Hội chứng ADHD

Hiểu biết về tăng động giảm chú ý (ADHD) Hầu hết trẻ em bình thường vẫn có những lúc có những hành vi bột phát, nằm ngoài sự kiểm soát. Ví dụ: chúng có thể đột nhiên chạy quanh thật nhanh, liên tục như một 'động cơ mô tô', gây nên những tiếng ồn

Tăng động giảm chú ý (Hội chứng ADHD) là gì?

ADHD là sự rối loạn chức năng hoạt động - hiếu động thái quá và giảm khả năng tập trung chú ý.
ADHD là một hội chứng của não, gây khó khăn cho trẻ và người lớn trong việc kiểm soát những hành vi cá nhân. Đây là một trong những hội chứng mạn tính phổ biến nhất thường mắc phải ở thời thơ ấu.
Trẻ mắc hội chứng ADHD thường cảm thấy cô đơn, không thể tạo lập và duy trì các mối quan hệ bạn bè hay tham gia vào các hoạt động tập thể như các hoạt động thể thao... Thành tích học tập ở trường cũng bị ảnh hưởng.

Hội chứng tăng động giảm chú ý
Hội chứng tăng động giảm chú ý. (Ảnh minh họa)

Triệu chứng, biểu hiện của hội chứng ADHD

  • Dễ bị sao nhãng, khó duy trì sự tập trung chú ý.
  • Vất vả để làm theo những sự chỉ dẫn.
  • Khó khăn với việc sắp xếp, tổ chức.
  • Trẻ tránh, hay không thích những phần việc yêu cầu sự nỗ lực và tập trung làm việc bằng trí óc.
  • Hay quên các hoạt động thường ngày.
  • Vận động liên tục.
  • Nói quá nhiều.
  • Không thể chờ đợi, không kiên nhẫn đợi đến lượt mình.
  • Vội vàng nói tuột ra câu trả lời trước khi câu hỏi được đọc hết.
  • Chen ngang vào cuộc hội thoại của người khác.

Lưu ý: Bình thường tất cả trẻ em thỉnh thoảng cũng có những biểu hiện trên, do phản ứng tự nhiên với những áp lực tâm lý ở trường hay ở nhà. Trẻ cũng có những lúc cảm thấy buồn chán, hay trải qua những giai đoạn khó khăn. 

Nếu những điều này chỉ xảy ra nhất thời, thì không có nghĩa là trẻ mắc ADHD. Thường giáo viên là người đầu tiên phát hiện ra những triệu chứng mất khả năng tập trung chú ý, hiếu động thái quá hoặc dễ bị kích thích ở trẻ, và thông báo với cha mẹ về sự bốc đồng này.

Để chắc chắn con bạn có bị rối loạn tăng động giảm chú ý hay không, hãy đưa trẻ đi khám hoặc hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Tâm thần học, Tâm lý trên hệ thống Khám từ xa Wellcare để được tư vấn và chẩn đoán tốt nhất.

Điều trị hội chứng ADHD

Thuốc

Liệu pháp chủ đạo nhằm điều chỉnh hành vi, cải thiện một phần khả năng chú ý tập trung. Các loại thuốc chủ yếu là Stratera, Rispedal (thường được dùng trong trường hợp trẻ đi kèm các hành vi chống đối).
Bên cạnh đó thì liệu pháp tâm lý được chỉ định bởi bác sĩ cũng mang tính bổ trợ nhằm giúp trẻ điều chỉnh hành vi.

Liệu pháp hành vi

  • Phục hồi hành vi tâm thần vận động.
  • Điều trị bổ trợ, biến chứng và bệnh đi kèm. Thay đổi môi trường và các yếu tố bất lợi đối với trẻ.
  • Trị liệu nhóm.
  • Tạo ra nhóm gồm 4 - 5 em để hoạt động dưới dạng trò chơi trị liệu.
  • Liệu pháp giáo dục tư vấn.
  • Giúp phụ huynh của trẻ nhận biết, có thái độ đúng đối với trẻ mắc bệnh.

Hỗ trợ tâm lý học đường

Trẻ phải được giáo dục phù hợp với khả năng. Về điều trị, trẻ mắc chứng tăng động cần phối hợp điều trị bằng thuốc và các liệu pháp tâm lý phù hợp được sự chỉ định, giám sát của bác sĩ phụ trách và do các kỹ thuật viên tâm lý được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực tâm lý trị liệu thực hiện.

Các biện pháp điều trị khác

  • Xoa bóp: Xoa bóp đặc biệt giúp thư giãn đối với những người bị chứng rối loạn không tập trung - hiếu động. Trẻ được điều trị bằng phương pháp này giúp trầm tĩnh hơn, ngủ ngon hơn, tránh được những cơn ác mộng khi ngủ, cải thiện được hành vi, biết lắng nghe, vâng lời cha mẹ hơn.
  • Phương pháp Tomatis: nguyên tắc của phương pháp này là dùng âm nhạc để điều trị, được khởi xướng bởi một bác sĩ người Pháp tên Alfred A. Tomatis. Theo ông, đây là một phương pháp cho kết quả rất tốt. Chính âm nhạc làm cải thiện khả năng nghe của trẻ, bằng cách kích thích não bộ giúp tập trung vào âm thanh mà không bị phân tán. Vì vậy, người ta thường cho trẻ nghe nhạc Mozart, hòa tấu, thậm chí nghe giọng nói của người mẹ.

Một số địa chỉ thăm khám cho trẻ

Hà Nội:

1 - Viện Nhi Trung ương

2 - Viện sức khỏe tâm thần quốc gia

3 - Bệnh viện tâm thần Hà Nội

TP HCM:

1 - Bệnh viện Tâm thần TP. HCM  (766 Võ Văn Kiệt, Quận 5)

2 - Khoa Khám Tâm lý – Tâm thần trẻ em  (165B Phan Đăng Lưu – Quận Phú Nhuận)

3 - Bệnh viện Nhi Đồng 1

4 - Bệnh viện Nhi Đồng 2

Miền Trung:

1 - Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng

2 - Bệnh viện tâm thần Khánh Hòa

Khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý, Tâm thần học:

Bạn có thể Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ Phan Thiệu Xuân Giang, khoa Tâm lý và các vấn đề phát triển, Bệnh viện Đa khoa quốc tế CMI để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị.

Chuyên khám và điều trị các bệnh lý tâm thần như: rối loạn tăng động kém chú ý (ADHD), Rối loạn phổ tự kỷ, Khuyết tật trí tuệ (chậm phát triển tâm thần), Các khó khăn về ngôn ngữ và giao tiếp, Các vấn đề về cảm xúc và hành vi như: lo âu, trầm cảm, thách thức chống đối và rối loạn cư xử...

phan-thieu-xuan-giang

Các bước gọi bác sĩ

  • Chọn bác sĩ, chọn giờ & thanh toán phí khám
  • Gửi trước mô tả triệu chứng, tải hình ảnh/ video clip triệu chứng, các kết quả xét nghiệm và đơn thuốc đã uống (nếu có) để bác sĩ xem trước; và Gọi bác sĩ đúng giờ hẹn
  • Xem Dặn dò, Chẩn đoán, Toa thuốc sau khi tư vấn xong.

Phòng ngừa hội chứng ADHD

Trong mọi trường hợp nên phòng tránh không cho trẻ bị chấn thương vào đầu hay bị nhiễm trùng thần kinh trung ương và không cho trẻ tiếp xúc với kim loại nặng (chì). Mặt khác, người mẹ khi mang thai cần chú ý không được hút thuốc, uống rượu hay dùng ma túy, chất gây nghiện... Nếu có thể, hạn chế tiếp xúc với những chất độc trong môi trường.
Loại bỏ thực phẩm có caffein và nhiều đường. Dinh dưỡng không phù hợp và thực phẩm nhạy cảm có thể làm tăng động. Những bữa ăn cân đối cùng với gia đình cũng tạo cơ hội giao tiếp cho trẻ.
Dạy trẻ những kỹ thuật thở sâu và thư giãn. Nhiều trẻ tăng động dễ bị mất khả năng điều khiển cảm xúc.
Dạy cho trẻ kiến thức xã hội. Giúp trẻ giải quyết các vấn đề với anh chị em ruột và bạn bè đồng lứa.
Cho trẻ tận hưởng khoảng thời gian vui chơi ngoài trời và tiếp xúc với thế giới tự nhiên. Khi phụ huynh cho con tận hưởng 'thời gian xanh', bản thân họ cũng được hít thở bầu không khí trong lành và thư giãn
Các bài tập thể dục có thể tăng cường sự tập trung và sự dẫn truyền thần kinh, cũng như giảm trầm cảm, lo âu và thúc đẩy sự phát triển não bộ. Putnam tin rằng những bài thể dục nhịp điệu có hiệu quả lên não cũng như thuốc Ritalin và những loại thuốc khác. Tập thể dục là sự lựa chọn điều trị lành mạnh cho bệnh, nó có thể mang nhiều tác động tích cực tới thể chất và sức khỏe tinh thần của trẻ.

Phụ huynh nên làm gì khi trẻ bị hội chứng ADHD?

Làm chủ cảm xúc

Khi phụ huynh đang trong tình trạng giận, sợ, tự vệ, những cảm xúc này sẽ được thể hiện trong giọng nói, tư thế, hành động và ngôn ngữ. Vì vậy, trước khi làm điều gì, phụ huynh nên lắng lại một giây và nói 'dừng lại, điều gì đang xảy ra?'. Sau đó, nhìn vào mắt bé, lưu ý đến tư thế, nét mặt, giọng nói và từ ngữ của bé. Sau đó, suy nghĩ điều gì đang xảy ra. Cuối cùng, phụ huynh sẽ biết được cảm xúc của bé và có thể phản ứng trong trạng thái bình tĩnh và tích cực.

Thay đổi cách nói

Hãy hạ thấp giọng và nói chậm hơn. Khi nói, nên nhìn thẳng vào mắt bé và dùng ít từ, truyền đạt ý ngắn và đúng trọng tâm. Bố mẹ nên khen thưởng con khi chúng có hành vi tốt. Những lời khen có một tác động rất tích cực đối với trẻ, góp phần tạo hiệu quả cho quá trình điều trị.

Thích nghi với thói quen lắng nghe

Lắng nghe là then chốt trong sự giao tiếp giữa cha mẹ và con cái, thể hiện sự tôn trọng và lịch sự. Chú ý tìm hiểu sự tích cực trong lời bé nói, cố gắng hiểu ý con nói, trả lời con một cách tích cực, nói lại cùng con những điều đã được nghe.

Cùng làm việc với con

Trong quá trình đó, phụ huynh có thể đặt câu hỏi để giúp bé có suy nghĩ theo chiều hướng tốt hơn. Cởi mở trong quá trình thảo luận cũng giúp cha mẹ gần gũi hơn với con cái. Đặc biệt, không ra lệnh, hãy đặt câu hỏi. Cần giữ sự vui tươi trong suốt quá trình trò chuyện với bé.

Theo Sức khỏe & Đời sống 

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Tai biến mạch não (TBMN) xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần não bị gián đoạn hậu quả là các tế bào não sẽ chết trong vòng vài phút. Tai biến mạch máu não là bệnh thường gặp ở người có tuổi. Bệnh thường để lại những di chứng nặng nề cho người
  • 28-05-2018
    Áp xe phổi là một tình trạng nung mủ, hoại tử nhu mô phổi sau một quá trình viêm cấp, mà nguyên nhân chủ yếu là vi khuẩn, ký sinh trùng... Áp xe phổi thường được chia thành 2 loại: Áp xe phổi tiên phát: Là sự nung mủ cấp tính ở vùng phổi chưa có tổn
  • 28-05-2018
    Viêm gân cơ quay khớp vai là viêm các gân tại chóp xoay vai. Vai có phạm vi di chuyển lớn hơn tất cả các khớp khác và cũng thường bị chấn thương hơn.
  • 28-05-2018
    Mòn răng cơ học và mòn răng hóa học là hai loại tổn thương, trong đó phần mô răng bao bọc phía ngoài, tức men răng, bị bào mòn. Đôi khi nó cũng tổn thương mô răng sâu hơn. Mòn răng cơ học gây ra bởi sự cọ xát răng. Chải răng quá mạnh là nguyên nhân phổ
  • 29-10-2018

    Sức khỏe tinh thần bao gồm sự khỏe mạnh về cảm xúc, tâm lý, khả năng nhận thức và giao tiếp xã hội. Cũng như sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần của bạn có thể bị tổn thương do các bệnh tâm lý – thần kinh. Đây là một bệnh ảnh hưởng đến não

  • 28-05-2018
    Khô mắt là một trong những chứng bệnh rất phổ biến của mắt, đặc biệt là ở những người tiếp xúc nhiều với máy tính, do yêu cầu công việc, bạn không thể rời xa chiếc máy tính. Triệu chứng khô mắt xuất hiện khi có sự suy giảm về chất lượng của lớp màng