Luồng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Luồng trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược thức ăn từ dạ dày lên thực quản ( thực quản: đoạn ống tiêu hóa nối từ khoang miệng đến dạ dày) ( Hình 1)

Luồng trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Luồng trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược thức ăn từ dạ dày lên thực quản ( thực quản: đoạn ống tiêu hóa nối từ khoang miệng đến dạ dày) ( Hình 1)
Luồng trào ngược dạ dày thực quản được chia làm 2 loại: luồng trào ngược dạ dày thực quản và bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
a) Luồng trào ngược dạ dày thực quản sinh lí là hiện tượng trào ngược nhưng không gây nên các biến chứng hoặc không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Thời gian trào ngược cho mỗi đợt ngắn < 3 phút.
b) Bệnh trào ngược dạ dày –thực quản: trào ngược gây nên các biến chứng hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Các bệnh nào có biểu hiện gần giống luồng trào ngược dạ dày-thực quản ?

Các bệnh gây tắc nghẽn lối thoát cua dạ dày như hẹp phì đại môn vị, hẹp môn vị do màng ngăn, tắc tá tràng trên bóng Vater( phần ống tiêu hóa nằm ngay dưới dạ dày) cũng có biểu hiện bằng nôn ra sữa nên có thể nhầm với luồng trào ngược dạ dày thực quản

Tại sao có luồng trào ngược dạ dày thực quản ?

Bình thường khi dạ dày co bóp phần thực quản nối với dạ dày được đóng kín bởi cơ thắt thực quản dưới ( Hình 1 ). Khi áp lực cơ thắt thực quản thấp hơn áp lực co bóp của dạ dày thực quản không được đóng kín vì vậy thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản.
Luồng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Hình 1: Bình thường khi dạ dày co bóp phần thực quản nối với dạ dày được đóng kín bởi cơ thắt thực quản dưới


Luồng trào ngược dày thực quản nguy hiểm như thế nào ?

Ngoài các biến chứng của đường hô hấp, luồng trào ngược dạ dày thực quản nếu không được điều trị có thể gây viêm loét và chảy máu thực quản , hẹp thực quản, tử vong đột ngột do ngừng tim vì thần kinh chi phối bị kích thích do dịch vị dạ dày trào lên thực quản

Cần làm những xét nghiệm gì để chẩn đoán luồng trào ngược dạ dày thực quản

  • Siêu âm ổ bụng là xét nghiệm cần thiết để loại trừ nguyên nhân hẹp phì đại môn vị
  • Chụp lưu thông dạ dày- ruột cần thiết để loại trừ các nguyên nhân do tắc lối thoát của dạ dày và phát hiện thoát vị dạ dày lên ngực
  • Đo Ph thực quản từng được coi là là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán tuy nhiên các nghiên cứu gần đây cho thấy cũng có nhiều hạn chế.
  • Soi thực quản : chỉ định khi nghi ngờ có các biến chứng như hẹp thực quản

Điều trị luồng trào ngược dạ dày-thực quản như thế nào?

Mục tiêu điều trị:
  • Loại bỏ triệu chứng
  • Làm lành thực quản bị viêm
  • Xử lí hoặc ngăn ngừa biến chứng
  • Duy trì/cải thiện chất lượng sống của cả gia đình.
Chế độ ăn
Cho ăn làm nhiều bữa,cho ăn thức ăn đặc sớm. Có thể dùng các loại sữa chuyên biệt cho trẻ bi trào ngược dạ dày thực quản
Tư thế
Cho nằm ngửa , thân và đầu cao tạo một góc với mặt gường từ 45-60 độ ( Hình 2)

Hình 2: Tư thế nằm ngửa , thân và đầu cao tạo một góc với mặt gường từ 45-60 độ


Thuốc
  • Tăng áp lực cơ thắt dưới TQ:
  • Primperan, Motilium
  • Bất thường ngoại khoa kết hợp: Thoát vị qua khe thực quản, teo TQ đã mổ có trào ngược
  • Các thuốc giảm tiết dịch vị: Nexium, Losec, Ranitidin…
  • Các thuốc bọc niêm mạc dạ dày, thực quản: Gastropulgite, Malox…

Khi nào cần phẫu thuật

Đa số các trường hợp có thể điều trị khỏi bằng thuốc. Chỉ định mổ khi:
  • Điều trị nội khoa thất bại: thời gian điều trị > 12 tuần nhưng nôn không giảm hoặc hết, cân nặng tăng chậm hoặc không tăng, viêm phổi tái phát
  • Luồng trào ngược kèm theo thoát vị qua khe thực quản
  • Có biến chứng: hẹp thực quản

Phẫu thuật được tiến hành như thế nào và có nguy hiểm gì không ?

Ngày nay phẫu thuật được tiến hành bằng phương pháp nội soi. Mục tích của phẫu thuật là tạo nên một van chống trào ngược bằng cách dùng một phần dạ dày quấn quanh đoạn thực quản ở bụng

Hình 3: Kĩ thuật tạo van chống trào


Tỉ lệ thành công cao trên 90%, biến chứng thấp. Các biến chứng có thể gặp là hẹp thực quản do van quá chặt hoặc vẫn tiếp tục trào ngược do van quá lỏng.
Thời gian nằm viện sau mổ khoảng 3 ngày.

Những biện pháp khác

Giai đoạn đầu tiên của bệnh có thể rất đau đớn, gây khó khăn khi ăn, uống, và ngủ. Trẻ em bị sốt và có nhiều mụn rộp lở loét trong miệng có thể cần được khuyến khích uống nước và các chất lỏng khác để tránh mất nước.
Người lớn và trẻ em ở giai đoạn đầu tiên của bệnh có thể rất đau đớn nên cần một toa thuốc súc miệng mạnh để giảm đau.

Điều trị bổ sung

Có thể điều trị thêm một số thuốc bổ sung nếu bạn muốn giảm bớt các triệu chứng bệnh.
Khi phát bệnh có thể dùng bổ sung Vitamin C, lysine bổ sung và chanh bạc hà dụ để trợ giúp cho cơ thể. Vitamin C có thể ở dạng thuốc viên, trong kem bôi cục bộ, hoặc dạng lỏng dùng cho mụn rộp. Lysine bổ sung ở dạng thuốc viên và chanh bạc hà có sẵn trong kem bôi ngoài da.
Kem bôi có tác dụng làm giảm thời gian phát bệnh.

Điều trị tại nhà

Hầu hết mụn rộp có thể tự lành nhưng bạn cũng có thể điều trị bênh tại nhà bằng cách:

  • Đặt một cái khăn ướt mát trên các vết loét 3 lần một ngày, 20 phút mỗi lần để giúp giảm sưng và tấy đỏ.
  • Dùng ibuprofen hoặc acetaminophe để giảm đau. Không dùng aspirin cho người nhỏ hơn 20 tuổi vì nó có liên quan đến hội chứng Reye, một vấn đề nghiêm trọng nhưng hiếm.
  • Sử dụng nước súc miệng có baking soda để làm dịu cơn đau miệng.
  • Tránh các loại thực phẩm có chứa axit (như trái cây họ cam quýt và cà chua).
  • Sử dụng thuốc mỡ không cần toa có thể làm giảm đau hoặc giúp chữa mụn rộp.
  • Một số sản phẩm như Abreva và Zilactin có thể tăng tốc độ chữa lành các vết loét mụn hoặc ngăn chặn chúng nếu áp dụng sớm.
  • Các sản phẩm khác như Orajel và Anbesol có thể làm tê liệt vùng đau trong miệng hay trên môi.
  • Trẻ em từ 2 tuổi trở lên có thể được điều trị bằng Zilactin-L lỏng, Orajel Baby, và Anbesol. Abreva là dành cho người 12 tuổi trở lên, nên gọi cho bác sĩ của bạn trước khi sử dụng nó cho bé trai. Và nếu con bạn là trẻ dưới 2 tuổi, gọi cho bác sĩ của bạn trước khi sử dụng bất kỳ các loại thuốc nào.
Những biện pháp giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh ở trẻ:

  • Khuyến khích rửa tay thường xuyên
  • Đừng để con chơi đồ chơi mà trẻ khác đã cho vào miệng
  • Thường xuyên rửa sạch đồ chơi với chất khử trùng
  • Nếu trẻ có mụn vỡ hay rỉ dịch, hãy giữ chúng ở nhà cho đến khi các mụn nước bắt đầu đóng vảy
  • Không để trẻ em hôn nhau trong khi chúng bị bệnh hay chảy nước dãi không kiểm soát.
  • Sử dụng găng tay dùng một lần hoặc một miếng gạc bông để bôi thuốc mỡ lên vết loét mụn của bé.
Tài liệu tham khảo
-Webmd

Biên dịch - Hiệu đính: Nguồn: Y học cộng đồng

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Viêm khớp ở trẻ em (JRA) hay còn được gọi là “viêm khớp vô căn” hoặc “bệnh Still”. Viêm khớp ở trẻ em khác so với viêm khớp dạng thấp ở người lớn. Nó là một căn bệnh mãn tính kéo dài nhiều tháng hay nhiều năm, nhưng khoảng 75% trẻ sẽ khỏi bệnh.
  • 17-10-2018

    Các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện sớm trong giai đoạn sơ sinh hoặc trẻ nhỏ chưa đến tuổi đến trường. Nhìn chung, bại não gây tổn thương vận động đi kèm với phản xạ quá mức, mềm rũ hoặc co cứng chi và thân, tư thế bất thường, vận động không tự chủ,

  • 28-05-2018
    Viêm não là tình trạng viêm của nhu mô não. Nó thường được gây ra do nhiễm siêu vi (virus).
  • 28-05-2018
    Gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Nguy cơ mắc bệnh này tăng theo độ tuổi và nam bị nhiều hơn nữ. Gai cột sống thường được hình thành do sự tổn thương bề mặt của khớp và cản trở cử động
  • 17-10-2018

    Trước kia người ta quan niệm mưng mủ ở thận và tổ chức quanh thận là do tụ cầu (staphylocoques) gây nên, nhưng ngày nay quan niệm này đã thay đổi rất nhiều vì khi làm xét nghiệm và nuôi cấy vi khuẩn gram (-) cũng gây nên mủ ở nhu mô thận và tổ chức quanh

  • 28-05-2018
    Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) là tình trạng đe dọa tính mạng do viêm các phế nang trong phổi. Bệnh dẫn đến sự tích tụ dịch trong các túi khí, ngăn chặn oxy vào máu và các phần còn lại của cơ thể. Điều này có thể gây ra suy hô hấp và dẫn đến tử vong.