Bệnh do vi rút Ebola (trước đây gọi là sốt xuất huyết Ebola) là một bệnh nhiễm trùng nặng, tỉ lệ tử vong có thể lên đến 90%. Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp với mô, máu và dịch cơ thể của động vật hoặc người nhiễm bệnh, có thể bùng phát thành dịch.

Ebola là gì ?

Ebola

Bệnh do vi rút Ebola (trước đây gọi là sốt xuất huyết Ebola) là một bệnh nhiễm trùng nặng, tỉ lệ tử vong có thể lên đến 90%. Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp với mô, máu và dịch cơ thể của động vật hoặc người nhiễm bệnh, có thể bùng phát thành dịch. Vi rút có thể lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp thông qua vết thương da hoặc niêm mạc với máu, chất tiết và dịch cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người bị nhiễm. Người cũng có thể mắc Ebola do tiếp xúc với các dụng cụ hoặc đồ vật của bệnh nhân bị nhiễm như quần áo, chăn, kim tiêm đã sử dụng.
Vi rút Ebola là một trong ba giống thuộc họ Filoviridae family (filovirus), cùng với Marburgvirus và Cuevavirus. Ebolavirus bao gồm 5 chủng khác nhau là:

  • Zaire ebolavirus (EBOV)
  • Sudan ebolavirus (SUDV)
  • Bundibugyo ebolavirus (BDBV)
  • Taï Forest ebolavirus (TAFV).
  • Reston ebolavirus (RESTV)
Trong đó BDBV, EBOV, và SUDV đã từng gây dịch lớn tại châu Phi, trong khi RESTV và TAFV chưa từng gây dịch.

Triệu chứng bệnh Ebola

Các triệu chứng lâm sàn


  • Thời gian ủ bệnh trung bình là 2-21 ngày
  • Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
    • Sốt cấp tính
    • Đau đầu, đau mỏi cơ
    • Nôn/buồn nôn
    • Tiêu chảy
    • Đau bụng
    • Viêm kết mạc
  • Phát ban: Ban đầu ban nhú đỏ sẫm mầu như đinh ghim tập trung ở nang lông, sau hình thành nên tổn thương ban dát sẩn có ranh giới rõ và cuối cùng hợp thành ban lan tỏa, thường trong tuần đầu của bệnh.
  • Triệu chứng xuất huyết
  • Đi ngoài phân đen
  • Chảy máu nơi tiêm truyền
  • Ho máu, chảy máu chân răng
  • Đái máu
  • Chảy máu âm đạo
  • Xét nghiệm bệnh Ebola
  • Công thức máu: thường có giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu
  • Hóa sinh máu: tăng AST, ALT. Creatinin máu và ure có thể tăng trong thời gian tiến triển của bệnh
  • Đông máu: rối loạn đông máu nội quản rải rác
  • Xét nghiệm nước tiểu: protein niệu
  • Xét nghiệm phát hiện căn nguyên: tìm kháng nguyên, kháng thể, PCR và nuôi cấy vi rút. Bệnh phẩm sử dụng để chẩn đoán là máu được bảo quản trong môi trường vận chuyển và tuân theo quy định an toàn vận chuyển vi rút lây truyền qua đường máu.

Đối tượng nguy cơ mắc bệnh Ebola


  1. Thợ săn, người sống trong rừng có tiếp xúc với động vật ốm hoặc chết (tinh tinh, vượn người, khỉ rừng, linh dương, nhím, dơi ăn quả…)
  2. Thành viên gia đình hoặc những người có tiếp xúc gần với người bị bệnh
  3. Nhân viên lễ tang, người có tiếp xúc trực tiếp với thi thể bệnh nhân
  4. Nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân

Chẩn đoán ca bệnh Ebola

1. Ca bệnh nghi ngờ:


  • Có yếu tố dịch tễ trong vòng 3 tuần trước khi khởi phát triệu chứng:
    • Tiếp xúc với máu hay dịch cơ thể của bệnh nhân được xác định hoặc nghi nhiễm Ebola
    • Sống hay đi tới vùng dịch Ebola đang lưu hành
    • Trực tiếp xử lý, tiếp xúc với dơi, chuột hoặc động vật linh trưởng từ các vùng dịch tễ
  • Có biểu hiện lâm sàng của bệnh

2. Ca bệnh xác định:


  • Là ca bệnh nghi ngờ và được khẳng định bằng xét nghiệm PCR dương tính.

3. Chẩn đoán phân biệt:

Bệnh do vi rút Ebola cần phải phân biệt với:

  • Sốt xuất huyết Dengue
  • Bệnh do Streptococcus suis
  • Nhiễm trùng huyết do não mô cầu
  • Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn
  • Leptospira
  • Sốt rét có biến chứng

Biên dịch - Hiệu đính: Nguồn: Y học cộng đồng

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Khi chúng ta ăn, thức ăn sẽ từ miệng xuống thực quản vào dạ dày, sau đó thức ăn sẽ đi qua môn vị của dạ dày để xuống ruột non. Do đó, có thể xem môn vị là một cửa khẩu ( thực chất là một lớp cơ vòng) nối liền dạ dày với đoạn đầu của ruột non. Khi lớp cơ

  • 28-05-2018
    Lao cột sống là một bệnh lao xương khớp nặng, chiếm tỉ lệ cao trong các bệnh lao xương khớp. ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Bộ Y tế
  • 28-05-2018
    Willi (Prader Willi Syndrome), gọi tắt PWS, là một rối loạn di truyền hiếm gặp trong đó có 7 gen trên nhiễm sắc thể 15 của người cha hoặc người mẹ bị xóa hoặc không hiển thị. Trẻ bị hội chứng PWS thường gặp các vấn đề về thể chất, tâm thần và hành vi.
  • 28-05-2018
    Rối loạn nhân cách ranh giới là một dạng rối loạn nhân cách nhưng lại không đủ các triệu chứng của một bệnh tâm thần. Đây là một chứng rối loạn cảm xúc gây ra trạng thái bất ổn cảm xúc, dẫn đến căng thẳng và các vấn đề khác. Người bệnh thường cảm thấy
  • 28-05-2018
    Thiếu máu bất sản là hiện tượng thiếu máu do rối loạn chức năng tủy xương. Tủy xương là mô mềm trong xương có nhiệm vụ sản sinh tế bào máu bao gồm: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Khi bị thiếu máu bất sản, tủy không thể tạo thêm tế bào máu, gây thiếu
  • 28-05-2018
    Hẹp động mạch cảnh là tình trạng động mạch cảnh bị hẹp hoặc tắc nghẽn. Động mạch cảnh là động mạch đóng vai trò chủ yếu trong việc đưa máu giàu oxy lên não. Do đó hẹp động cảnh rất nguy hiểm vì có thể khiến cho lưu lượng máu đến não giảm đi. Nếu lưu