tay làm động tác gấp duỗi cánh tay và duỗi ngón tay. Nó còn chi phối cảm giác ở bàn tay và một số ngón. Bệnh thần kinh quay là tình trạng viêm (sưng) của dây thần kinh do bị

  • 28-05-2018
    Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm phế quản kéo dài trong thời gian ngắn (thường ít hơn vài tuần lễ), trong khi viêm phế quản mạn tính là tình trạng viêm phế quản kéo dài hoặc tái phát nhiều lần (và thường do sự kích thích thường xuyên của cây phế